Quy trình hoạch định chiến lƣợc

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện cần giờ tp HCM đến năm 2020 (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Quy trình hoạch định chiến lƣợc

1.1.3.1. Xác định mục tiêu:

Mục tiêu là khái niệm dùng để chỉ những kết quả cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn đạt đƣợc trong một giai đoạn nhất định và là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng, hình thành chiến lƣợc. Để chiến lƣợc cụ thể và mang tính thực tiễn cao thì mục tiêu đặt ra phải phù hợp thực tiễn, phù hợp với từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Do đó, Xác định mục tiêu là giai đoạn đầu tiên và cũng là nền tảng cho việc xây dựng chiến lƣợc.

1.1.3.2. Phân tích môi trƣờng hoạt động:

Phân tích đánh giá môi trƣờng bên ngoài: Bao gồm môi trƣờng vĩ mô và Môi trƣờng vi mô (Môi trƣờng tổng quát hay Môi trƣờng đặc thù):

- Các yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô: bao gồm các yếu tố nhƣ yếu tố chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa xã hội, công nghệ và kỹ thuật, yếu tố tự nhiên. Trong quá trình xây dựng chiến lƣợc chúng ta không thể bỏ qua phân tích các yếu tố này.

- Các yếu tố thuộc môi trƣờng vi mô: đây là các yếu tố tác động trực tiếp đến ngành nhƣ yếu tố nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các đối thủ tiềm năng, các sản phẩm thay thế.

Phân tích môi trƣờng bên trong: đây là yếu tố trong nội bộ của tổ chức, các yếu tố này ta có thể kiểm soát đƣợc. Các yếu tố nhƣ tài chính, kỹ thuật, nhân sự, tiếp thị …sẽ giúp cho nhà hoạch định chiến lƣợc thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh.

1.1.3.3. Hình thành các phƣơng án chiến lƣợc.

Để hình thành nên chiến lƣợc, tổ chức phải phân tích kỹ tác động của môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài của tổ chức mình, nhận dạng đƣợc các mặt mạnh, mặt yếu, các cơ hội và nguy cơ mà tổ chức đang phải đối mặt, qua đó giúp hình thành các phƣơng án chiến lƣợc một cách cụ thể và hiệu quả, phù hợp

với điều kiện của tổ chức mình, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để hình thành nên những chiến lƣợc tốt nhất.

1.1.3.4. Lựa chọn chiến lƣợc.

Căn cứ vào chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ của mình mà tổ chức lựa chọn các phƣơng án chiến lƣợc phù hợp trong số những chiến lƣợc đƣợc hình thành. Ngoài ra, chiến lƣợc còn phải đáp ứng hiệu quả kinh tế, xã hội mà tổ chức yêu cầu, việc lựa chọn chiến lƣợc đúng đắn, phù hợp với tổ chức sẽ là “kim chỉ nam” cho sự thành công của tổ chức đó.

1.2. Tìm hiểu về du lịch sinh thái. 1.2.1. Quan niệm về du lịch sinh thái.

Có thể nói cho đến nay khái niệm về du lịch sinh thái vẫn còn đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ khác nhau với những tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, mặc dù những tranh luận vẫn còn tiếp tục nhằm đƣa ra một định nghĩa chung đƣợc chấp nhận về du lịch sinh thái, đa số các ý kiến tại diễn dàn quốc tế chính thức về du lịch sinh thái đều cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và quản lý bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ đƣợc hƣớng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trƣờng để nâng cao nhân biết, cảm nhận đƣợc giá trị tự nhiên và văn hóa mà không gây tác động không thể chấp nhận đối với hệ sinh thái và văn hóa bản địa.

Về nội dung thì du lịch sinh thái là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đƣa du khách tới những môi trƣờng còn tƣơng đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hóa bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phƣơng.

1.2.2. Định nghĩa về du lịch sinh thái.

1.2.2.1. Định nghĩa về du lịch sinh thái của hiệp hội du lịch sinh thái (1992).

“Du lịch sinh thái là sự du hành mục đích đến các khu vực tự nhiên để hiểu biết lịch sử tự nhiên, văn hóa môi trƣờng, không làm biến đổi tính hoàn chỉnh về

sinh thái đồng thời tạo cơ hội phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phƣơng”.

