7. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Giải pháp thực hiện chiến lƣợc liên doanh liên kết phát triển du lịch
3.4.2.1. Tổ chức triển khai quy hoạch.
- Triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết các điểm, khu du lịch và công bố rộng rãi nhằm thu hút đầu tƣ.
- Đối với các dự án đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận về chủ trƣơng trong thời hạn 01 năm chủ đầu tƣ không triển khai thực hiện, cần thu hồi chuyển giao cho nhà đầu tƣ khác có năng lực hơn.
- Kịp thời thực hiện công tác quy hoạch ngành để thuận lợi trong công tác quản lý.
3.4.2.2. Chính sách đầu tƣ và thu hút vốn.
Chính sách khuyến khích đầu tƣ. Thủ tục đầu tƣ.
Tăng cƣờng cải cách hành chính theo cơ chế một cửa để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tƣ phát triển các dịch vụ du lịch. UBND huyện sẽ tổ chức hƣớng dẫn và tƣ vấn miễn phí những thủ tục hành chính có liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ theo hình thức “một cửa”. Các quy định về thủ tục đầu tƣ và thời gian thực hiện các thủ tục đƣợc quy định minh thị, có thƣởng phạt rõ ràng.
Hạn chế đến mức tối đa những điều kiện tạo nên tham nhũng trong việc giải quyết các thủ tục đầu tƣ. Thủ tục đơn giản, chi phí ít tốn kém, thái độ nhất quán của chính quyền là quyết sách hàng đầu để thu hút các nhà đầu tƣ.
Không có sự phân biệt giữa nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc đều đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ nhau khi thực hiện đầu tƣ du lịch tại Cần Giờ. Áp dụng các hình thức đầu tƣ và các loại hình danh nghiệp đa dạng khác nhau trên địa bàn. Thực hiện rộng rãi và tạo điều kiện cho việc liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp.
Các nhà đầu tƣ đƣợc phép hoạt động kinh doanh trong mọi lĩnh vực có liên quan đến du lịch sinh thái Cần Giờ mà pháp luật không cấm. Trong tƣơng lai, khi lƣợng khách tăng cao và nhu cầu rất đa dạng, có thể nghiên cứu đề xuất cho phép kinh doanh thí điểm một số hình thức giải trí cao cấp đáp ứng một số đối tƣợng, nhất là ngƣời nƣớc ngoài (ví dụ: casio, đánh bạc tự động,..) Việc mạnh dạn áp dụng các loại hình giải trí phong phú, kể cả loại hình giải trí cao cấp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, gắn với các phức hợp vui chơi giải trí tại Cần Giờ, có kiểm soát chặt chẽ các đối tƣợng, sẽ tạo đƣợc nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch và cho cả Cần Giờ.
UBND huyện Cần Giờ chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện nội dung giấy phép đầu tƣ và các quy định khác về quản lý nhà nƣớc nhƣ vệ sinh môi trƣờng, lao động, phòng cháy chữa cháy…theo hƣớng hỗ trợ, hƣớng dẫn thực hiện thay vì chỉ kiểm tra và gây khó dễ cho doanh nghiệp.
Chính sách đất đai: có nhiều hình thức chuyển quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tƣ hoạt động trong lĩnh vực du lịch:
- Nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất có thời hạn cho nhà đầu tƣ, thu tiền một lần hay nhiều lần.
Đối với một số khu đất có giá trị cao có nhiều ngƣời muốn sử dụng, nhà nƣớc áp dụng phƣơng pháp đấu giá công khai, vừa đảm bảo công bằng khách quan vừa tăng nguồn thu một cách hợp lý.
Sau khi có quyền sử dụng đất, nhà đầu tƣ đƣợc phép chuyển nhƣợng cho các nhà đầu tƣ khác, nhƣng không đƣợc thay đổi mục đích sử dụng đã đƣợc phê duyệt theo quy hoạch. Thời hạn sử dụng đất của nhà đầu tƣ mới đƣợc tính từ thời điểm nhà đầu tƣ đầu tiên đƣợc cấp giấy phép sử dụng đất.
