Thực trạng tài nguyên thiên nhiên du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện cần giờ tp HCM đến năm 2020 (Trang 45)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng tài nguyên thiên nhiên du lịch sinh thái

2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên.

2.2.1.1. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.

* Hệ thực vật:

Rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích 33.009 ha chiếm gần 1/2 diện tích toàn huyện Cần Giờ, đƣợc UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, xứng đáng là “lá phổi xanh” của thành phố với hệ sinh thái quan trọng trong việc điều hòa

khí hậu, hạn chế xói mòn, làm màu mỡ đất đai, hạn chế ô nhiễm nƣớc và không khí…

Hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ chiếm đa số là cây đƣớc, thành phần của loài cây này tƣơng đối đơn giản và có kích thƣớc cá thể ở dạng trung bình.

Hệ thực vật rừng tự nhiên khoảng 7.000 ha bao gồm: Chà là, Ráng, Giá, Nấm, Dà vôi … tất cả đều sống ở vùng ít ngập nƣớc.

* Hệ động vật:

Hiện nay, hệ động vật rừng ngập mặn Cần Giờ có giá trị cao về mặt bảo tồn đa dạng sinh học với trên 200 loài động vật, trong đó, có nhiều loài có tên trong sách đỏ của nƣớc ta. Theo những nghiên cứu gần đây thì hiện nay ở Cần Giờ có những loài động vật chủ yếu sau:

Loài thủy sinh: có 63 loài tảo; 114 loài động vật đáy; động vật không xƣơng sống nhƣ tôm, cua, sò, ốc; 45 loài cá.

Động vật trên cạn: 48 loài lƣỡng cƣ bò sát, 4 loài hữu nhủ, 37 loài chim… Nhìn chung, dù không nhiều và phong phú nhƣ trƣớc khi bị tàn phá bởi chiến tranh nhƣng các loài động vật ở Cần Giờ đang dần đƣợc hồi phục, điều này đã góp phần thu hút khách du lịch đến với Cần Giờ.

2.2.1.2. Hệ sinh thái biển, sông, kênh rạch.

* Biển:

Bờ biển cần giờ dài gần 20 km. Biển Cần Giờ rất đặc biệt – biển phù sa vì thành phần chủ yếu là đất bùn sét. Ở đây cƣ dân có thể nuôi trồng thủy hải sản, vừa có thêm thu nhập, vừa tạo nên đƣợc những bãi nghêu cho khách thăm quan và hiểu thêm đƣợc cuộc sống của cƣ dân địa phƣơng.

* Sông ngòi, kênh rạch:

Diện tích sông ngòi, kênh rạch ở Cần Giờ là 22.161 ha, dù cách Thành phố chỉ khoảng 50 km nhƣng vì có hệ thống sông rạch bao quanh, nên Cần Giờ giống nhƣ hòn đảo nhỏ yên tĩnh, tách biệt với sự ồn ào, náo nhiệt của Thành phố. Vì vậy Cần Giờ rất phù hợp với loại hình du lịch nghỉ dƣỡng.

2.2.1.3. Hệ sinh thái ven bờ.

Bờ hồ, sông, suối…cũng có sức thu hút đối với du lịch sinh thái, Cần Giờ với hệ thống kênh rạch chằng chịt kết hợp với yếu tố khác nhƣ thời tiết, khí hậu, mặt bằng, cảnh quan…không chỉ thích hợp với các buổi dã ngoại, nghỉ ngơi, cắm trại ngoài trời mà còn tìm hiểu sự sống và hoạt động của hệ động thực vật ven bờ.

2.2.2. Tài nguyên nhân văn.

Cần Giờ ngày nay vẫn là một trong năm huyện ngoại thành còn nghèo của thành phố Hồ Chí Minh. Dù cách thành phố không xa nhƣng ở đây mọi thứ dƣờng nhƣ còn thiếu thốn. Tuy nhiên, điều này không làm kém đi những nét văn hóa rất đặc sắc có của ngƣời dân Cần Giờ.

