Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện cần giờ tp HCM đến năm 2020 (Trang 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.8.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

* Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng: Khái niệm du lịch sinh thái cộng đồng đã đƣợc sử dụng để đề cao sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng vào việc phát triển và quản lý du lịch sinh thái. Nếu không có sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng thì việc kiểm soát và sử dụng tại nguyên rất khó khăn. Sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và trực tiếp khuyến khích ngƣời địa phƣơng tìm các phƣơng thức để quản lý các nguồn của mình vì lợi ích của mình hơn là cho ngƣời ngoài tất cả lợi ích và lợi thế.

Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ngày càng đƣợc quan tâm ở Thái Lan đƣợc coi nhƣ là một hình thức du lịch bền vững đƣợc ƣa thích vì những lý do sau:

- Những ngƣời biết bảo tồn môi trƣờng và nguồn tài nguyên thiên nhiên mong muốn có đƣợc loại hoạt động du lịch có tác động ảnh hƣởng đến môi trƣờng thấp.

- Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đƣợc sử dụng nhƣ là một mối liên kết hữu hiệu giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng.

- Du khách mong muốn biết, có kiến thức về bản địa, lối sống, văn hóa, các hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên qua kinh nghệm đích thực từ ngƣời dân địa phƣơng hơn là hƣớng dẫn viên du lịch.

Tóm tắt chƣơng 1:

Qua nghiên cứu Chƣơng I ta thấy:

- Xây dựng chiến lƣợc phải đảm bảo tuân thủ các bƣớc nêu trên, phải xác định đƣợc mục tiêu dài hạn, đảm bảo về nguồn lực, các chính sách cần thiết để thực hiện mục tiêu đó.

- Để hình thành nên chiến lƣợc, tổ chức phải phân tích kỹ tác động của môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài của tổ chức mình, nhận dạng đƣợc các mặt mạnh, mặt yếu, các cơ hội và nguy cơ mà tổ chức đang phải đối mặt, qua đó giúp hình thành các phƣơng án chiến lƣợc một cách cụ thể và hiệu quả, phù hợp với điều kiện của tổ chức mình, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để hình thành nên những chiến lƣợc tốt nhất.

- Việc lựa chọn chiến lƣợc phải phù hợp với mục tiêu và định hƣớng chung của nhà nƣớc và đặc thù của từng địa phƣơng.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CẦN GIỜ.

2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ. 2.2.1. Vị trí địa lý.

Cần Giờ là một huyện ngoại thành của Tp. HCM, có diện tích tự nhiên 71.310 ha bằng 1/3 diện tích tự nhiên của Tp. HCM), cách trung tâm thành phố 50 km. Đây là một huyện ven biển duy nhất của Tp. HCM có đƣờng bờ biển dài 20 km.

- Tọa độ địa lý:

+ Vĩ độ Bắc: 10018’ – 10037’

+ Kinh độ Đông: 106044’ – 107002’ - Ranh giới:

+ Phía Bắc giáp Nhơn Trạch (Đồng Nai).

+ Phía Tây Bắc giáp huyện Nhà Bè (Tp. Hồ Chí Minh).

+ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Cần Đƣớc, Cần Giuộc (Long An) và huyện Gò Công Đông (Tiền Giang).

+ Phía Nam giáp Biển Đông

+ Phía Đông giáp huyện Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Cần Giờ có 6 xã và một thị trấn: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An và thị trấn Cần Thạnh.

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên.

Về khí hậu: Cần Giờ có khí hậu thuộc nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa mƣa nắng rõ rệt, nhiệt độ cao và ổn định (trung bình 25-290

C); số giờ nắng

(tháng 9 thấp nhất khoảng 169 giờ, tháng 3 cao nhất khoảng 176 giờ) và lượng bức xạ (trung bình 10-14 kcal/cm2/tháng) rất phong phú; độ ẩm cao (tháng 9 cao nhất khoảng 83%, tháng 3 thấp nhất khoảng 74%); lượng mưa thấp nhất thành phố Hồ Chí Minh (trung bình 150mm/tháng, 95 ngày mƣa/năm), lƣợng mƣa có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt đời sống của ngƣời dân ở đây. Điều kiện

khí hậu này tạo cho vùng đất Cần Giờ có ƣu thế để bảo tồn và phát triển về đa dạng sinh học.

Bên cạnh khí hậu đƣợc thiên nhiên ƣu đãi thì Cần Giờ còn là vùng đất có nhiều cảnh quan đẹp, tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển. Toàn huyện có 13km bờ biển kéo dài từ thị trấn Cần Thạnh đến xã Long Hòa, cách mũi Nhà Bè hơn 30km đƣờng bộ, đang đƣợc đầu tƣ lấn biển, xây dựng các khu du lịch, các khu nghỉ dƣỡng sẽ là nơi du lịch, nghỉ mát, nghỉ dƣỡng thuận tiện cho ngƣời dân thành phố và khách du lịch trong cũng nhƣ ngoài nƣớc.

