Kinh nghiệm của một số nƣớc về du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện cần giờ tp HCM đến năm 2020 (Trang 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.8. Kinh nghiệm của một số nƣớc về du lịch sinh thái

1.2.8.1. Kinh nghiệm của Malaysia.

Malaysia đã chấp nhận định nghĩa chính thức về du lịch sinh thái là “hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trƣờng tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hƣởng và trân trọng các giá trị thiên nhiên, mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hƣởng của du khách không lớn,và tạo điều kiện cho dân chúng địa phƣơng tham dự một cách tích cực có lợi về xã hội và kinh tế”. Du lịch sinh thái tại Malaysia xoay quanh các nội dung chính sau:

* Củng cố các cơ chế tham gia liên ngành, xây dựng trên cơ sở sức mạnh và các thể chế hiện có:

- Các cơ quan chuyên môn nhƣ Hiệp hội du lịch Châu Á Thái Bình Dƣơng (PATA), Hiệp hội các Hãng du lịch lữ hành Malaysia, các hãng du lịch, cần đƣợc tham gia đầy đủ vào quá trình phát triển du lịch sinh thái.

- Cần thiết lập hệ thống gồm các cơ quan quốc gia và bang để có thể giám sát và chứng nhận tiêu chuẩn, cung cấp thông tin và huấn luyện đào tạo, tiến hành nghiên cứu và điều phối hoạt động du lịch sinh thái.

- Du lịch sinh thái cần dựa trên một hệ các hƣớng dẫn và các điển hình tốt do mọi ban ngành đồng ý đƣa ra và những nội dung này cần phải dễ dàng tiếp cận.

* Cần có sự nhất quán hơn giữa các bang về mặt quản lý hành chính và pháp luật tại các điểm du lịch sinh thái.

- Nghiên cứu các văn bản pháp quy khác nhau của các bang để xem xét mối liên quan của chúng tới phát triển du lịch và quản lý bảo tồn nhƣ thế nào, từ đó có thể xác định đƣợc các khuôn khổ chung. Dựa trên khuôn khổ pháp lý đó, xây dựng một cách tiếp cận chung đối với các cơ quan quản lý.

- Cần có sự nhất quán trong việc xác định, phát triển và quản lý các điểm du lịch sinh thái.

* Các hoạt động du lịch sinh thái cũng nhƣ các tuyến cần đƣợc xác định và khuyến khích.

- Các tuyến du lịch cần bao gồm các điểm du lịch đƣợc phân bổ hợp lý song phải luôn nghi nhớ các ý thích đặc biệt của du khách để tránh một tour trọn gói quá tạp nham,

- Phạm vi cho du lịch sinh thái cần đƣợc xây dựng trên diện tích rộng cho các chủ đề hẹp đã đƣợc xác định.

* Đối với mỗi điểm cần xây dựng kịp thời các khái niệm về sức chứa và những giới hạn của sự biến đổi có thể chấp nhận đƣợc, ƣu tiên những điểm nổi tiếng và những điểm có tầm quan trọng về kinh tế và môi trƣờng.

- Mức độ sức chứa cần đƣợc quy định cho mỗi điểm du lịch sinh thái, và chúng cần đƣợc gắn kết với các hƣớng dẫn hoạt động du lịch tại mỗi điểm.

- Du lịch sinh thái tại mỗi điểm cần dựa trên khái niệm về khoanh vùng, trong đó có những vùng đƣợc sử dụng với cƣờng độ cao, vùng sử dụng với cƣờng độ thấp và có những vùng không đƣợc vào để bảo tồn và nghiên cứu.

* Các chiến lƣợc tiếp thị và khuyến mãi cần đƣợc xây dựng ở các cấp địa phƣơng, quốc gia và quốc tế:

- Các chiến lƣợc tiếp thị cần nêu bật các chủ đề cụ thể của du lịch sinh thái, nhƣ leo núi, lịch sử, kiến trúc,…

- Thông tin cần chính xác, tận dụng kỹ năng và kiến thức của các chuyên gia trong và ngoài ngành du lịch.

- Tăng cƣờng sử dụng Internet, thƣ điện tử, và các hình thức trao đổi thông tin điện tử khác để chuyển tải thông tin quảng cáo, tiếp thị;

- Tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng các thông tin ở dạng ấn phẩm nhƣ tạp chí, sách chuyên môn, sách hƣớng dẫn, các danh mục tra cứu, các bản đồ.

