7. Kết cấu của luận văn
2.2.2.3. Di tích văn hóa tôn giáo – tín ngƣỡng
Cần Giờ có rất nhiều chùa, thánh thất và nhà thờ. Mỗi cơ sở tôn giáo đều có những đặc điểm riêng.
+ Chùa:
Chùa ở Cần Giờ phần lớn là do dân lập và là những ngôi chùa nhỏ, thấp. Chùa ở đây thuộc ba phái Lâm Tế có chùa Thạnh Phƣớc là ngôi chùa cổ nhất, còn gọi là chùa làng. Thuộc phái Tịnh Độ có chùa Hƣng Lợi Tự ở xã Thạnh An. Thuộc phái xuất gia có chùa Hải Đức.
+ Thánh Thất:
Ở Cần Giờ tại các khu dân cƣ tập trung hầu hết đều có xây dựng Thánh Thất, nhƣ thánh thất Cần Thạnh, thánh thất Long Hòa, thánh thất An Thới Đông, thánh thất Thạnh An,… Đây là cơ sở tôn giáo của đạo Cao Đài. Các Thánh Thất ở Cần
Giờ đều có dáng dấp và hình dáng tƣơng đối giống nhau. Biểu tƣợng thờ của đạo là lấy Thiên Nhãn. Thực tế, đạo thờ những biểu tƣợng hòa đồng giữa Phật giáo , Thiên Chúa Giáo, Khổng Tử, Lão Tử, vì vậy đạo còn đƣợc gọi với tên là đạo đại Tam Kỳ Phổ Độ.
+ Nhà thờ:
Nhìn chung các nhà thờ ở Cần Giờ tƣơng đối nhỏ và có rất ít tín đồ. Hình thành vào khoảng thế kỷ 19, một số ngƣời đạo Thiên Chúa ở nơi khác đã đến Cần Giờ. Nhà thờ đầu tiên đƣợc xây dựng tại Thạnh Thới vào khoảng năm 1871 – 1880. Về sau còn có một số nhà thờ ở Đồng Hòa (xây dựng năm 1900), nhà thờ An Thới Đông (xây dựng năm 1930), nhà thờ Cần Thạnh (xây dựng năm 1971), nhà thờ Tam thôn Hiệp (xây dựng năm 1972)
+ Đình:
Huyện Cần Giờ có tất cả 7 ngôi đình. Đình là nơi thờ Thần. Ngƣời Cần Giờ có tập tục thờ những ngƣời có công khai khẩn đất hoang, những ngƣời tổ chức và bảo vệ cuộc sống yên ổn cho dân làng nhƣ chống thú dữ, vì quốc vong thân… những vị này đƣợc ngƣời dân ở đây tôn thờ thành những vị thần làng.
+ Miễu:
Ở Cần Giờ có rất nhiều miễu nhƣ So Đũa, miễu Nhất, miễu Nhị, miễu Đá Giăng, miễu Bình Khánh, miễu Lý Nhơn, miễu Thạnh An, miễu Tam Thôn Hiệp. Miễu là nơi thờ Bà nhƣ bà Phấn, bà Chúa Xứ, bà Thủy Long Công Chúa và phần lớn là thờ bà Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ). Riêng chỉ có miễu Ba là vừa thờ bà, vừa thờ Thần.
Các miễu đƣợc xây dựng đều có quy mô với kiến trúc cổ xƣa và hầu hết đƣợc di dời nhiều lần (nhƣ miễu So Đũa, miễu Nhất). Tùy theo từng làng và làng chài, làng rừng hay làng muối mà bà Thánh Thất đƣợc thờ khác nhau. Ngôi miễu đƣợc lập làm nơi lui tới cầu xin bà Thánh phù hộ cho ngƣời dân ở đó. Ngoài ra, trong thời kỳ chiến tranh, nhiều ngôi miễu là nơi nuôi dƣỡng Cách mạng
Cần Giờ có hai lăng ông. Lăng ông ở Cần Thạnh còn gọi là Thạnh Phƣớc Lạch và lăng ông ở Thạnh An. Lăng ông là nơi thờ bộ xƣơng cá voi mà đã đƣợc ngƣ dân sùng bái, tôn kính và tin tƣởng bái gọi là thần Nam Hải hay Nam Hải Đại Tƣớng Quân, là vị thần che chở cho ngƣời dân đi trên biển và phù hộ cho họ có những mùa cá bội thu, no ấm và giàu có…
Lăng ông là điểm thăm quan lý thú cho khách trong nƣớc và quốc tế, đặc biệt là trong ngày lễ hội, giúp du khách biết đƣợc nét tín ngƣỡng đặc thù của ngƣ dân miền biển.
Ngoài ra, còn có các cơ sở tín ngƣỡng khác nhau nhƣ: Dinh Ông Phƣớc thờ bà Thủy và ông Phƣớc, lễ vào ngày rằm tháng 5 và rằm tháng 3. Các cơ sở tín ngƣỡng ở Cần Giờ hết sức phong phú và tƣơng truyền là rất linh thiêng.
Các công trình tôn giáo, tín ngƣỡng ở Cần Giờ có qui mô không lớn, các công trình có kiến trúc cổ xƣa. Tuy giá trị kiến trúc không cao nhƣng mang giá trị văn hóa sâu sắc. Đây là nơi thể hiện niềm tin yêu cuộc sống, lòng biết ơn đối với các bậc hiền thân, thể hiện tinh thần của dân tộc Việt Nam, đó là truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn, tinh thần tranh đấu ngoan cƣờng chống giặc ngoại xâm và niềm khát khao chinh phục tự nhiên.