Tuy nhiên, do mỗi quốc gia có đặc diểm khác nhau về địa hình, kinh tế, văn hóa – xã hội…nên hoạt động du lịch sinh thái đƣợc hiểu dƣới góc độ khác nhau và ở mỗi quốc gia có một định nghĩa riêng về du lịch sinh thái.

1.2.2.2. Định nghĩa du lịch sinh thái ở Việt Nam (1999)

Trong cuộc hội thảo “Xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” đƣợc tổ chức tại Hà Nội từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 9 năm 1999, Tổng cục du lịch cùng hội đồng thanh niên Việt Nam và Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á – Thái Bình Dƣơng đã đƣa ra một quyết định thống nhất du lịch sinh thái ở Việt Nam nhƣ sau:

“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng”.

Nhƣ vậy, du lịch sinh thái là loại hình du lịch gắn với thiên nhiên, không làm biến đổi hệ sinh thái, du lịch sinh thái gắn liền ý thức bảo vệ môi trƣờng và sự bình an của cộng đồng địa phƣơng. Một trong những thuộc tính đặc trƣng của du lịch sinh thái là tính bền vững, đây cũng chính là sự khác biệt cơ bản giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác vì một phần thu nhập từ hoạt động du lịch sinh thái đƣợc tái đầu tƣ trực tiếp vào bảo vệ các đối tƣợng du lịch cũng nhƣ nâng cao mức sống cộng đồng địa phƣơng thông qua sự tham gia có tổ chức của họ.

1.2.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái:

- Du lịch sinh thái luôn gắn với nhu cầu động cơ hƣớng về cội nguồn và duy trì quan hệ tốt đẹp, thân thiện.

- Sự phát triển xã hội hiện đại, đặc biệt sự phát triển của công nghiệp và đô thị hóa đã kèm theo sự ô nhiễm về không khí, nƣớc uống, áp lực công việc, các quan hệ xã hội đã tạo ra các trạng thái tâm lý căng thẳng. Vì thế nhu cầu thƣ giãn, nghỉ ngơi trong môi trƣờng sinh thái để tìm lại sƣ cân bằng tam lý ngày càng phát triển. Du khách du lịch sinh thái muốn có đƣợc các sản phẩm du lịch sạch, tinh

khiết. Du khách muốn đƣợc thả mình trong môi trƣờng cảnh quang yên tĩnh, khí hậu trong lành…môi trƣờng sinh thái đó đã có ảnh hƣởng rất lớn tới tâm lý của du khách, tạo cho họ những ấn tƣợng mạnh mẽ, những rung cảm tuyệt vời. Du khách cảm thấy nhƣ đƣợc sống trong thế giới huyền ảo, và quên đi những lo toan vất vả đời thƣờng. Đây là những điều kiện tốt giúp cho du khách sức khỏe, tinh thần một cách nhanh nhất.

- Du khách muốn sử dụng phƣơng tiện đi lại đơn giản trong quá trình du lịch nhƣ: thuyền, xe ngựa, xe kéo, đi bộ…nhằm thỏa mãn nhu cầu muốn hít thở không khí trong lành, tránh đƣợc khói bụi, và khí thảy đồng thời rèn luyện sức khỏe bản thân.

- Du khách thích đƣợc nghỉ trong các lều trại, nhà sàn, hang đá để đƣợc hòa mình hơn với thiên nhiên cuộc sống chung với dân cƣ địa phƣơng để biết và hiểu hơn cuộc sống của họ.

- Du khách muốn đƣợc sử dụng các đặc sản của các vùng miền, rừng núi theo những phong cách đặc trƣng cá nƣớng, thịt rừng nƣớng, các món ăn thực đặc trƣng của ngƣời dân địa phƣơng và mua quà lƣu niệm gắn liền với đặc điểm sinh thái nhƣ: mật ong rừng, hoa, quả rừng, măng rừng…

1.2.4. Vai trò của du lịch sinh thái. 1.2.4.1. Lợi ích sinh thái. 1.2.4.1. Lợi ích sinh thái.

Du lịch sinh thái mang lại lợi ích rất lớn cho sinh thái của khu vực đó, muốn du lịch sinh thái vùng đó phát triển thì trƣớc hết hệ sinh thái vùng đó phải thật sự đa dạng, đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách. Thông qua các hoạt động, du lịch sinh thái sẽ giúp các loại động thực vật quý hiếm đƣợc gìn giữ và bảo tồn, góp phần bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên, góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học… Do đó, du lịch sinh thái phát triển mạnh sẽ tạo điều kiện cho các quy trình sinh thái cũ cũng nhƣ mới diễn ra liên tục hơn và ngăn chặn bớt việc phá hoại sinh thái.

