Sự phát triển của lực lượng khủng bố quốc tế

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 116 - 119)

Tình hình bất ổn ở Trung Đông do hậu quả của chiến lược Đại Trung Đông của Mỹ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố. Diện mạo của chủ nghĩa khủng bố thực sựđã thay đổi với tính chất và mức độ

nguy hiểm cao hơn. Các lực lượng khủng bố cạnh tranh Al-Qeada và IS với nhau khiến cho hậu quả hậu quả khủng bố ngày càng nghiêm trọng.

3.2.3.1. Lực lượng khủng bố Al- Qaeda

Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, tổ chức Al-Qeada bị Mỹ và nhiều nước trên thế giới truy lùng. Nhiều thủ lĩnh của tổ chức khủng bố này lần lượt đã bị bắt giữ hoặc tiêu diệt. Thông qua nhiều chiến dịch quân sự công khai và bí mật, Mỹ và nhiều nước trên thế giới truy lùng gắt gao đối với các thủ lĩnh của tổ chức khủng bố Al-Qeada, buộc chúng phải lẩn trốn ở nhiều nơi bí mật trên thế giớị Nhưng những kẻ cầm đầu này “không những không từ bỏ mưu đồ khủng bố của chúng mà trái lại chúng còn tiếp tục xây dựng tổ chức, xây dựng cơ sở để thực hiện những kế hoạch khủng bố” [32; tr. 7].

Sau khi Bin Laden bị đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt, Al- Qaeda đã có nhiều thay

đổi trong tổ chức, hoạt động và ngày càng trở nên nguy hiểm hơn với sự chia nhánh tại các quốc gia khác nhaụ Chính tình hình bất ổn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi đã tạo môi trường tốt cho Al-Qaeda phát triển, khôi phục chỗđứng và hoạt động của mình và tận dụng cơ hội chống lại chính phủ các nước đi theo phương Tâỵ Bên cạnh đó, sau khi Mỹ lật đổ chế độ Sađam Hussein, Al-Qaeda

đã xuất hiện ở Iraq và tuyển mộ chiến binh.

Al-Qaeda hiện đã thay đổi phương thức và chiến thuật tấn công. Chúng không cần một chỉ huy tập trung, thống nhất nữa mà giao nhiệm vụ cho các nhóm, các tổ chức khủng bốđi khắp thế giới với mục tiêu là đánh vào lợi ích của Mỹ và phương Tây vì tư tưởng thánh chiến ở đây đều quan niệm Mỹ và phương Tây gieo rắc thảm họa cho người Hồi giáo, người Arab. Al-Qaeda có xu hướng ít tấn công hơn vào các mục tiêu khó như các đại sứ quán mà nhằm vào các mục tiêu dễ đánh hơn. Chúng cho là không hữu ích nếu tiến hành một vụ khủng bố mất nhiều thời gian và phức tạp đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ càng và chứa đựng nhiều rủi ro trong khi các vụđánh bom đơn giản cần ít thời gian chuẩn bị và người được

đào tạo hơn, nhưng gây tác động tuyên truyền và tâm lý không thua kém. Mục

đích khủng bố chủ yếu hiện nay nhằm kích thích và lên dây cót tinh thần cho cuộc chiến chống lại phương Tâỵ Chủ nghĩa khủng bố thời hậu Bin Laden rõ ràng không đơn giản như nhận định của nhiều người khi cho rằng tổ chức này đã mất

đầu não và suy yếụ

để chứng minh mình vẫn tồn tại, đồng thời cạnh tranh với IS để giành lại địa vị

lãnh đạo phong trào thánh chiến Hồi giáo toàn cầụ Al-Zawahiri và các lãnh đạo Al-Qaeda đang tìm cách lấp đầy khoảng trống do Bin Laden để lại bằng cách tổ

chức các vụ khủng bố “ngoạn mục” hơn để khẳng định sự tồn tại của mình. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng bạo lực không hề giảm.

