2.2.1.1. Cuộc chiến ở Afghanistan
Với lý do tiêu diệt lực lượng quân sự và chếđộ của Taliban do chếđộ này đã bảo trợ cho mạng lưới Al Qaeda để tiến công bất ngờ vào Mỹ ngày 11/9/2001 và gây ra cái chết cho hàng ngàn sinh mạng ngay trên đất Mỹ, Mỹđã tiến hành chiến tranh tại Afghanistan vào tháng 10/2001. Trong chiến dịch “Tự do bền vững”, Mỹ đã huy động 110.000 quân, động viên 55.000 quân dự bị, sử dụng 4 tàu sân bay; “tất cả vũ khí huỷ diệt, chính xác cao, vũ khí mới được đưa vào sử dụng”. Mỹ và
đồng minh (chủ yếu là Anh) đã tận dụng và phát huy tối đa ưu thế của vũ khí công nghệ cao, tiến hành tiến công đồng thời trên nhiều mặt để “đánh vào tinh thần, tư tưởng của binh lính Taliban, Al Qaeda và nhân dân Afghanistan”... nhằm gây mâu thuẫn chia rẽ nội bộ, phá vỡ hệ thống tổ chức chỉ huy kiểm soát và trinh sát của lực lượng quân sự Taliban. Nhờ có Liên minh phương Bắc và các lực lượng đối lập phát triển mạnh, cộng thêm các yếu tố chủ quan bất lợi, chỉ trong vòng hơn ba tháng, Taliban và tổ chức Al Qaeda nhanh chóng bị suy yếu và bị đánh bại [85; tr.6].
Thông qua cuộc chiến, Mỹ đã lật đổ được chế độ Taliban một cách nhanh chóng và dễ dàng, phá vỡ hệ thống tổ chức Al Qaeda trên đất Afghanistan. Đồng thời, hoạt động quân sự của Mỹ đã gây ra sức ép, áp lực đối với các nước khác, nhất là các nước trong khu vực và các nước có dính líu tới lực lượng khủng bố. Mỹđạt được những kết quả trên là vì đã phối hợp linh hoạt các mặt trận chính trị, ngoại giao và kinh tế để cô lập hoàn toàn Afghanistan, đồng thời yêu cầu nhiều nước trên thế giới ủng hộ Mỹ. Với chiêu bài chống khủng bố, Mỹ đã tận dụng
được dư luận trong và ngoài nước ủng hộ cuộc tiến công của Mỹ, thiết lập được liên minh chống khủng bố khá rộng lớn, gồm 29 quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Đặc biệt, Mỹđã lôi kéo cả khối NATO và một số quốc gia Hồi giáo, láng giềng với Afghanistan cùng tham gia như Pakistan, Arab Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Bahrain, Kuwait, Oman, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất… Tuy nhiên, kết quả trên vẫn chưa đạt được mong muốn của Mỹ, đó là phải bắt sống hoặc giết chết thủ lĩnh Al Qaeda và trùm khủng bố Bin Laden.
Mặc dù đã thành lập được Chính quyền thân Mỹ tại Afghanistan nhưng Mỹ
và lực lượng đa quốc gia tiếp tục phải đối đầu với sự chống trả của tàn quân Taliban. Đây là điều kiện để Mỹ tiếp tục can dự tại quốc gia Nam Á nàỵ Để củng cố thành quả tại Afghanistan, tháng 3/2009, Tổng thống Obama đã thông qua chiến lược tổng thể đối với khu vực Afghanistan và Pakistan, trong đó Mỹ khẳng
định tiếp tục tăng cường hỗ trợ cả về quân sự lẫn tài chính cho Afghanistan. Tháng 6/2009, Lầu Năm Góc đã đưa thêm 21.000 quân đến Afghanistan. Ngày 19/12/2009, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật ngân sách quốc phòng trị giá 636,3 tỷ USD cho năm tài chính 2010, trong đó, ngân sách chiến tranh là 130 tỷ
USD bao gồm 65 tỷ USD dành cho cuộc chiến tại Afghanistan và 61 tỷ USD cho cuộc chiến tại Iraq [173] . Đây là lần đầu tiên chi phí chiến tranh tại Afghanistan vượt qua Iraq, điều này thể hiện sự chuyển trọng tâm chiến tranh từ Iraq sang Afghanistan của chính quyền Obamạ
Từ đầu năm 2013, binh sĩ Mỹ chỉ làm nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện và cố
vấn cho quân đội Afghanistan; mọi nhiệm vụ từ bảo vệ các cơ quan chính quyền, giữ gìn trật tự và trị an cho người dân, đến quản lý các nhà tù, trại giam… đều do các lực lượng an ninh Afghanistan đảm nhiệm. Ngày 30/9/2014, Mỹ và Afghanistan đã ký Hiệp ước an ninh song phương cho phép khoảng 10.000 binh sĩ Mỹ ở lại Afghanistan sau lộ trình rút quân vào ngày 31/12/2014 nhằm đào tạo và cố vấn cho các lực lượng an ninh nước sở tại [177]. Như vậy, Mỹ vẫn tìm mọi cách duy trì sự có mặt quân sự tại Afghanistan để phục vụ mục tiêu lâu dài của Mỹ tại khu vực.