1.2.4.2. Lợi ích kinh tế.

Du lịch sinh thái ngày càng phát triển tạo điều kiện tạo công ăn việc làm, tăng thƣ nhập cho cộng đồng ở trong và quanh khu vực tổ chức hoạt động du lịch

sinh thái, doanh thu về nội tệ cũng nhƣ ngoại tệ sẽ tăng nếu biết đầu tƣ và phát triển đúng mức cho LDST. Du lịch sinh thái cũng có thế góp phần khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống, thúc đẩy các ngành nghề cùng phát triển và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2.4.3. Lợi ích cho xã hội.

Du lịch sinh thái đã thúc đẩy bảo vệ môi trƣờng tự nhiên do hiện tƣợng đô thị hóa phát triển không ngừng đã cuốn hút con ngƣời theo dòng chảy của cuộc sống công nghiệp hóa, vật chất hóa và con ngƣời ngày càng bị tách rời với môi trƣờng thiên nhiên. Do đó, với sự phát triển du lịch sinh thái, nhu cầu tìm hiểu thiên nhiên thông qua con đƣờng du lịch sinh thái đã trở nên ngày càng cấp thiết, thông qua các hoạt động này con ngƣời đã giúp cho các loại động vật quý hiếm, gìn giữ và bảo tồn.

Du lịch sinh thái không những giúp bảo tồn văn hóa mà còn góp phần khôi phục ngành nghề truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, các lễ hội và phong tục tập quán của các cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.

Du lịch sinh thái kết hợp hài hòa cả ba mục tiêu: kinh tế, xã hội và sinh thái. Do đó, du lịch sinh thái đƣợc xem nhƣ một mắt xích bền vững trong tổng thể ngành du lịch đã tiếp cận toàn diện ba lĩnh vực: quy hoạch, quản lý và sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng.

1.2.4.4. Tác động tiêu cực.

Bên cạnh những hiệu quả nhiều mặt mang lại thì hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng cũng có một số tác động tiêu cực:

* Tác động đến môi trƣờng: nếu không quản lý tốt sẽ gây nên hậu quả to lớn vì hiện tƣợng ô nhiễm môi trƣờng, phá vỡ tính thống nhất và cân bằng của hệ sinh thái.

* Về mặt văn hóa, xã hội: du lịch sinh thái nói riêng và du lịch nói chung có thể làm xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng do sự thẩm thấu và giao thoa văn hóa giữa du khách và dân cƣ địa phƣơng, nó làm thƣơng mại hóa các hoạt động văn hóa truyền thống với lý do là nhằm thu hút du khách.

* Về mặt kinh tế: du lịch sinh thái thái sẽ làm ảnh hƣởng đến không gian sống của cộng đồng địa phƣơng, làm tăng sự phân hóa xã hội trong cộng đồng về thu nhập, làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhóm ngƣời trong cộng đồng địa phƣơng.

1.2.5. Tài nguyên du lịch sinh thái. 1.2.5.1. Hệ sinh thái tự nhiên. 1.2.5.1. Hệ sinh thái tự nhiên.

Đối với hoạt động du lịch sinh thái thì các hệ sinh thái tự nhiên sau đây là đối tƣợng chủ yếu:

* Hệ sinh thái vùng núi cao: đặc biệt ở các độ cao từ 1500 – 2000 m trở lên so với mặt nƣớc biển đƣợc xem là nơi có bầu khí quyển trong lành nhất, hệ sinh thái này do sự thay đổi về độ cao, áp suất khí quyển, độ ẩm, với thảm thực vật đa dạng và động vật phong phú.

* Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm: Vƣờn quốc gia Cát Tiên.

* Hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trƣng: Yokdon – Bản Đôn, Đăk Lăk.

* Hệ sinh thái đất ngập nƣớc: đất ngập nƣớc tại các vùng đầm lầy, các vùng ngập nƣớc thƣờng xuyên hay không thƣờng xuyên: nƣớc ngọt, nƣớc lợ, hay nƣớc mặn và bao gồm cả phần đất ngập nƣớc ven biển với độ cao không quá 6m khi thủy triều xuống (ví dụ: Cần Giờ, tp.HCM, Kiên Giang, Amazone…) đây là môi trƣờng sinh sống phát triển, cƣ trú của nhiều loại sinh vật, thực vật đặc hữu.