Đến với vùng đất này, chúng ta cảm nhận đƣợc cuộc sống bình yên, chất phát của ngƣời dân ở đây. Từ những địa danh nhƣ Cần Giờ, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An, Thiềng Liềng, vịnh Gành Rái, Giồng Ao,… đều có những câu chuyện, sự tích xa xƣa của nó. Vùng vịnh Gành Rái, Giồng Ao gắn liền với những sự kiện của khởi nghĩa Tây Sơn, những cuộc chạy trốn của Nguyễn Ánh, cho đến khu căn cứ Rừng Sát lịch sử là những nơi mang đầy chiến công của ngƣời dân Cần Giờ trong kháng chiến chống mỹ cứu nƣớc.

Đời sống tâm linh của ngƣời dân Cần Giờ cũng rất phong phú, đây là nơi tập hợp của dân tứ xứ, nên trong họ cũng đã mang nhiều tín ngƣỡng khác nhau nhƣ: Phật Giáo, Thiên chúa giáo, Cao Đài, tin lành… trong đó, phật giáo và thiên chúa giáo đƣợc truyền bá vào Cần Giờ sớm nhất.

Nhìn chung, mặc dù có nhiều khó khăn, thiếu thốn về mặt vật chất so với các quận - huyện ngoại thành khác, nhƣng Cần Giờ có một nền văn hóa lâu đời với tài nguyên nhân văn khá phong phú và đa dạng. Cụ thể, tài nguyên nhân văn của Cần Giờ đƣợc chia thành các nhóm sau:

2.2.2.1. Văn hóa truyền thống.

Trong kho báu truyền thống của quá khứ để lại, lễ hội của một dân tộc hay của một ngành nghề, một vùng là những gì quý giá không những không bị mai một mà còn đƣợc nhân rộng phát triển cả về hình thức lẫn nội dung. Các lễ hội có sức

hấp dẫn vô cùng to lớn “đó là những hình ảnh muôn màu, mọi sự ở đó đều đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, trí tuệ và bản năng…”

Lễ hội có nguồn gốc đa dạng và hình thức cũng vậy. Có những lễ hội làm phục hồi, làm sống lại một cách ngoạn mục về quá khứ hay một nét văn hóa không còn nữa. Có những lễ hội mang màu sắc tế lễ (nhƣ lễ hội nghinh Ông), hay mang tính lịch sử hẳn hoi. Ở Cần Giờ có các lễ hội sau đây:

+ Lễ hội Nghinh Ông:

Hàng năm vào dịp trung tuần tháng 8 âm lịch, cƣ dân từ các nơi lại lần luợt đổ về thị trấn Cần Thạnh để dự lễ hội Nghinh Ông. Các vị lão ngƣ tại thị trấn Cần Thạnh kể rằng: “Vào cuối thế kỉ 19, nơi đây xảy ra nhiều huyền thoại về cá voi nhƣ: giúp ngƣời đi biển vƣợt qua nhiều tai nạn, từ việc cứu thuyền bị đắm cho đến cứu ngƣời bị nạn đang trôi dạt tìm đƣờng vào bờ thoát chết…. Những huyền thoại này, làm cho lòng tin và sự biết ơn thành một tín ngƣỡng phổ biến khắp vùng biển CG nói riêng và các miền duyên hải khác nói chung. Bà con lúc bấy giờ đã lập lăng thờ sau khi một con cá voi bị nạn và chết trôi dạt vào bờ biển CG. Sau đó, bà con xin triều đình ban sắc thần để thờ.”. Việc tổ chức lễ hội Nghinh Ông nhân dịp Tết Trung thu, chính là sự cầu nguyện cho mùa vụ sản xuất ngƣ nghiệp đƣợc bình yên và gặp nhiều may mắn.

+ Ngoài ra, Cần Giờ còn có những lễ hội nhƣ: Lý Nhơn cúng đình thần Dƣơng Văn Hạnh vào 16 tháng 12 âm lịch; Long Hòa tổ chức lễ hội Nghinh Ông Thủy Tƣớng vào ngày 15 tháng 3 âm lịch….

- Những tập quán cổ truyền: CG có tục thờ những vị tiền hiền khai phá đất hoang, những ngƣời yêu nƣớc và thờ cúng tổ tiên.