2.2.1.2. Cuộc chiến ở Iraq
quốc gia “cứng đầu” luôn theo đuổi các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt và hậu thuẫn cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế, vì thế “Iraq là mối đe dọa đối với Mỹ” và các nước đồng minh của Mỹ. Ngày 12/9/2002, Tổng thống G. W. Bush đã gây sức ép Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc phải ra một nghị quyết mới yêu cầu Iraq tuân thủ hoàn toàn việc thanh sát vũ khí. Sau đó, Nhà Trắng đã công bố tài liệu mang tên “Một thập kỷ dối trá và bất chấp” có nội dung thống kê những hành
động của Iraq vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Mỹ giành được sự ủng hộ Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Ai Cập, Jordan, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ... trong việc tạo các điều kiện thuận lợi để Mỹ triển khai lực lượng quân sự và phương tiện chiến tranh phục vụ cuộc chiến.
Từ ngày 20/3 đến ngày 09/4/2003, lực lượng không quân Mỹ - Anh đã thực hiện 34.000 phi vụ ném bom, 13.000 phi vụ tấn công, 6.850 chuyến bay tiếp dầu, 6.500 chuyến bay vận tải, bắn khoảng 750 tên lửa hành trình, 1.600 các loại đạn có điều khiển chính xác và 7.500 đạn không điều khiển. Mỹđã rải hơn 80 triệu truyền đơn, thả hơn 2.000 đài bán dẫn chỉ nghe được tin của Liên quân Mỹ – Anh, phát sóng truyền hình, truyền thanh nhằm kích động dân chúng Iraq lật đổ Tổng thống Sađam, kêu gọi chỉ huy, binh lính Iraq đầu hàng... [85; tr.17]. Kết quả của cuộc chiến tranh hạn chế, chiến tranh tâm lý kết hợp với sự yếu kém, mất đoàn kết
ở Iraq đã khiến cho chính quyền Sađam Hussein sụp đổ nhanh chóng. Iraq rơi vào tay của Mỹ và đồng minh. Chiến dịch “Tự do cho Iraq” kết thúc trong 21 ngàỵ
Trong và sau cuộc chiến tại Iraq, Mỹđã triển khai và duy trì được một lực lượng quân sự lớn ở vùng Trung Á và Kavkaz nhằm bảo vệ được con đường vận chuyển dầu mỏ và khí đốt sang các thị trường phương Tây cũng như việc thiết lập
đường ống dẫn dầu từ biển Caspia đến Địa Trung Hảị Thành công trong cuộc chiến tại Iraq giúp Mỹ nắm được nguồn dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, khống chế
toàn bộ vùng Trung và Tây Á là kho dầu lửa lớn nhất thế giới, từ đó giúp Mỹ
không bị lệ thuộc vào dầu mỏ của Nga, Trung Quốc và châu Âụ Việc dựng lên một chính quyền thân Mỹở Iraq đã giúp Mỹ hạn chế được ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc, châu Âu đối với khu vực nàỵ Thắng lợi của cuộc chiến tranh Iraq tạo được sức mạnh răn đe đối với các quốc gia không tuân theo quỹđạo của Mỹ
Mỹđối với thế giớị Cuộc chiến tranh là cơ hội để chính quyền G.W. Bush tăng thêm ngân sách quốc phòng, tạo điều kiện cho các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Mỹ bán vũ khí cho các nước trong khu vực.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Mỹ đã xây dựng quan hệ đối tác lâu dài với Iraq, bao gồm cả các vấn đề về an ninh. Mặc dù Mỹ tuyên bố sẽ tôn trọng chủ
quyền của Iraq, không duy trì bất kỳ căn cứ hay binh lính nào ở nước này sau năm 2011 nhưng trên thực tế sau ngày 31/12/2011, vẫn có 15.000 nhân viên làm việc tại Đại sứ quán Mỹở Baghdad. Ngoài ra, Mỹ vẫn sẽ duy trì khoảng 50.000 binh lính chuyên làm nhiệm vụ cố vấn, huấn luyện và cung cấp tin tức tình báo cho các lực lượng của Iraq [172]. Mỹ cũng bắt đầu tăng cường hiện diện quân sự tại Iraq thông qua các chiến dịch không kích các mục tiêu của lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng theo yêu cầu của chính quyền Iraq.