Nếu nhà đầu tƣ nào muốn thầu cả lô đất (lô đất có diện tích lớn, sử dụng cho mục đích theo quy hoạch), nhà nƣớc sẽ nhƣợng lại quyền sử dụng cả lô theo hình thức chuyển nhƣợng trọn gói với sự ƣu đãi về giá cả và thời gian. Nhà đầu tƣ sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng và cho các nhà đầu tƣ khác thuê lại đất đã có hạ tầng.
- Trƣờng hợp nhà nƣớc cho thuê quyền sử dụng đất: thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất là 50 năm hoặc 70 năm, tùy theo mục đích sử dụng. Nhà đầu tƣ đƣợc gia hạn nếu tiếp tục sử dụng đất phù hợp quy hoạch. Khi gia hạn phải đóng tiếp tiền sử dụng đất nhƣng đƣợc hƣởng theo đơn giá quy định ban đầu. Sau khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu không xin gia hạn, nhà đầu tƣ trả lại đất cùng các công trình xây dựng trên đó cho nhà nƣớc, mà không đƣợc bồi hoàn.
Chính sách huy động vốn.
Địa bàn huyện Cần Giờ rất rộng, trong khi hạ tầng kỹ thuật cón khá nghèo nàn, nhu cầu vốn đầu tƣ rất lớn mà ngân sách không thể đáp ứng. Cần áp dụng rộng rãi các hình thức huy động vốn đầu tƣ trên địa bàn, bao gồm:
* Huy động vốn từ quỹ đất:
Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức và quản lý chặt chẽ biến động về đất đai. Đối với các khu vực quy hoạch làm điểm du lịch sinh thái, áp dụng các hình thức huy động vốn nhƣ:
- Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ chủ động lên kế hoạch về vốn và phối hợp với các quỹ đầu tƣ của thành phố để nhận sang nhƣợng quyền sử dụng đất trƣớc khi xây dựng hạ tầng. Sau đó, tùy điều kiện tài chính đầu tƣ hạ tầng và tiến hành bán đấu giá quyền sử dụng đất hoặc chuyển nhƣợng quyến sử dụng đất cho các nhà đầu tƣ.
- Thực hiện chủ trƣơng “đổi đất lấy hạ tầng” để huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách để đầu tƣ lại hạ tầng trong vùng qui hoạch phát triển du lịch sinh
thái. Điều kiện của phƣơng thức khai thác này là phải có quy hoạch chi tiết và thông qua hình thức đấu giá để có mức giá cao nhất. Phƣơng án tốt nhất là đầu tƣ hạ tầng hoàn chỉnh và tiến hành bán đấu giá quyền sử dụng đất.
* Các hình thức huy động vốn khác: áp dụng các hình thức BOT, BT thu hút vốn các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.
3.4.2.3. Xúc tiến quảng bá du lịch.
- Phối hợp với các doanh nghiệp, Trung tâm Xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị của Khu du lịch sinh thái Cần Giờ.
- Ủy ban nhân dân huyện cần Giờ (mà đầu mối là Ban Quản lý Khu du lịch 30/4) cùng các đơn vị kinh doanh du lịch của thành phố hoạt động trên địa bàn huyện Cần Giờ nhƣ Công ty Du lịch sinh thái Cần Giờ, Khu du lịch sinh thái biển Hòn Ngọc Phƣơng Nam…chịu trách nhiệm xây dựng các chƣơng trình quảng bá Khu du lịch sinh thái Cần Giờ bằng nhiều hình thức:
+ Xây dựng thƣơng hiệu riêng cho Khu du lịch sinh thái Cần Giờ và khuếch trƣơng trên thị trƣờng du lịch trong và ngoài nƣớc bằng nhiều hình thức.
+ Xây dựng chƣơng trình quảng cáo và giới thiệu thật súc tích, hấp dẫn để truyền phát trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền hình và intrernet.
+ Sử dụng nhiều hình thức quảng bá khác nhƣ: phim ảnh; brochure, sách ảnh, bìa tập học sinh, tờ rơi…để phân phát và giới thiệu đến khách du lịch.
+ Đẩy mạnh việc xã hội hóa trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch để khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách và đóng góp của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác quảng bá du lịch.
+ Chủ động nghiên cứu thị trƣờng tiềm năng ở các địa phƣơng có cùng dòng chảy với sông Lòng Tàu, Soài Rạp và các tỉnh lân cận ven biển Đông (tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu…) để xây dựng chƣơng trình quảng bá, xúc tiến phù hợp với từng thị trƣờng.