- Quảng cáo và khuyến mãi cho du lịch sinh thái cần tập trung nhiều vào cơ quan chuyên môn nhƣ các hiệp hội chuyên ngành, các nhóm cùng sở thích và các nhóm có cùng mối quan tâm đặc biệt, cả ở địa phƣơng cũng nhƣ trên trƣờng quốc tế.

* Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân địa phƣơng vào những hoạt động kinh tế xã hội trong và xung quanh các điểm du lịch sinh thái, và cần tạo ra các khuyến khích vật chất cho các doanh nghiệp du lịch.

- Các cấp địa phƣơng, các đơn vị đào tạo kinh doanh du lịch cần nâng cao năng lực của cộng đồng địa phƣơng để họ tham gia vào du lịch sinh thái bền vững.

- Chƣơng trình huấn luyện về du lịch sinh thái tại cấp địa phƣơng cần đƣợc xây dựng phù hợp với các điểm du lịch sinh thái cụ thể.

* Giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trƣờng, văn hóa và xã hội.

- Cộng đồng địa phƣơng cần đƣợc lôi cuốn về mặt kinh tế vào sự phát triển du lịch sinh thái.

- Các cơ sở thiết bị mới cho du lịch và du lịch sinh thái cần đƣợc dùng nhƣ là một cơ hội đề nâng cấp các dịch vụ cho cộng đồng địa phƣơng.

- Việc nâng cấp chứng nhận và giám sát các sản phẩm du lịch cần đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ quản lý các rủi ro có liên quan đến các tác động văn hóa và xã hội.

* Đào tạo nguồn nhân lực trở thành chủ đề chính trong du lịch sinh thái. * Cần có cơ chế giám sát và đánh giá sự tiến bộ trong quá trình phát triển du lịch sinh thái.

- Giám sát và đánh giá cần phải dựa trên sự đồng tâm nhất trí giữa quần chúng và khối tƣ nhân.

- Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và khối tƣ nhân cần tìm ra một số cơ sở chung để từ đó giải quyết các vấn đề về tiêu chuẩn, cấp giấy chứng nhận, phát triển sản phẩm và sự tiến bộ trong du lịch sinh thái.

1.2.8.2. Kinh nghiệm của Thái Lan.

* Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng: Khái niệm du lịch sinh thái cộng đồng đã đƣợc sử dụng để đề cao sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng vào việc phát triển và quản lý du lịch sinh thái. Nếu không có sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng thì việc kiểm soát và sử dụng tại nguyên rất khó khăn. Sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và trực tiếp khuyến khích ngƣời địa phƣơng tìm các phƣơng thức để quản lý các nguồn của mình vì lợi ích của mình hơn là cho ngƣời ngoài tất cả lợi ích và lợi thế.

Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ngày càng đƣợc quan tâm ở Thái Lan đƣợc coi nhƣ là một hình thức du lịch bền vững đƣợc ƣa thích vì những lý do sau:

- Những ngƣời biết bảo tồn môi trƣờng và nguồn tài nguyên thiên nhiên mong muốn có đƣợc loại hoạt động du lịch có tác động ảnh hƣởng đến môi trƣờng thấp.

- Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đƣợc sử dụng nhƣ là một mối liên kết hữu hiệu giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng.

- Du khách mong muốn biết, có kiến thức về bản địa, lối sống, văn hóa, các hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên qua kinh nghệm đích thực từ ngƣời dân địa phƣơng hơn là hƣớng dẫn viên du lịch.

Tóm tắt chƣơng 1:

Qua nghiên cứu Chƣơng I ta thấy:

- Xây dựng chiến lƣợc phải đảm bảo tuân thủ các bƣớc nêu trên, phải xác định đƣợc mục tiêu dài hạn, đảm bảo về nguồn lực, các chính sách cần thiết để thực hiện mục tiêu đó.

- Để hình thành nên chiến lƣợc, tổ chức phải phân tích kỹ tác động của môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài của tổ chức mình, nhận dạng đƣợc các mặt mạnh, mặt yếu, các cơ hội và nguy cơ mà tổ chức đang phải đối mặt, qua đó giúp hình thành các phƣơng án chiến lƣợc một cách cụ thể và hiệu quả, phù hợp với điều kiện của tổ chức mình, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để hình thành nên những chiến lƣợc tốt nhất.

- Việc lựa chọn chiến lƣợc phải phù hợp với mục tiêu và định hƣớng chung của nhà nƣớc và đặc thù của từng địa phƣơng.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CẦN GIỜ.

2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ. 2.2.1. Vị trí địa lý.

