Thúc đẩy hợp tác quân sự quốc phòng

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 86 - 91)

Để đảm bảo an ninh nước Mỹ và cho các đồng minh, các chính quyền Mỹ từ

trước tới nay đều coi trọng thúc đẩy hợp tác quân sự - quốc phòng với các nước

đồng minh, đối tác tại các khu vực. Đây cũng là một hoạt động quân sự quan trọng của Mỹ.

2.2.4.1. Tại châu Âu

Cùng với lợi ích quốc gia, lòng tin là một trong những nhân tố cốt lõi giúp Mỹ và châu Âu trở thành đối tác thân cận và lâu đời nhất của nhaụ Đây là “mối quan hệ trụ cột quan trọng nhất trong thế giới ngày nay” [122]. Mỹ và châu Âu nhận thức được rằng các mối quan hệ kinh tế và an ninh là yếu tố chiến lược gắn kết, ràng buộc họ với nhaụ Châu Âu tiếp tục là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, trong đó Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là trụ cột quan trọng.

Trong quan hệ với NATO, Mỹ vẫn coi quan hệ với NATO là hòn đá tảng của an ninh xuyên Đại Tây Dương và là đại diện cho sựđoàn kết chiến lược của các quốc gia dân chủở châu Âu và Bắc Mỹ. Cùng với việc mở rộng thành viên NATO, Mỹ còn chủ trương thúc đẩy quan hệ đối tác giữa NATO với các nước chưa có điều kiện tham gia NATO để hoà nhập các nước này vào một “cơ cấu an ninh châu Âu sau chiến tranh Lạnh”, thực chất là tạo ra cơ chế phối hợp hành

động giữa NATO với các nước đó (một số nước Trung Á đã cho NATO tổ chức diễn tập trên lãnh thổ của mình). Năm 1987, Israel, Ai Cập, Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc đã được cấp Qui chế Đồng minh ngoài NATO (MNNA); sau đó là Jordan (1996), Argentina (1998), New Zealand và Bahrain (2002), Philippines và Thái Lan (2003). Năm 2004, NATO đã kết nạp thêm 7 nước thuộc khu vực Đông Âu và SNG gồm Bulgaria, Rumania, Estonia, Latvia, Litva, Slovenia, Slovakia

đưa số thành viên từ 19 lên 26 nước. Năm 2009, NATO kết nạp thêm 2 thành viên mới là Croatia và Albaniạ Hiện Mỹ đang vận động khối quân sự này kết nạp 2 quốc gia thuộc không gian Xô-viết cũ là Gruzia và Ukrainẹ

Cùng với việc mở rộng NATO, Mỹ cũng tiến hành mở rộng phạm vi tác chiến và vai trò của NATO ra toàn cầu nhằm lôi kéo NATO vào giải quyết các vấn đề quốc tế, phục vụ cho lợi ích chiến lược toàn cầu của Mỹ” [12; tr.111]. Cuối năm 2004, NATO đã điều quân và chuyên gia quân sự tới Iraq để hỗ trợ cho các chiến dịch quân sự của Mỹ, huấn luyện cho quân đội Iraq, đồng thời tiếp nhận quyền chỉ huy Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) tại Afghanistan từ quân

đội Mỹ; hỗ trợ lực lượng gìn giữ hoà bình ở Dafur (Sudan), cứu trợ nhân đạo ở

Paskistan, tiến hành các hoạt động tác chiến chống khủng bố và hỗ trợ huấn luyện quân sự ở Địa Trung Hải và Trung Đông. NATO còn có quan hệ với 46 quốc gia theo chương trình “Đối tác vì hoà bình” được thiết lập từ năm 2006...

Trong hợp tác quốc phòng với Anh: Những điểm tương đồng lớn về lịch sử, văn hóa và lợi ích chiến lược, mối quan hệ giữa Mỹ và Anh là mối quan hệ đặc biệt. Dưới thời Tổng thống George W. Bush, chính quyền của Thủ tướng Tony Blair hết sức ủng hộ Mỹ trong việc sử dụng sức mạnh quân sựđể áp đặt chủ nghĩa bá quyền phương Tây trong các vấn đề quốc tế. Anh đã kề vai, sát cánh với Mỹ

trong cuộc chiến chống khủng bố, giúp Mỹ thực hiện chiến lược quân sự toàn cầu

ở Afghanistan và Iraq. Ngày 24/10/2002, Thủ tướng Anh Tony Blair tuyên bố tiếp tục ủng hộ Mỹ trong kế hoạch phòng thủ tên lửạ Tháng 3/2003, 45.000 quân Anh

đã phối hợp với Mỹ mở cuộc tấn công quân sự chống Iraq mang tên chiến dịch Tự

do bền vững. Anh cũng là đối tác liên minh chính của Mỹ ở Iraq, Afghanistan, tiếp tục duy trì quân tại đây để cùng Mỹ truy quét lực lượng nổi dậy và chống khủng bố.