2.2.2.2. Di tích lịch sử.

Cần Giờ là cửa biển quan trọng bậc nhất chế ngự đƣờng thủy vào đất Gia Định – Đồng Nai, Gò Công, Cần Giuộc; ngay từ cuối thế kỷ 18, Cần Giờ, Đồng Tranh, Soài Rạp đã đƣợc xác lập là những đồn trấn giữ quan trọng cả về mặt thƣơng

nghiệp lẫn quân sự. Vị trí quan trọng của cửa biển Cần Giờ và vùng đất rừng Sác ngày ngay đã đƣợc biết đến do thế mạnh thủy lợi.

Ngoài hệ thống các gò đất đỏ mang dấu ấn di tích khảo cổ có giá trị nhƣ những thông điệp giúp chúng ta hiểu biết về quá trình hình thành và phát triển của các cộng đồng dân cƣ đã từng sinh sống ở vùng này vào thời tiền sử. Cần Giờ còn là nơi ghi nhận những sự kiện lịch sử rất quan trọng nhƣ cuộc thủy chiến của nghĩa quân Tây Sơn chống nhà Nguyễn ở cửa sông Cần Giờ, đặc biệt là trận chiến trên Thất Kỳ Giang năm 1872, khu rừng Sác, nơi Trƣơng Định, đoàn 10 – đặc công thủy quân giải phóng đã chọn làm căn cứ địa chống ngoại xâm suốt hai thời kỳ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Khởi nghĩa của Trƣơng Công Định và ứng nghĩa của ngƣời dân Cần Giờ dƣới triều Nguyễn.

Ngay từ cuối năm 1858, nhân dân Cần Giờ đã đắp thành bảo vệ pháo đài tiền tiêu Phƣớc Thắng, sẵn sàng chiến đấu chống thực dân Pháp. Khi quân Pháp tấn công đồng bào đã tổ chức thành những đội quân ứng nghĩa. Mặc dù vũ khí thô sơ lạc hậu, pháo đài Phƣớc Thắng đã kìm chân quân giặc hơn một ngày và đã đánh chìm một tàu chiến của giặc trên cửa biển Cần Giờ.

2.2.2.3. Di tích văn hóa tôn giáo – tín ngƣỡng.

Cần Giờ có rất nhiều chùa, thánh thất và nhà thờ. Mỗi cơ sở tôn giáo đều có những đặc điểm riêng.

+ Chùa:

Chùa ở Cần Giờ phần lớn là do dân lập và là những ngôi chùa nhỏ, thấp. Chùa ở đây thuộc ba phái Lâm Tế có chùa Thạnh Phƣớc là ngôi chùa cổ nhất, còn gọi là chùa làng. Thuộc phái Tịnh Độ có chùa Hƣng Lợi Tự ở xã Thạnh An. Thuộc phái xuất gia có chùa Hải Đức.

+ Thánh Thất:

Ở Cần Giờ tại các khu dân cƣ tập trung hầu hết đều có xây dựng Thánh Thất, nhƣ thánh thất Cần Thạnh, thánh thất Long Hòa, thánh thất An Thới Đông, thánh thất Thạnh An,… Đây là cơ sở tôn giáo của đạo Cao Đài. Các Thánh Thất ở Cần

Giờ đều có dáng dấp và hình dáng tƣơng đối giống nhau. Biểu tƣợng thờ của đạo là lấy Thiên Nhãn. Thực tế, đạo thờ những biểu tƣợng hòa đồng giữa Phật giáo , Thiên Chúa Giáo, Khổng Tử, Lão Tử, vì vậy đạo còn đƣợc gọi với tên là đạo đại Tam Kỳ Phổ Độ.