Dường như cuộc chiến tại Iraq đã chứng tỏ Mỹđạt tới đỉnh cao của sức mạnh và quyền lực, nhưng Mỹ cũng bắt đầu bộc lộ rõ những điểm yếu không dễ gì bù
đắp. Mỹ vốn mạnh nhưng không thể dùng uy lực của mình để thao túng các nước
đồng minh, thao túng Liên Hợp quốc nhằm “hợp thức hoá” cho cuộc tấn công phi nghĩa của mình. Mỹ ngang nhiên vi phạm Hiến chương Liên Hợp quốc, vi phạm luật pháp quốc tế khi tấn công quân sự vào một nước có chủ quyền.
2.2.1.3. Hoạt động quân sự tại Libya
Mỹ đã từng liệt Libya vào danh sách các nước khủng bố và tiến hành tấn công đường không chớp nhoáng để tiêu diệt ông Gađafi vào năm 1986 nhưng thất bạị Trước năm 2011, chính quyền Libya có nhiều động thái cải thiện quan hệ
với Mỹ và phương Tây tuy nhiên ông Gađafi vẫn chủ trương thành lập một liên minh thống nhất giữa thế giới A-rập và châu Phi, kiên quyết không tham gia vào Bộ Tư lệnh Châu Phi của Mỹ. Lybia lại là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 9 thế
giới nên Mỹđã quyết định “loại bỏ” chính quyền của ông Gađafi nhằm đạt được mục tiêu chiến lược tại đây [24; tr.68]. Ngoài ra, thông qua cuộc chiến ở Libya, các nước phương Tây có cơ hội để thử nghiệm các loại vũ khí, trang thiết bị hiện
đại, phô trương sức mạnh quân sự, răn đe các nước trong khu vực và trên thế giới nhất là trong bối cảnh Mỹ - NATO đang sắp xếp lại bàn cờ chiến lược ở khu vực
Để ngăn chặn việc ông Gađafi tìm diệt phe nổi dậy như ông này tuyên bố
trên truyền hình, tối 19/3/2014 - rạng sáng ngày 20/3/2011, liên quân Mỹ, Pháp Anh đã mở chiến dịch mang tên “Bình minh Odyssey” tấn công hỏa lực bằng tên lửa Tomahawk từ các tàu của Anh, Mỹ và không quân vào các trận địa xe tăng, xe bọc thép, trận địa phòng không, các kho nhiên liệu, đạn dược của Quân đội Libya
ở gần thành phố Tripoli, Misratah, Sirte và Benghazị Đến ngày 23/3/2011, vùng cấm bay được thiết lập theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc đã được mở rộng bao gồm toàn bộ bờ biển của Libya kể cả Tripoli và các hoạt động tiến công nhằm vào các lực lượng mặt đất của Libya bị nghi ngờ có đe doạ đến dân thường. Ngay trong tuần đầu tiên của chiến dịch, quân đội NATO đã làm chủ bầu trời và gây thiệt hại nặng cho quân đội Libya [24; tr.66].