* Hệ sinh thái biển: với sức hấp dẫn về độ sâu, thế giới dƣới nƣớc, cuộc sống của sinh vật dƣới đáy biển…sự phát triển của các chuyến du lịch lặn từ mấy năm gần đây cho thấy mô hình này rất thích hợp với loại hình du lịch sinh thái chứ không đơn thuần là một dạng du lịch thể thao dành riêng cho các vận động viên chuyên nghiệp.

* Hệ sinh thái ven bờ: bờ hồ, sông, suối, thác nƣớc… cũng có sức thu hút đối với cho du khách. Địa hình thuận lợi kết hợp yếu tố nhƣ thời tiết, khí hậu, cảnh quang…không chỉ thích hợp các buổi dã ngoại, nghỉ ngơi, cắm trại ngoài trời mà còn tìm hiểu sự sống và hoạt động của các dạng vật chất xung quanh.

1.2.5.2. Hệ sinh thái nhân văn:

Tài nguyên nhân vân – xã hội cũng đƣợc xem là một đối tƣợng của du lịch sinh thái, có những định nghĩa chỉ xem du lịch sinh thái là du lịch “xanh” nghĩa là chỉ quan tâm đến hệ sinh thái tự nhiên mà bỏ qua hệ sinh thái nhân văn. Tuy nhiên, việc tìm hiểu một đặc điểm văn hóa hoặc hòa nhập với lối sống đời thƣờng của một vùng với những phong tục tập quán mới là cũng là một nội dung của du lịch sinh thái.

* Nét văn hóa truyền thống: những tiêu thức nhân văn đƣợc hình thành trong quá trình tồn tại, phát sinh, phát triển của cộng đồng ngƣời, với những truyền thống kinh nghiệm về đời sống, các tính cách, tƣ duy tập quán quan hệ cộng đồng, nét giao tiếp, phong cách sống của cƣ dân địa phƣơng với lòng hiếu khách, sự hiếu kỳ khi đón tiếp du khách cũng là yếu tố thu hút khách theo dạng sinh thái nhân văn. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, đến cả các hoạt động đời thƣờng nhƣ ăn, uống, ngủ nghỉ, phƣơng tiện đi lại đều gây cho du khách sự tò mò rồi từ đó đƣa đến nhu cầu hòa nhập. Tất cả những tiêu thức trên đều đƣợc xem là đối tƣợng của du lịch sinh thái nhân văn. Ví dụ: uống rƣợu cần và nhảy múa cùng ngƣời dân tộc, chèo thuyền, kéo lƣới, xe xích lô…

* Các di tích văn hóa lịch sử: trong tiến trình lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia với việc hình thành xây dựng nên các di tích lịch sử - văn hóa, các công trình kiến trúc mang tính tôn giáo, quân sự, kinh tế…những công trình đánh dấu một sự kiện quan trọng nào đó…cũng đƣợc xếp vào những đối tƣợng của du lịch sinh thái. Bởi du lịch sinh thái mang đậm tính hòa nhập, bảo tồn bền vững. Do đó, những công trình để lại dấu ấn khéo léo của đôi tay và sáng tạo của khối óc của con ngƣời cũng đƣợc xem là đối tƣợng cần phải hòa nhập, tôn trọng và cần đƣợc tôn tạo, bảo vệ.

1.2.6. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái. 1.2.6.1. Nguyên tắc hòa nhập. 1.2.6.1. Nguyên tắc hòa nhập.

Du khách cần phải hòa nhập một cách tự nguyện vào môi trƣờng tƣ nhiên, môi trƣờng văn hóa – xã hội theo đúng nghĩa của nó, phải chấp nhận hạn chế của nó

hơn là biến đổi, cải tạo môi trƣờng của nó đƣợc thuận tiện theo ý muốn cá nhân. Giáo dục và nâng cao hiểu biết của du khách về môi trƣờng tự nhiên, tạo ý thức tham gia vào nỗ lực bảo tồn tự nhiên. Bên cạnh đó, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cũng đặc biệt quan trọng mà hoạt động du lịch sinh thái cần tuân thủ, bởi các giá trị nhân văn là một bộ phận cơ hữu không thể tách rời các giá trị của môi

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện cần giờ tp HCM đến năm 2020 (Trang 26)