+ Nhà thờ:

Nhìn chung các nhà thờ ở Cần Giờ tƣơng đối nhỏ và có rất ít tín đồ. Hình thành vào khoảng thế kỷ 19, một số ngƣời đạo Thiên Chúa ở nơi khác đã đến Cần Giờ. Nhà thờ đầu tiên đƣợc xây dựng tại Thạnh Thới vào khoảng năm 1871 – 1880. Về sau còn có một số nhà thờ ở Đồng Hòa (xây dựng năm 1900), nhà thờ An Thới Đông (xây dựng năm 1930), nhà thờ Cần Thạnh (xây dựng năm 1971), nhà thờ Tam thôn Hiệp (xây dựng năm 1972)

+ Đình:

Huyện Cần Giờ có tất cả 7 ngôi đình. Đình là nơi thờ Thần. Ngƣời Cần Giờ có tập tục thờ những ngƣời có công khai khẩn đất hoang, những ngƣời tổ chức và bảo vệ cuộc sống yên ổn cho dân làng nhƣ chống thú dữ, vì quốc vong thân… những vị này đƣợc ngƣời dân ở đây tôn thờ thành những vị thần làng.

+ Miễu:

Ở Cần Giờ có rất nhiều miễu nhƣ So Đũa, miễu Nhất, miễu Nhị, miễu Đá Giăng, miễu Bình Khánh, miễu Lý Nhơn, miễu Thạnh An, miễu Tam Thôn Hiệp. Miễu là nơi thờ Bà nhƣ bà Phấn, bà Chúa Xứ, bà Thủy Long Công Chúa và phần lớn là thờ bà Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ). Riêng chỉ có miễu Ba là vừa thờ bà, vừa thờ Thần.

Các miễu đƣợc xây dựng đều có quy mô với kiến trúc cổ xƣa và hầu hết đƣợc di dời nhiều lần (nhƣ miễu So Đũa, miễu Nhất). Tùy theo từng làng và làng chài, làng rừng hay làng muối mà bà Thánh Thất đƣợc thờ khác nhau. Ngôi miễu đƣợc lập làm nơi lui tới cầu xin bà Thánh phù hộ cho ngƣời dân ở đó. Ngoài ra, trong thời kỳ chiến tranh, nhiều ngôi miễu là nơi nuôi dƣỡng Cách mạng

Cần Giờ có hai lăng ông. Lăng ông ở Cần Thạnh còn gọi là Thạnh Phƣớc Lạch và lăng ông ở Thạnh An. Lăng ông là nơi thờ bộ xƣơng cá voi mà đã đƣợc ngƣ dân sùng bái, tôn kính và tin tƣởng bái gọi là thần Nam Hải hay Nam Hải Đại Tƣớng Quân, là vị thần che chở cho ngƣời dân đi trên biển và phù hộ cho họ có những mùa cá bội thu, no ấm và giàu có…

Lăng ông là điểm thăm quan lý thú cho khách trong nƣớc và quốc tế, đặc biệt là trong ngày lễ hội, giúp du khách biết đƣợc nét tín ngƣỡng đặc thù của ngƣ dân miền biển.

Ngoài ra, còn có các cơ sở tín ngƣỡng khác nhau nhƣ: Dinh Ông Phƣớc thờ bà Thủy và ông Phƣớc, lễ vào ngày rằm tháng 5 và rằm tháng 3. Các cơ sở tín ngƣỡng ở Cần Giờ hết sức phong phú và tƣơng truyền là rất linh thiêng.

Các công trình tôn giáo, tín ngƣỡng ở Cần Giờ có qui mô không lớn, các công trình có kiến trúc cổ xƣa. Tuy giá trị kiến trúc không cao nhƣng mang giá trị văn hóa sâu sắc. Đây là nơi thể hiện niềm tin yêu cuộc sống, lòng biết ơn đối với các bậc hiền thân, thể hiện tinh thần của dân tộc Việt Nam, đó là truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn, tinh thần tranh đấu ngoan cƣờng chống giặc ngoại xâm và niềm khát khao chinh phục tự nhiên.

2.2.2.4. Di tích văn hóa khảo cổ.

+ Nhóm di tích giồng Am: nằm ở Cần Thạnh cách UBND huyện 200m về hƣớng Nam. Những năm gần đây, do việc đắp đƣờng nối liền tuyến Nhà Bè – CG, nên giồng Am đã bị phá hủy một phần. Hiện di chỉ khảo cổ này có trên 6.289 hiện vật, chất liệu hiện vật đƣợc làm duy nhất từ đất nung.