Về địa hình: Cần Giờ là vùng đầm lầy hình lòng chảo, cao trình bình quân 0,6-0,7m (nơi cao nhất là 10m ở Giồng Chùa xã Thạnh An, nơi thấp nhất là 0,5m so với mực nƣớc biển). Vùng đầm lầy này có thể chia thành 5 dạng là: không ngập

(khoảng 50ha), ngập theo chu kỳ nhiều năm 13,8% diện tích (cao 1,5-2m), ngập theo chu kỳ năm 21% diện tích (cao 1-1,5m), ngập theo chu kỳ tháng 23,4% diện tích (cao 0,5-1m) và vùng ngập theo chu kỳ ngày 8,1% diện tích (cao 0-0,5m), trong đó dạng bãi bồi độ cao thấp hơn 0,5m ngập hàng ngày (chiếm khoảng 7,6% diện tích). Theo dự báo khoa học, biến đổi khí hậu làm mực nƣớc biển dâng cao thì các vùng đất thấp nhƣ Cần Giờ sẽ chịu rất nhiều ảnh hƣởng tiêu cực, do đó các công trình kết cấu hạ tầng cần phải chú ý cốt nền và độ cao thích hợp để hạn chế các hậu quả của việc nƣớc biển dâng.

Về thủy văn:

- Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi dày đặc với diện tích toàn lƣu vực là 22.850 ha, chiếm 32,45 % diện tích tự nhiên CG. Sông ngòi nơi đây chủ yếu chảy theo hƣớng Đông Nam dạng uốn lƣợn nên ảnh hƣởng trực tiếp đến địa hình và cảnh quan. Môi trƣờng nƣớc CG đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi dầu thải tàu bè, chất thải công nghiệp, sinh hoạt….

- Biển: Đƣờng bờ biển dài 20 km, độ dốc thoải, thành phần nƣớc giàu phù sa, thích hợp cho việc phát triển và nuôi trồng thủy hải sản. Đồng thời, tiềm năng này có thể phát triển các loại hình DL: nghỉ ngơi, tắm biển, thể thao nƣớc, tham quan

bãi nghêu, tham gia đánh bắt thủy sản với ngƣời dân trong vùng để hòa mình với cuộc sống thôn quê….

Bãi biển 30/4 và các vịnh giáp Biển Đông là nơi thuận lợi cho các loại hình DL thể thao, an dƣỡng, tham quan kết nối với tour ở Vũng Tàu, Tp.HCM và đồng bằng sông Cửu Long.

Về Động – Thực vật:

Sự kết hợp khí hậu, địa hình, thổ nhƣỡng và chế độ ngập triều đã hình thành rừng ngập mặn CG với các loài động thực vật cực kì phong phú và đa dạng. Trong chiến tranh, khu vực này là một vùng rậm rạp, cây rừng cao đến 25m gồm các hội đoàn: đƣớc đôi, bần trắng, mấm trắng…. Thời gian từ năm 1964 – 1970, Mỹ đã rải khoảng 1 triệu gallonr chất độc hóa học (da cam, xanh, trắng), rừng bị hủy diệt hoàn toàn làm thay đổi diễn thế sinh thái, các loại cây đƣớc, đà, vẹt biến mất nhƣờng chỗ cho mấm, giá, cóc và một số cây bụi khác.

Từ năm 1978 đến nay, việc tiến hành trồng rừng để khôi phục lại hệ sinh thái đạt đƣợc kết quả mỹ mãn. Sau khi rừng phục hồi chim, thú rừng đã quay trở lại sinh sống, tạo nên những đặc điểm nổi bật của CG về tính đa dạng sinh học.

Về khoáng sản: than bùn khoảng 210 ha nhƣng phân bố phân tán nhiều nơi, chất lƣợng kém nên chủ yếu chỉ dùng để làm phân bón; cát mịn ở sông Lòng Tàu và Nhà Bè chất lƣợng kém, phải xử lý và rửa mặn thì mới có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng; nƣớc ngầm chƣa thấy có dấu hiệu (nƣớc ngọt trong cồn cát Cần Thạnh, Long Hòa không đáng kể)

Cần Giờ là huyện tiền tiêu, là cửa ngõ phía Đông Nam, là huyện biển duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế và văn hóa phát triển năng động nhất cả nƣớc. Với điều kiện tự nhiên là địa phƣơng duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với biển Đông nên Cần Giờ có nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển các ngành kinh tế biển, các dịch vụ du lịch, nghỉ dƣỡng, xây dựng các cảng sông, cảng biển, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản…

2.1.2. Kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ. 2.1.2.1. Dân cƣ – nguồn lao động 2.1.2.1. Dân cƣ – nguồn lao động

- Gia tăng tự nhiên: Theo thống kê của UBND huyện CG năm 2012, dân số huyện là 70.834 ngƣời, tỷ lệ gia tăng tự nhiên 0,9 %.