Quân đội các nước NATO đã tiến hành những cuộc tiến công kéo dài 6 tháng nhằm tiêu hao các lực lượng quân đội và an ninh của chế độ Gađafi trong
đó có việc thực hiện nhiều chiến dịch tìm và diệt ông Gađafị Trước sự tấn công của NATO, kết hợp với các cuộc tiến công trên bộ và đổ bộ đường biển của các
đơn vị quân nổi dậy, các lực lượng quân đội, an ninh của chính quyền Gađafi đã bị thiệt hại nặng; thủ đô Tripoli thất thủ. Lực lượng nổi dậy và Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) thực hiện những biện pháp chính trị và quân sự để lập lại sự ổn định ở Tripolị Tháng 6/2011, Washington chính thức công nhận NTC là “tiếng nói của người dân Libya” và Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết phê chuẩn NTC là đại diện hợp pháp giữ ghế thành viên của Libya tại Liên hợp quốc vào tháng 9/2011.
Trong cuộc chiến Libya, có 13 nước tham gia với mức độ khác nhau nhưng trực tiếp tiến hành các đợt oanh kích chỉ có Quân đội Mỹ, Pháp và Anh. Pháp và Anh đi đầu vận động để Liên hợp quốc thông qua nghị quyết cho phép can thiệp vào Libya, nhưng Mỹ mới là nước góp nhiều sức mạnh nhất cho chiến dịch.
2.2.1.4. Can thiệp quân sự tại Syria
Tháng 6/2013, chính quyền Mỹ đã tuyên bố lực lượng quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học để chống lại các lực lượng nổi dậỵ Tổng thống Mỹ đã chuẩn bị kế hoạch không kích Syria nhưng không đạt được sựđồng ý của Nghị viện Mỹ nên chính quyền Obama đã lùi bước,
chấp nhận một thỏa thuận tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Mỹđã quyết định hỗ trợ quân sự trực tiếp cho các lực lượng chống chính quyền Syria khi lực lượng nổi dậy ở Syria đang thất thế trước các lực lượng ủng hộ Tổng thống al-Assad trên chiến trường nhằm tăng cường khả năng tác chiến cho lực lượng nàỵ
Trong khi vẫn là tâm điểm của cuộc chiến mang đậm màu sắc tôn giáo và sắc tộc, Syria đang là tiền tuyến số một trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố
và cực đoan của Mỹ [100]. Với lý do chiến đấu chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria, Mỹ cùng đồng minh đã bắt đầu không kích các mục tiêu IS ở Syria từ ngày 22/9/2014, đẩy Trung Đông đến những căng thẳng an ninh mớị Kế hoạch của Mỹ là tiến hành không kích trên không với sự hỗ trợ của 5 quốc gia Arập gồm: Jordan, Saudi Arabia, Bahrain, Qatar và Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất (UAE). Hiện nhiều nước đồng minh NATO và Nga cũng đã tiến hành không kích các mục tiêu IS tại Syria từ cuối tháng 9/2015. Dư luận đánh giá cao hiệu quả không kích cũng như trách nhiệm của Nga đối với an ninh khu vực trong khi cho rằng Mỹ, nước đứng đầu liên quân thực hiện chiến dịch ném bom vào IS suốt hơn một năm qua nhưng vẫn không thể ngăn chặn được làn sóng bạo lực và cuộc khủng hoảng di cư do phiến quân gây rạ
Ngoài các hoạt động quân sự có tác động lớn đến an ninh quốc tế và khu vực tiêu biểu trên đây, quân đội Mỹđã sử dụngmáy bay không người lái để tấn công tiêu diệt các đồn bốt khả nghi của Taliban ở Pakistan, tấn công Al-Qaeda tại Yemen, tấn công các phiến quân dính líu đến al Shabaab tại Somalia, tiến hành các chiến dịch không kích các mục tiêu IS bằng lực lượng hải quân và không quân. Mỹ cũng sử dụng lực lượng đặc nhiệm để tiêu diệt Obama - thủ lĩnh Al- Qaeda tại Pakistan, tiêu diệt thủ lĩnh của nhóm al Shabaab là Ahmed Godane tại Somaliạ.. Ngoài hoạt động công khai, các lực lượng tình báo gồm CIA, tình báo quân sự của Mỹ cũng tích cực thu thập tin tức tình báo, hỗ trợ chiến dịch tìm diệt, bí mật cung cấp vũ khí, huấn luyện quân sự, xây dựng lực lượng đối lập tại nhiều quốc gia để phục vụ cho ý đồ lâu dài của Mỹ.