3.2.3.2. Lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)

Việc quân đội Mỹđóng quân tại Iraq từ năm 2003 cũng như việc Mỹ tích cực hậu thuẫn cho phe đối lập trong cuộc nội chiến căng thẳng ở Syria là một trong những cái cớ để lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS nảy sinh và phát triển. IS lợi dụng tình hình kinh tế-xã hội khó khăn, sự đồng thuận của một bộ phận dân chúng khi bị thuyết phục bởi các luận điểm Hồi giáo nên nhiều người đã chứa chấp thành viên của những mạng lưới thánh chiến ngầm. Đồng thời, IS sử dụng mạng xã hội Twitter, dùng tiếng Arập, tiếng Anh, tiếng Ðức, tiếng Nga, tiếng Indonesia và nhiều ngôn ngữ khác để tuyên truyền, kích động, lôi kéo lực lượng tham giạ Sự hiệu quả của IS (cả về quân sự và kinh tế) đã gây ấn tượng mạnh cho những nhóm khủng bố khác, nhất là ở châu Phị Nhiều nhóm khủng bố khác ở nơi xa, trước thành công của IS, đã tự xem mình là “đệ tử” của nhóm IS, nhiệt liệt hưởng ứng ý tưởng thành lập vương quốc Hồi giáọ IS đã củng cố sức mạnh bằng việc tuyển mộ hàng nghìn tình nguyện viên nước ngoài ở Syria và cả một số từ

châu Âu và Mỹ. Cho đến ngày 11/9/2014 số phiến quân thuộc IS đã được cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) cho biết có từ 20.000 tới 31.500 tên tại Iraq và SyriạCòn theo đánh giá của hãng tin AFP thì đến tháng 9 năm 2014, IS đã có tới 50.000 tay súng chiếm đóng trên 25% vùng đất ở Syria, trong đó có khoảng 20.000 người nước ngoài (vùng Vịnh, Chechnya, châu Âu). Tại Iraq có từ 8.000

đến 10.000 người, kể cả 3.200 đến 4.000 người nước ngoài tham gia IS [32; tr.5]. Trong khi Al-Qaeda chỉ tập trung tổ chức các hoạt động, hành vi khủng bố

vào các mục tiêu phương Tây, không hướng đến việc chiếm đóng lãnh thổ thì IS hướng đến việc kiểm soát một phần Trung Đông, thay đổi bản đồ chính trị Trung

Đông, kiểm soát một phần rộng lớn lãnh thổ ở đây và lấy đó làm bàn đạp cho những mục tiêu xa hơn. Thời gian gần đây, IS đã xâm nhập vào nhiều nước xung quanh ở vùng Vịnh và trên bán đảo Arab để phá hoại và kích động nổi dậỵ Tham

vọng của IS là mối đe doạ đối với thế giới do lực lượng này nhận được sự hưởng

ứng của các phần tử cực đoan ở cả châu Phi, Trung Á, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, cũng như Tây Âu, Australia, thậm chí cả Bắc Mỹ.

IS đã trở thành tổ chức vũ trang cực đoan nguy hiểm nhất thế giới với mục tiêu thành lập một nhà nước Hồi giáo không biên giới, cai trị người dân bằng luật Shariạ IS có nhiều nét của một đội quân chính quy với hệ thống chỉ huy tập trung và thống nhất, hệ thống liên lạc mạnh, cấu trúc tinh vi, tính kỷ luật cao và sự thiện chiến. Thực tiễn cho thấy nhiều loại vũ khí, trang bị mà Mỹ, phương Tây và đồng minh Arab viện trợ cho quân đội Iraq và phe đối lập Syria đã ít nhiều rơi trực tiếp hoặc gián tiếp vào tay IS, làm cho tổ chức này càng lớn mạnh thêm.

IS đã tiến hành nhiềuhành động bạo lực chống lại loài người thông qua các vụ thảm sát, thanh trừng mang đậm mầu sắc tôn giáo và sắc tộc. Các phiến quân IS đang cố xóa sổ các nhóm thiểu số tôn giáo và sắc tộc như nhóm tín đồ Kitô giáo Assyrian, Yazidis, người Thổ và Shabaks, ở phía tây và bắc Iraq. IS cũng đã chứng tỏ sự tàn nhẫn và hung bạo tại các khu vực mà lực lượng này kiểm soát thông qua việc sát hại các thủ lĩnh của các nhóm đối lập. Phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng còn tổ chức nhiều vụ tấn công cả binh lính quân đội và gây ra nhiều vụ khủng bốđẫm máụ Ngoài ra, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS được cho là còn tiến hành nhiều hoạt động khủng bố, gây rối, kích động bạo loạn, ám sát…

ở nhiều nơi khác trên thế giớị

Tóm lại, sau gần 15 năm phát động cuộc chiến chống khủng bố, nguy cơ

khủng bố vẫn hiện hữu và ngày càng trở nên nguy hiểm hơn không chỉ với nước Mỹ mà còn cả nhiều quốc gia khác trên thế giớị Các phần tử khủng bố vẫn đang ngày càng phát triển tinh vi hơn. Chính vì thế, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ

hiện nay không đạt được kết quả như dư luận quốc tế trông đợi và cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tớị

Một phần của tài liệu Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 116 - 119)