Cần Giờ là một huyện ngoại thành của Tp. HCM, có diện tích tự nhiên 71.310 ha bằng 1/3 diện tích tự nhiên của Tp. HCM), cách trung tâm thành phố 50 km. Đây là một huyện ven biển duy nhất của Tp. HCM có đƣờng bờ biển dài 20 km.

- Tọa độ địa lý:

+ Vĩ độ Bắc: 10018’ – 10037’

+ Kinh độ Đông: 106044’ – 107002’ - Ranh giới:

+ Phía Bắc giáp Nhơn Trạch (Đồng Nai).

+ Phía Tây Bắc giáp huyện Nhà Bè (Tp. Hồ Chí Minh).

+ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Cần Đƣớc, Cần Giuộc (Long An) và huyện Gò Công Đông (Tiền Giang).

+ Phía Nam giáp Biển Đông

+ Phía Đông giáp huyện Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Cần Giờ có 6 xã và một thị trấn: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An và thị trấn Cần Thạnh.

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên.

Về khí hậu: Cần Giờ có khí hậu thuộc nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa mƣa nắng rõ rệt, nhiệt độ cao và ổn định (trung bình 25-290

C); số giờ nắng

(tháng 9 thấp nhất khoảng 169 giờ, tháng 3 cao nhất khoảng 176 giờ) và lượng bức xạ (trung bình 10-14 kcal/cm2/tháng) rất phong phú; độ ẩm cao (tháng 9 cao nhất khoảng 83%, tháng 3 thấp nhất khoảng 74%); lượng mưa thấp nhất thành phố Hồ Chí Minh (trung bình 150mm/tháng, 95 ngày mƣa/năm), lƣợng mƣa có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt đời sống của ngƣời dân ở đây. Điều kiện

khí hậu này tạo cho vùng đất Cần Giờ có ƣu thế để bảo tồn và phát triển về đa dạng sinh học.

Bên cạnh khí hậu đƣợc thiên nhiên ƣu đãi thì Cần Giờ còn là vùng đất có nhiều cảnh quan đẹp, tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển. Toàn huyện có 13km bờ biển kéo dài từ thị trấn Cần Thạnh đến xã Long Hòa, cách mũi Nhà Bè hơn 30km đƣờng bộ, đang đƣợc đầu tƣ lấn biển, xây dựng các khu du lịch, các khu nghỉ dƣỡng sẽ là nơi du lịch, nghỉ mát, nghỉ dƣỡng thuận tiện cho ngƣời dân thành phố và khách du lịch trong cũng nhƣ ngoài nƣớc.

Về địa hình: Cần Giờ là vùng đầm lầy hình lòng chảo, cao trình bình quân 0,6-0,7m (nơi cao nhất là 10m ở Giồng Chùa xã Thạnh An, nơi thấp nhất là 0,5m so với mực nƣớc biển). Vùng đầm lầy này có thể chia thành 5 dạng là: không ngập

(khoảng 50ha), ngập theo chu kỳ nhiều năm 13,8% diện tích (cao 1,5-2m), ngập theo chu kỳ năm 21% diện tích (cao 1-1,5m), ngập theo chu kỳ tháng 23,4% diện tích (cao 0,5-1m) và vùng ngập theo chu kỳ ngày 8,1% diện tích (cao 0-0,5m), trong đó dạng bãi bồi độ cao thấp hơn 0,5m ngập hàng ngày (chiếm khoảng 7,6% diện tích). Theo dự báo khoa học, biến đổi khí hậu làm mực nƣớc biển dâng cao thì các vùng đất thấp nhƣ Cần Giờ sẽ chịu rất nhiều ảnh hƣởng tiêu cực, do đó các công trình kết cấu hạ tầng cần phải chú ý cốt nền và độ cao thích hợp để hạn chế các hậu quả của việc nƣớc biển dâng.

Về thủy văn:

- Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi dày đặc với diện tích toàn lƣu vực là 22.850 ha, chiếm 32,45 % diện tích tự nhiên CG. Sông ngòi nơi đây chủ yếu chảy theo hƣớng Đông Nam dạng uốn lƣợn nên ảnh hƣởng trực tiếp đến địa hình và cảnh quan. Môi trƣờng nƣớc CG đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi dầu thải tàu bè, chất thải công nghiệp, sinh hoạt….

- Biển: Đƣờng bờ biển dài 20 km, độ dốc thoải, thành phần nƣớc giàu phù sa, thích hợp cho việc phát triển và nuôi trồng thủy hải sản. Đồng thời, tiềm năng này có thể phát triển các loại hình DL: nghỉ ngơi, tắm biển, thể thao nƣớc, tham quan

bãi nghêu, tham gia đánh bắt thủy sản với ngƣời dân trong vùng để hòa mình với cuộc sống thôn quê….