Thành lập Văn phòng xúc tiến DL ở các trung tâm DL lớn của cả nƣớc nhƣ: Vũng Tàu, Phan thiết, Nha Trang, Đà Lạt, Đà Nẵng… là thiết thực, để từ đó quảng bá sản phẩm DL của mình đến DK trong, ngoài nƣớc và hƣớng dẫn cho DK khi đến tham quan. Hiện nay, có nhiều DK muốn đến CG nhƣng không biết liên hệ ở đâu. Đành rằng, các công ty DL có thể giúp họ thực hiện nguyện vọng đó, nhƣng các hãng lữ hành này chỉ mong muốn làm thế nào mà mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty mình chứ thực sự họ ít có trách nhiệm với nơi họ đƣa khách đến. DK tự mình đến liên hệ với Văn phòng xúc tiến thì chắc chắn niềm tin cao hơn và an tâm hơn. Vì những lý do trên, việc đặt các Văn phòng xúc tiến trong tƣơng lai ở các trung tâm du lịch lớn là cần thiết.
3.4.3. Giải pháp thực hiện chiến lƣợc giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. du lịch.
3.4.3.1. Tuyên truyền và giáo dục.
Tăng cƣờng sự hiểu biết về ý nghĩa, giá trị lâu bền của khu bảo tồn cho mọi đối tƣợng, cần làm cho họ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của công tác bảo tồn tự nhiên, cũng nhƣ thấy rõ đƣợc những lợi ích thiết thực đối với họ do khu bảo tồn tự nhiên mang lại, hiểu đƣợc nghĩa vụ của mình phải làm gì cho công tác bảo tồn tự nhiên. Qua đó, biến họ thành lực lƣợng hỗ trợ mạnh mẽ nhất và tự giác tham gia thực hiện các chƣơng trình của khu bảo tồn.
Một số giải pháp quan trọng khác là huy động và phát triển nguồn nhân lực tại chỗ nhằm đảm bảo cho ngƣời dân Cần Giờ nói chung và xung quanh các điểm du lịch nói riêng đƣợc tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh du lịch. Từ đó tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân, đây cũng là yếu tố cơ bản để nâng cao ý thức bảo vệ rừng, cảnh quan môi trƣờng và phát triển du lịch bền vững. Các giải pháp cụ thể là:
- Tăng cƣờng giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng sinh thái và những kiến thức cơ bản về du lịch sinh thái cho học sinh nói riêng và ngƣời dân trên địa bàn nói chung, tạo tiền đề cơ bản cho nhận thức đúng đắn của ngƣời dân để tham gia hoạt động cụ thể sau này.
- Có chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dƣỡng trình độ, kiến thức về phục vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ, công chức, tiểu thƣơng, lực lƣợng thanh niên địa phƣơng, sinh viên, học sinh; đội ngũ tài xế và tiếp viên xe buýt…khuyến khích các doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ cho nhân viên để phục vụ du khách tốt hơn.
- Mức độ sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ là một trong các tiêu chí để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên điạ bàn đƣợc xem xét hƣởng chính sách ƣu đãi.
- Tổ chức các lớp bồi dƣỡng ngắn ngày chuyên đề về nhà hàng, khách sạn dành cho đội ngũ quản lý các khách sạn vừa và nhỏ. Tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa cho lực lƣợng là nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn…
3.4.3.2. Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về du lịch.
- Phổ biến, hƣớng dẫn pháp luật về du lịch cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch…
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát nhằm phát hiện, xử lý những vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch nhƣ hoạt động sai chức năng, kinh doanh trái phép…từng bƣớc đƣa hoạt động tổ chức kinh doanh của các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch vào trật tự, tạo môi trƣờng kinh doanh ổn định.
- Tăng cƣờng công tác bình ổn giá, đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết đối với các khu vực phục vụ du lịch nhƣ Khu du lịch 30/4. Cần phải chú trọng công tác đảm bảo niêm yết giá bán các mặt hàng hải sản một các triệt để, tránh tâm lý hoang mang cho du khách.
3.5. Kiến nghị
3.5.1. Đối với Trung ƣơng:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
- Tạo sự thông thoáng cho khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam qua chính sách về visa, thủ tục hải quan…
- Tăng cƣờng công tác trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo an toàn cho du khách.