Chính quyền Mỹ coi trọng quan hệ với Anh vì Mỹ cần sự ủng hộ của Anh trong thời kỳ hậu chiến ở Afghanistan, Iraq và chuyển hoá hai nước này thành nền dân chủ kiểu phương Tâỵ Mỹ cần Anh như một đối tác có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc và làm cầu nối trong quan hệ hai bờ Đại Tây Dương. Trong các chiến dịch quân sự, thông tin tình báo do Anh cung cấp cũng rất cần thiết đối với quân đội Mỹ. Quân đội hai nước cũng thống nhất các học thuyết quân sự, điều lệnh tác chiến, chuẩn vũ khí trang bị theo tiêu chuẩn NATO

để thuận lợi trong phối hợp tác chiến. Mỹ và Anh thường xuyên hợp tác sản xuất, mua bán vũ khí trang bị. Hàng năm, quân đội Mỹ tiến hành khoảng trên 30 cuộc diễn tập với NATO (chủ yếu là quân đội Anh) để nâng cao khả năng hiệp đồng tác chiến, sẵn sàng cho các chiến dịch quân sự chung trong tương lai [12; tr.115].

Trong hợp tác quốc phòng với Pháp: Sau khi Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy lên nắm quyền, Pháp đã có bước điều chỉnh quan trọng, ủng hộ Mỹ giải quyết các vấn đề quốc tế. Hai nước đã thống nhất giải quyết vấn đề Iran, Afghanistan, tái thiết Iraq. Pháp đã ủng hộ Mỹ trong nhiều vấn đề quan trọng như

cam kết tăng cường quân tại Afghanistan, ủng hộ Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Ba Lan và cộng hoà Séc. Mỹủng hộ Pháp đóng vai trò quan trọng hơn trong khối NATO và không phản đối chủ trương của Pháp trong việc xây dựng nền quốc phòng châu Âụ Pháp cũng tăng cường mua sắm trang bị vũ khí hiện đại của Mỹ để bổ sung cho quân độị Từ sau 2004, Pháp tham gia trở lại NATO, phối hợp chung với quân đội Mỹ để tiến hành các hoạt động quân sự, trong đó có diễn tập quân sự. Hai nước cũng tăng cường liên minh trong chương trình do thám của Mỹ.

Trong quan hệ với Đức, Mỹ và Đức đã hợp tác chặt chẽ trong cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động. Đức cũng đã tham gia chiến dịch Tự do bền vững do Mỹ tiến hành vào tháng 10/2001 để lật đổ chế độ Taliban tại Afghanistan. Lực lượng của Đức thường xuyên phối hợp với lực lượng của Mỹ và Anh trong các chiến dịch chống lại lực lượng khủng bố và nổi dậy tại Afghanistan. Đức là nước có nhiều căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Âụ Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh châu Âu của quân đội Mỹđóng tại Đức. Quân số binh sỹ

quân, chủ yếu là Lục quân và Không quân. Sau đó, Mỹ đã cắt giảm hơn 10.000 binh sỹ thuộc lực lượng Lục quân tại Đức. Mỹ cũng cho Đức duy trì một lực lượng lớn binh sỹ tại Mỹ, chủ yếu là các đơn vị huấn luyện và lực lượng thuộc khối NATO triển khai tại Mỹ [12; tr.117].

2.2.4.2. Tại châu Á – Thái Bình Dương

Chiến lược quân sự mới của Mỹ công bố đã thể hiện sự quan tâm của Mỹ đối với các vấn đề khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tần suất và mức độ tham gia của Mỹ vào các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương ngày càng tăng, xu hướng này ảnh hưởng mạnh mẽđến sự phát triển quân sự tại khu vực nàỵ Mỹ sẽ chuyển từ theo dõi điểm sang kiểm soát diện. Mỹ coi toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một bàn cờ lớn để tính toán. Đây là một xu hướng mới nhất trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Để chuyển trọng tâm sang châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á, Mỹ tiến hành xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với các nước theo phương châm lấy củng cố quan hệ đồng minh truyền thống ở châu Á - Thái Bình Dương làm nền tảng, phát triển quan hệ mới là then chốt. Mỹ thúc đẩy các liên minh quân sự và quan hệ quân sự theo hướng đẩy mạnh hiện diện quân sự, mở rộng phạm vi hoạt động phối hợp giữa Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ

(Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan, Australia). Mỹ tăng cường các cuộc diễn tập với các nước đồng minh trong khu vực, nhằm huấn luyện cho các nước

đồng minh về chiến thuật và sử dụng các loại vũ khí trang bị hiện đại của Mỹ, sẵn sàng đối phó với các tình huống diễn ra trong khu vực, sẵn sàng can thiệp vũ

trang vào các nước khác dưới sự chỉ huy của Mỹ. Mỹ dự kiến tăng ngân sách hỗ

trợ quân sự nước ngoài thêm 35% và ngân sách huấn luyện quân sự thêm 40% vào năm 2016 [3; tr.95].