Bãi biển 30/4 và các vịnh giáp Biển Đông là nơi thuận lợi cho các loại hình DL thể thao, an dƣỡng, tham quan kết nối với tour ở Vũng Tàu, Tp.HCM và đồng bằng sông Cửu Long.

Về Động – Thực vật:

Sự kết hợp khí hậu, địa hình, thổ nhƣỡng và chế độ ngập triều đã hình thành rừng ngập mặn CG với các loài động thực vật cực kì phong phú và đa dạng. Trong chiến tranh, khu vực này là một vùng rậm rạp, cây rừng cao đến 25m gồm các hội đoàn: đƣớc đôi, bần trắng, mấm trắng…. Thời gian từ năm 1964 – 1970, Mỹ đã rải khoảng 1 triệu gallonr chất độc hóa học (da cam, xanh, trắng), rừng bị hủy diệt hoàn toàn làm thay đổi diễn thế sinh thái, các loại cây đƣớc, đà, vẹt biến mất nhƣờng chỗ cho mấm, giá, cóc và một số cây bụi khác.

Từ năm 1978 đến nay, việc tiến hành trồng rừng để khôi phục lại hệ sinh thái đạt đƣợc kết quả mỹ mãn. Sau khi rừng phục hồi chim, thú rừng đã quay trở lại sinh sống, tạo nên những đặc điểm nổi bật của CG về tính đa dạng sinh học.

Về khoáng sản: than bùn khoảng 210 ha nhƣng phân bố phân tán nhiều nơi, chất lƣợng kém nên chủ yếu chỉ dùng để làm phân bón; cát mịn ở sông Lòng Tàu và Nhà Bè chất lƣợng kém, phải xử lý và rửa mặn thì mới có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng; nƣớc ngầm chƣa thấy có dấu hiệu (nƣớc ngọt trong cồn cát Cần Thạnh, Long Hòa không đáng kể)

Cần Giờ là huyện tiền tiêu, là cửa ngõ phía Đông Nam, là huyện biển duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế và văn hóa phát triển năng động nhất cả nƣớc. Với điều kiện tự nhiên là địa phƣơng duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với biển Đông nên Cần Giờ có nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển các ngành kinh tế biển, các dịch vụ du lịch, nghỉ dƣỡng, xây dựng các cảng sông, cảng biển, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản…

2.1.2. Kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ. 2.1.2.1. Dân cƣ – nguồn lao động 2.1.2.1. Dân cƣ – nguồn lao động

- Gia tăng tự nhiên: Theo thống kê của UBND huyện CG năm 2012, dân số huyện là 70.834 ngƣời, tỷ lệ gia tăng tự nhiên 0,9 %.

- Phân bố dân cƣ: Dân cƣ phân bố không đều, mật độ trung bình là 100,4 ngƣời/km2, chủ yếu tập trung theo các cụm dân cƣ, xóm, ấp và các xã nằm ven bờ rừng. Các xã có mật độ cao là Bình Khánh, Cần Thạnh và Long Hòa.

- Thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân theo đầu ngƣời năm 2012 là 2.160 USD/ngƣời, hoạt động chủ yếu trong các ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp và một số hoạt động trong DL. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn 12 triệu đồng/ngƣời/năm giảm còn 25,37% .

- Trình độ dân trí: dân số từ 10 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết còn chiếm tỷ lệ cao trên 8% (theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009)

Bảng 2.1: Số lƣợng trƣờng, lớp, học sinh và giáo viên ở CG

Năm học Số trƣờng Số lớp Số học sinh Số giáo viên

2010-2011 34 486 15.842 819

2011-2012 34 497 16.156 896

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, 2012)

2.1.2.2. Về kinh tế.

- Nông nghiệp: Chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, tổng sản lƣợng năm 2012 đạt 44.770 tấn. Hiện nay, huyện tiếp tục triển khai nuôi cua, cá, tôm theo mô hình kinh tế trang trại với sự cho vay vốn và lãi suất ƣu đãi từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp. HCM. Bên cạnh đó, huyện cũng đầu tƣ phát triển ngành trồng cây ăn trái, lúa và làm muối. Tổng giá trị doanh thu từ ngành nông nghiệp đạt 1.078,6 tỷ đồng.

- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Năm 2012, tổng doanh thu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 156,3 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào sản lƣợng muối, sản lƣợng nƣớc đá, hải sản khô, sản xuất

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện cần giờ tp HCM đến năm 2020 (Trang 36)