+ Nhóm di tích giồng Phệt: Tọa tạc trên một giồng đất đỏ thuộc xã Long Hòa, diện tích của giồng khoảng 10.000 m2, di tích này cao hơn mực nƣớc biển 1 – 2 m, nằm giữa rừng ngập mặn um tùm, nhiều luồng lạch.

+ Nhóm di tích giồng Cá Vồ: Diện tích khoảng 7.000 m2 nằm ở tả ngạn sông Hà Thanh (Long Hòa), đây là di tích có quy mô khá lớn và khá nguyên vẹn. Năm 1993, một hố thám sát đã đƣợc mở ở phía Bắc của giồng, phát hiện 38 mộ chum (23 mộ còn cốt) bằng gốm và nhiều đồ trang sức cũng làm từ gốm.

2.2.2.5. Các làng nghề.

+ Làng chiếu: Làng này nằm ở xã Tam Thôn Hiệp, nguyên liệu làm chiếu là những cây cói tròn, mọc tự nhiên hay đƣợc trồng trên những cánh đồng gần đấy. Hiện làng còn không tới 10 hộ dệt chiếu, họ bỏ nghề vì nhiều lý do: đi làm ăn xa, đào ao nuôi tôm làm mất diện tích đất trồng cói

+ Làng chài (xóm lƣới): Tập trung ở bến chài Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An hay các bến đò nơi có tàu, thuyền, ghe, xuồng đánh bắt cá trở về mỗi khi sáng sớm hay chiều tối.

+ Làng muối: DK về ấp Tân Điền (Lý Nhơn), gần khu DL Vàm Sát, hay đƣờng từ Đảo Khỉ ra bãi biển 30/4 thuộc xã Long Hòa, vào mùa khô sẽ bắt gặp hai bên đƣờng những ruộng muối trắng xóa. Đặc biệt, hạt muối xã Lý Nhơn vƣơn cánh bay xa ra cả nƣớc và xuất khẩu qua EU. Làng muối cần khẩn trƣơng cải tạo, nâng cấp… không chỉ nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng muối mà còn làm cho nghề muối trở thành điểm đến cho DK.

+ Làng rừng: gồm những hộ làm nghề rừng (trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng), tập trung ở Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông và Lý Nhơn.

Những làng nghề cần đƣợc giữ ghìn, tôn tạo, phát triển, vì đó là một trong những lý do DK đến tham quan hay muốn tìm hiểu về Cần Giờ.

2.3. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. 2.3.1. Cơ sở lƣu trú.

Tính đến cuối năm 2012, toàn huyện có 25 đơn vị kinh doanh cơ sở lƣu trú với 432 phòng (có 2 cơ sở đƣợc công nhận là khách sạn 3 sao: resort Cần Giờ và resort Hòn Ngọc Phƣơng Nam, tổng số 140 phòng).

2.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng.

Giao thông vận tải:

+ Về đƣờng bộ: Hệ thống đƣờng bộ đƣợc cải thiện tƣơng đối, 2/3 diện tích là đƣờng nhựa số còn lại thuộc về đƣờng đất và đƣờng trãi sỏi, đá. Tuyến đƣờng Rừng Sác nối phà Bình Khánh với các xã, thị trấn đã hoàn thành rộng tới 6 làn xe chạy góp phần thúc đẩy du lịch sinh thái Cần Giờ phát triển mạnh trong tƣơng lai. Ngoài

ra, Cần Giờ có 2 bến xe bus với 102 xe đang hoạt động, năm 2003 tuyến xe bus Tp. HCM – Cần Giờ đƣợc khai trƣơng.

+ Về đƣờng thủy: Trên địa bàn toàn huyện có 48 phƣơng tiện đƣờng thủy vận chuyển hành khách, hàng hóa và 41 bến đò nội huyện đƣợc bố trí trãi đều trên các xã, thị trấn. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, năng lực phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân và việc vận chuyển hàng hóa mới chỉ đáp ứng đƣợc 50%.

- Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc hiện nay đã phát triển đến cấp thôn, xã, cơ quan, nhà nghỉ, khách sạn…; số máy điện thoại bình quân năm

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện cần giờ tp HCM đến năm 2020 (Trang 45)