Theo đánh giá của Mỹ, liên minh song phương của Mỹ với Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác đã được điều chỉnh nhằm duy trì sức mạnh và sự phù hợp trong đối phó với các mối đe doạ mới đối với an ninh quốc giạ Ngoài ra, Mỹđang thúc đẩy hình thành hình thức hợp tác đa phương trong khu vực và phối hợp với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia triển khai hệ thống Phòng thủ tên lửa chiến trường (TMD). Mỹ cũng dồn dập tiến hành tập trận quy mô với Hàn

Quốc, Nhật Bản, Thái Lan không chỉ nhằm hậu thuẫn cho các nước đồng minh, răn đe Triều Tiên, mà hơn thế là muốn phô trương sức mạnh quân sự với các nước trong khu vực, nêu bật sự có mặt quân sự của Mỹ tại châu Á. Chính quyền Mỹ xác định phải tăng cường hợp tác quân sự và tập trận chung với các nước

Đông Bắc Á và Đông Nam Á, phát triển một mạng lưới liên kết tình báo, giám sát và do thám ở Tây Thái Bình Dương để trấn an các đồng minh.

Tại Đông Bắc Á, Mỹ chủ trương đẩy mạnh đồng bộ liên minh Mỹ - Nhật, Mỹ - Hàn do tình hình căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên, do 3 nước đều có những

điều chỉnh chính sách theo hướng tăng cường sức mạnh quân sự và răn đe và do tình hình chính trị trong nước của hai nước Nhật Bản, Hàn Quốc có nhiều thay

đổị Các cuộc tập trận chung giữa Mỹ - Hàn Quốc là một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng bầu không khí căng thẳng trong khu vực khi Triều Tiên có những phản ứng quyết liệt.

Ngoài hợp tác song phương với Hàn Quốc và Nhật Bản, Mỹ còn chủ trì hoặc tham gia các cơ chế an ninh đa phương có sự tham gia của Hàn Quốc và Nhật Bản

để tăng cường quan hệ với hai nước này như Đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên; thiết lập Đối thoại Quốc phòng ba bên, thoả thuận chia sẻ

thông tin tình báo quốc phòng (tháng 12/2014); tổ chức tập trận chung. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng trực tiếp tham gia cuộc tập trận Hổ mang Vàng cùng với Mỹ, Thái Lan, Singapore, Indonesia nhằm chuẩn bị cho các chiến dịch đa phương lớn và cải thiện quan hệ quân sự giữa các nước.

Ngoài việc tăng cường quan hệ với các đồng minh truyền thống, Mỹ tìm mọi cách phát triển và nâng tầm quan hệ đối với các đối tác khác trong khu vực. Tại

Đông Nam Á, Mỹđã tăng cường đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước ASEAN nhằm tăng cường sự hiện diện của Quân đội Mỹở khu vực nàỵ Đến nay, đã có 5 nước Đông Nam Á cho quân đội Mỹ sử dụng sân bay, bến cảng, kho bố trí sẵn hậu cần và căn cứ huấn luyện ở phía trước. Bên cạnh các đồng minh ngoài NATO của Mỹ là Thái Lan và Philipinnes, một số nước như Malaysia, Indonesia, Singapore, Việt Nam cũng đã có một số hợp tác quân sự nhất định với Mỹ thông qua thiết lập cơ chế đối thoại quốc phòng song phương, tiếp nhận viện trợ quân sự

các hoạt động an ninh, quân sự tại Đông Nam Á, Mỹ tăng cường tham gia và kiểm soát các công việc quân sự của ASEAN, làm cho xu hướng hoạt động quân sự của ASEAN phát triển theo hướng có lợi cho Mỹ.

Trên đây là một số hoạt động quân sự trọng tâm của Mỹ từ 2001 đến nay, trong đó một số cuộc chiến tranh, chiến dịch quân sự tác động lớn đến tình hình an ninh thế giới cũng như cục diện khu vực. Những hoạt động quân sự của Mỹ

giai đoạn 2001 - 2015 cho thấy Mỹ rất linh hoạt trong sử dụng công cụ quân sự và chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ từ trước đến nay không có nhiều thay đổi về

mục đích, biện pháp triển khaị

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)