3.5.2. Đối với thành phố.
- Tăng cƣờng ƣu đãi về đầu tƣ, thuế, tín dụng ngân hàng (đặc biệt là đối với huyện Cần Giờ - huyện còn nhiều khó khăn nhất của thành phố) nhằm thu hút đầu tƣ vào các tuyến điểm du lịch của huyện.
- Thƣờng xuyên tổ chức hội chợ du lịch, tích cực giúp các doanh nghiệp trong công tác quảng bá du lịch Cần Giờ trong nƣớc và quốc tế.
- Xúc tiến các chƣơng trình bồi dƣỡng, đào tạo nhân lực, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch của thành phố nói chung và của huyện Cần Giờ nói riêng.
- Tăng cƣờng phân cấp quản lý hành chính cho huyện Cần Giờ để huyện đƣợc chủ động hơn trong việc thu hút và triển khai dự án đầu tƣ trên địa bàn huyện.
- Tiếp tục ƣu tiên cho Cần Giờ về vốn đầu tƣ để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có đầu tƣ phát triển ngành du lịch sinh thái của Huyện.
- Ƣu tiên cho Cần Giờ vốn đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật: Đầu tƣ các công trình giao thông.
* Về đƣờng bộ:
Phát triển tuyến đƣờng vành đai từ Vàm Sát-Lý Nhơn dọc theo sông Soài Rạp đến Bình Khánh, nhằm đáp ứng nhu cầu giao lƣu và phát triển kinh tế khu vực này. Khi tuyến đƣờng này đƣợc hoàn thành sẽ khắc phục cơ bản trở ngại về giao thông tại khu du lịch Vàm Sát.
* Về đƣờng thủy:
Cải tạo và nâng cấp bến phà Bình Khánh: Giao thông từ Thành phố đi Cần Giờ qua bến phà Bình Khánh đang là vấn đề bức xúc của nhân dân Cần Giờ và du khách đến đây. Đặc biệt trong những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ, Tết, tình trạng kẹt phà trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, để phá thế độc đạo của đƣờng bộ vào Cần Giờ, trƣớc mắt cần phát triển tuyến đƣờng và bến phà nối với Nhơn Trạch (Đồng Nai).
+ Cần nâng cấp các bến đò tại các điểm: An Thới Đông, Vàm Sát, Đông Hòa (Long Hòa), Cần Thạnh, đảo Thạnh An.
+ Thành lập bến đò mới tại: Thiềng Liềng (Thạnh An). Duy tu, trùng tu các khu di tích.
Các thắng cảnh đang lập hồ sơ đề nghị thành phố công nhận là khu danh lam thắng cảnh cấp thành phố của Cần Giờ nhƣ: khu du lịch 30/4, khu du lịch Lâm viên Cần Giờ, khu du lịch Vàm Sát, Núi Giồng Chùa cần đƣợc đầu tƣ hoàn chỉnh các tuyến đƣờng nội bộ và các cơ sở vật chất khác nhƣ: nhà nghỉ, khu lƣu niệm,…để có thể khai thác du lịch tốt hơn.
- Công tác bảo vệ môi trƣờng:
Xử lý nghiêm đơn vị thi công trong quá trình thi công các công trình xả các chất thảy rắn và các chất dầu mở ra môi trƣờng; có biện pháp đào tạo cán bộ nhân viên kiểm lâm hiểu rõ về nạn cháy rừng, cắm biển báo khuyến cáo cháy rừng.
Hạn chế sự tác động của con ngƣời đối với môi trƣờng tự nhiên: bảo vệ nghiêm ngặt không để xảy ra tình trạng chặt phá cây rừng, hoặc thƣờng xuyên xâm phạm khu vực sinh sống của động vật hoang dã.
Lắp đặt thùng chứa rác thảy tại nhiều vị trí trong khu dân cƣ, cũng nhƣ các điểm du lịch nhằm thu gom rác triệt để, tránh thảy ra môi trƣờng.
Việc xả khói từ các thiết bị máy móc, xe cộ, các nhà máy nên đƣợc giám sát theo tiêu chuẩn Việt Nam về môi trƣờng nhằm kiểm soát sự ô nhiễm môi trƣờng về không khí do các chất độc hại nhƣ SO2; CO; chì…