Lấy an ninh quốc gia làm nền tảng

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 93 - 94)

Học thuyết an ninh quốc gia là cơ sở để giới chính trị Mỹ hoạch định chính sách quân sự; chiến lược quân sự của Mỹ có vai trò “hỗ trợ tích cực cho chiến lược an ninh quốc gia và nhằm thực hiện chiến lược an ninh quốc gia” [143; tr.1].

Để bảo vệ tối đa lợi ích quốc gia, Mỹ lựa chọn hành động quân sự, thậm chí sẵn sàng đơn phương tiến hành hoạt động quân sự nhằm bảo đảm các lợi ích cơ bản, lâu dài của Mỹ, bao gồm bảo vệ an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, sự bền vững của các hệ thống và giá trị Mỹ; bảo đảm sự hưng thịnh của đất nước và nhân dân Mỹ. Đối với Mỹ, sức mạnh quân sự luôn là yếu tố cơ bản được tính đến trong chính sách quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế; yếu tố then chốt trong chiến tranh và có tính chất răn đe khi không có chiến tranh.

Giữa quân sự và an ninh quốc gia có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó an ninh quốc gia chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục của hoạt động quân sự; an ninh quốc gia quy định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu, hình thức tiến hành đấu tranh vũ trang của lực lượng quân sự. An ninh quốc gia không chỉ

là yếu tố chi phối toàn bộ quá trình tác chiến, mà còn dựa trên kết quả tiến hành các hoạt động quân sự để đề ra những nhiệm vụ, những mục tiêu mới trên cơ sở

thắng lợi hay thất bại của quân sự. Ngược lại, quân sự là một bộ phận, một phương tiện của an ninh quốc gia, là kết quả phản ánh những cố gắng cao nhất trong đảm bảo an ninh quốc giạ Quân sự tác động trở lại an ninh quốc gia theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực; hoặc tích cực ở khâu này nhưng lại tiêu cực ở

khâu khác. Quân sự có thể làm thay đổi đường lối, chính sách, nhiệm vụ cụ thể, thậm chí có thể còn thay đổi cả thành phần hệ thống an ninh quốc giạ Quân sự

tác động lên an ninh quốc gia thông qua việc làm thay đổi về chất tình hình xã hội, nó làm phức tạp hoá các mối quan hệ và làm tăng thêm những mâu thuẫn vốn có trong xã hội, nơi có hoạt động đấu tranh vũ trang đang diễn rạ Quân sự có thể đẩy nhanh sự chín muồi của các mục tiêu an ninh, hoặc làm mất đi tình thế mà an ninh quốc gia Mỹ phải xử trí. Quân sự thể hiện sức sống của toàn bộ hệ thống an ninh quốc gia Mỹ.

Nhận thức của Mỹ về những ưu tiên trong mục tiêu an ninh quốc gia thay

đổi theo thời gian và phù hợp với đường hướng chính sách đối ngoại của mỗi thế

hệ tổng thổng Mỹ. Dưới thời Tổng thống G.W. Bush, lực lượng vũ trang Mỹ giữ

vai trò then chốt trong việc đảm bảo an ninh, an toàn cho nước Mỹ, chế áp lực lượng khủng bố quốc tế, tạo cho Mỹ vị trí đứng chân vững chắc tại Trung Đông – Bắc Phị Còn đối với chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Obama, quân sự tiếp tục thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ của an ninh quốc gia trong việc giữ

vững, thúc đẩy vị thế chủ đạo của Mỹ tại các khu vực, là chất xúc tác cho hoạt

động ngoại giao, kinh tế và là công cụ dự trữ chiến lược, sẵn sàng được sử dụng khi thời cơđến.

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)