Hệ thống cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện cần giờ tp HCM đến năm 2020 (Trang 52 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng

Giao thông vận tải:

+ Về đƣờng bộ: Hệ thống đƣờng bộ đƣợc cải thiện tƣơng đối, 2/3 diện tích là đƣờng nhựa số còn lại thuộc về đƣờng đất và đƣờng trãi sỏi, đá. Tuyến đƣờng Rừng Sác nối phà Bình Khánh với các xã, thị trấn đã hoàn thành rộng tới 6 làn xe chạy góp phần thúc đẩy du lịch sinh thái Cần Giờ phát triển mạnh trong tƣơng lai. Ngoài

ra, Cần Giờ có 2 bến xe bus với 102 xe đang hoạt động, năm 2003 tuyến xe bus Tp. HCM – Cần Giờ đƣợc khai trƣơng.

+ Về đƣờng thủy: Trên địa bàn toàn huyện có 48 phƣơng tiện đƣờng thủy vận chuyển hành khách, hàng hóa và 41 bến đò nội huyện đƣợc bố trí trãi đều trên các xã, thị trấn. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, năng lực phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân và việc vận chuyển hàng hóa mới chỉ đáp ứng đƣợc 50%.

- Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc hiện nay đã phát triển đến cấp thôn, xã, cơ quan, nhà nghỉ, khách sạn…; số máy điện thoại bình quân năm 2011 đạt 17 máy/100 dân.

- Điện năng: Cần Giờ đã nhận đƣợc mạng điện chung của Tp. HCM, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lƣới quốc gia đạt 92.50% (6/7 xã đƣợc kéo lƣới điện, trừ xã đảo Thạnh An).

- Cấp thoát nƣớc và vấn đề môi trƣờng: Hiện nay, nƣớc ngọt dùng cho sinh hoạt và sản xuất đã đƣợc kết nối với hệ thống cấp nƣớc của thành phố (trừ xã Tam Thôn Hiệp do nhà máy nƣớc trên địa bàn xã cung cấp).

Nếu nhƣ thành phố lớn, hệ thống thoát nƣớc thải và vấn đề bảo vệ môi trƣờng luôn gặp khó khăn thì ở Cần Giờ việc này càng trở nên nghiêm trọng. Bởi lẽ, địa hình thấp, sông rạch dày đặc nên việc thoát nƣớc thải của các khu dân cƣ cũng nhƣ cơ sở sản xuất đƣợc đổ thẳng ra kênh rạch mà không qua xử lý.

- Hệ thống y tế: Hệ thống y tế có nhiều thay đổi, năm 2011 toàn huyện có 10 cơ sở y tế phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện cần giờ tp HCM đến năm 2020 (Trang 52 - 53)