- Phân bố dân cƣ: Dân cƣ phân bố không đều, mật độ trung bình là 100,4 ngƣời/km2, chủ yếu tập trung theo các cụm dân cƣ, xóm, ấp và các xã nằm ven bờ rừng. Các xã có mật độ cao là Bình Khánh, Cần Thạnh và Long Hòa.

- Thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân theo đầu ngƣời năm 2012 là 2.160 USD/ngƣời, hoạt động chủ yếu trong các ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp và một số hoạt động trong DL. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn 12 triệu đồng/ngƣời/năm giảm còn 25,37% .

- Trình độ dân trí: dân số từ 10 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết còn chiếm tỷ lệ cao trên 8% (theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009)

Bảng 2.1: Số lƣợng trƣờng, lớp, học sinh và giáo viên ở CG

Năm học Số trƣờng Số lớp Số học sinh Số giáo viên

2010-2011 34 486 15.842 819

2011-2012 34 497 16.156 896

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, 2012)

2.1.2.2. Về kinh tế.

- Nông nghiệp: Chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, tổng sản lƣợng năm 2012 đạt 44.770 tấn. Hiện nay, huyện tiếp tục triển khai nuôi cua, cá, tôm theo mô hình kinh tế trang trại với sự cho vay vốn và lãi suất ƣu đãi từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp. HCM. Bên cạnh đó, huyện cũng đầu tƣ phát triển ngành trồng cây ăn trái, lúa và làm muối. Tổng giá trị doanh thu từ ngành nông nghiệp đạt 1.078,6 tỷ đồng.

- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Năm 2012, tổng doanh thu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 156,3 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào sản lƣợng muối, sản lƣợng nƣớc đá, hải sản khô, sản xuất

nƣớc ngọt, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp nhƣ may gia công, sửa chữa máy

nổ phục vụ sản xuất, sửa chữa xe máy.

- Ngành thƣơng mại – dịch vụ: năm 2012 doanh số ngành thƣơng mại dịch vụ đạt 5.518 tỷ đồng, trong đó ngành dịch vụ đạt 318 tỷ đồng, tổng số DK đến CG là 420.000 lƣợt ngƣời/năm, toàn huyện có 25 đơn vị kinh doanh cơ sở lƣu trú.

2.1.2.3. Về văn hóa xã hội.

Về văn hóa: Huyện có nhiều cơ sở văn hóa phục vụ cho nhu cầu giải trí của nhân dân: thƣ viện, nhà văn hóa, sân vận động thể dục – thể thao…. Ngoài ra, CG còn có các cơ sở tôn giáo nhƣ: chùa, đình, miếu, miễu… phục vụ nhu cầu tín ngƣỡng của ngƣời dân. Thành phần dân tộc chủ yếu là ngƣời Kinh, bên cạnh đó còn có nguời Hoa, Khơ – me… làm cho văn hóa bản địa thêm phong phú, đa dạng.

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ.

Đến nay, mảnh đất Cần Giờ đã thay da đổi thịt. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cần Giờ tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, năng động, sáng tạo trong từng bƣớc đi, từng giai đoạn cách mạng, vƣợt qua mọi khó khăn, thiếu thốn để trƣởng thành và phát triển. Những kết quả đã đạt đƣợc về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội hôm nay đã khẳng định sự nỗ lực vƣơn lên, triển khai và thực hiện có hiệu quả các chủ trƣơng, chỉ đạo của Trung ƣơng cũng nhƣ của thành phố Hồ Chí Minh. Những kết quả đã đạt đƣợc của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Cần Giờ đã đƣợc Nhà nƣớc ghi nhận và tuyên dƣơng danh hiệu Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân (năm 2000) và Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2005).

2.2. Thực trạng tài nguyên thiên nhiên du lịch sinh thái. 2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên. 2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên.

2.2.1.1. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.

* Hệ thực vật:

Rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích 33.009 ha chiếm gần 1/2 diện tích toàn huyện Cần Giờ, đƣợc UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, xứng đáng là “lá phổi xanh” của thành phố với hệ sinh thái quan trọng trong việc điều hòa

khí hậu, hạn chế xói mòn, làm màu mỡ đất đai, hạn chế ô nhiễm nƣớc và không khí…

Hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ chiếm đa số là cây đƣớc, thành phần của loài cây này tƣơng đối đơn giản và có kích thƣớc cá thể ở dạng trung bình.

Hệ thực vật rừng tự nhiên khoảng 7.000 ha bao gồm: Chà là, Ráng, Giá, Nấm, Dà vôi … tất cả đều sống ở vùng ít ngập nƣớc.

* Hệ động vật:

Hiện nay, hệ động vật rừng ngập mặn Cần Giờ có giá trị cao về mặt bảo tồn đa dạng sinh học với trên 200 loài động vật, trong đó, có nhiều loài có tên trong sách đỏ của nƣớc ta. Theo những nghiên cứu gần đây thì hiện nay ở Cần Giờ có những loài động vật chủ yếu sau:

Loài thủy sinh: có 63 loài tảo; 114 loài động vật đáy; động vật không xƣơng sống nhƣ tôm, cua, sò, ốc; 45 loài cá.

Động vật trên cạn: 48 loài lƣỡng cƣ bò sát, 4 loài hữu nhủ, 37 loài chim… Nhìn chung, dù không nhiều và phong phú nhƣ trƣớc khi bị tàn phá bởi chiến tranh nhƣng các loài động vật ở Cần Giờ đang dần đƣợc hồi phục, điều này đã góp phần thu hút khách du lịch đến với Cần Giờ.

2.2.1.2. Hệ sinh thái biển, sông, kênh rạch.

* Biển:

Bờ biển cần giờ dài gần 20 km. Biển Cần Giờ rất đặc biệt – biển phù sa vì thành phần chủ yếu là đất bùn sét. Ở đây cƣ dân có thể nuôi trồng thủy hải sản, vừa có thêm thu nhập, vừa tạo nên đƣợc những bãi nghêu cho khách thăm quan và hiểu thêm đƣợc cuộc sống của cƣ dân địa phƣơng.

* Sông ngòi, kênh rạch:

Diện tích sông ngòi, kênh rạch ở Cần Giờ là 22.161 ha, dù cách Thành phố chỉ khoảng 50 km nhƣng vì có hệ thống sông rạch bao quanh, nên Cần Giờ giống nhƣ hòn đảo nhỏ yên tĩnh, tách biệt với sự ồn ào, náo nhiệt của Thành phố. Vì vậy Cần Giờ rất phù hợp với loại hình du lịch nghỉ dƣỡng.

2.2.1.3. Hệ sinh thái ven bờ.

Bờ hồ, sông, suối…cũng có sức thu hút đối với du lịch sinh thái, Cần Giờ với hệ thống kênh rạch chằng chịt kết hợp với yếu tố khác nhƣ thời tiết, khí hậu, mặt bằng, cảnh quan…không chỉ thích hợp với các buổi dã ngoại, nghỉ ngơi, cắm trại ngoài trời mà còn tìm hiểu sự sống và hoạt động của hệ động thực vật ven bờ.

2.2.2. Tài nguyên nhân văn.

Cần Giờ ngày nay vẫn là một trong năm huyện ngoại thành còn nghèo của thành phố Hồ Chí Minh. Dù cách thành phố không xa nhƣng ở đây mọi thứ dƣờng nhƣ còn thiếu thốn. Tuy nhiên, điều này không làm kém đi những nét văn hóa rất đặc sắc có của ngƣời dân Cần Giờ.

Đến với vùng đất này, chúng ta cảm nhận đƣợc cuộc sống bình yên, chất phát của ngƣời dân ở đây. Từ những địa danh nhƣ Cần Giờ, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An, Thiềng Liềng, vịnh Gành Rái, Giồng Ao,… đều có những câu chuyện, sự tích xa xƣa của nó. Vùng vịnh Gành Rái, Giồng Ao gắn liền với những sự kiện của khởi nghĩa Tây Sơn, những cuộc chạy trốn của Nguyễn Ánh, cho đến khu căn cứ Rừng Sát lịch sử là những nơi mang đầy chiến công của ngƣời dân Cần Giờ trong kháng chiến chống mỹ cứu nƣớc.

Đời sống tâm linh của ngƣời dân Cần Giờ cũng rất phong phú, đây là nơi tập hợp của dân tứ xứ, nên trong họ cũng đã mang nhiều tín ngƣỡng khác nhau nhƣ: Phật Giáo, Thiên chúa giáo, Cao Đài, tin lành… trong đó, phật giáo và thiên chúa giáo đƣợc truyền bá vào Cần Giờ sớm nhất.

Nhìn chung, mặc dù có nhiều khó khăn, thiếu thốn về mặt vật chất so với các

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện cần giờ tp HCM đến năm 2020 (Trang 39)