Tài nguyên du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện cần giờ tp HCM đến năm 2020 (Trang 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Tài nguyên du lịch sinh thái

1.2.5.1. Hệ sinh thái tự nhiên.

Đối với hoạt động du lịch sinh thái thì các hệ sinh thái tự nhiên sau đây là đối tƣợng chủ yếu:

* Hệ sinh thái vùng núi cao: đặc biệt ở các độ cao từ 1500 – 2000 m trở lên so với mặt nƣớc biển đƣợc xem là nơi có bầu khí quyển trong lành nhất, hệ sinh thái này do sự thay đổi về độ cao, áp suất khí quyển, độ ẩm, với thảm thực vật đa dạng và động vật phong phú.

* Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm: Vƣờn quốc gia Cát Tiên.

* Hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trƣng: Yokdon – Bản Đôn, Đăk Lăk.

* Hệ sinh thái đất ngập nƣớc: đất ngập nƣớc tại các vùng đầm lầy, các vùng ngập nƣớc thƣờng xuyên hay không thƣờng xuyên: nƣớc ngọt, nƣớc lợ, hay nƣớc mặn và bao gồm cả phần đất ngập nƣớc ven biển với độ cao không quá 6m khi thủy triều xuống (ví dụ: Cần Giờ, tp.HCM, Kiên Giang, Amazone…) đây là môi trƣờng sinh sống phát triển, cƣ trú của nhiều loại sinh vật, thực vật đặc hữu.

* Hệ sinh thái biển: với sức hấp dẫn về độ sâu, thế giới dƣới nƣớc, cuộc sống của sinh vật dƣới đáy biển…sự phát triển của các chuyến du lịch lặn từ mấy năm gần đây cho thấy mô hình này rất thích hợp với loại hình du lịch sinh thái chứ không đơn thuần là một dạng du lịch thể thao dành riêng cho các vận động viên chuyên nghiệp.

* Hệ sinh thái ven bờ: bờ hồ, sông, suối, thác nƣớc… cũng có sức thu hút đối với cho du khách. Địa hình thuận lợi kết hợp yếu tố nhƣ thời tiết, khí hậu, cảnh quang…không chỉ thích hợp các buổi dã ngoại, nghỉ ngơi, cắm trại ngoài trời mà còn tìm hiểu sự sống và hoạt động của các dạng vật chất xung quanh.

1.2.5.2. Hệ sinh thái nhân văn:

Tài nguyên nhân vân – xã hội cũng đƣợc xem là một đối tƣợng của du lịch sinh thái, có những định nghĩa chỉ xem du lịch sinh thái là du lịch “xanh” nghĩa là chỉ quan tâm đến hệ sinh thái tự nhiên mà bỏ qua hệ sinh thái nhân văn. Tuy nhiên, việc tìm hiểu một đặc điểm văn hóa hoặc hòa nhập với lối sống đời thƣờng của một vùng với những phong tục tập quán mới là cũng là một nội dung của du lịch sinh thái.

* Nét văn hóa truyền thống: những tiêu thức nhân văn đƣợc hình thành trong quá trình tồn tại, phát sinh, phát triển của cộng đồng ngƣời, với những truyền thống kinh nghiệm về đời sống, các tính cách, tƣ duy tập quán quan hệ cộng đồng, nét giao tiếp, phong cách sống của cƣ dân địa phƣơng với lòng hiếu khách, sự hiếu kỳ khi đón tiếp du khách cũng là yếu tố thu hút khách theo dạng sinh thái nhân văn. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, đến cả các hoạt động đời thƣờng nhƣ ăn, uống, ngủ nghỉ, phƣơng tiện đi lại đều gây cho du khách sự tò mò rồi từ đó đƣa đến nhu cầu hòa nhập. Tất cả những tiêu thức trên đều đƣợc xem là đối tƣợng của du lịch sinh thái nhân văn. Ví dụ: uống rƣợu cần và nhảy múa cùng ngƣời dân tộc, chèo thuyền, kéo lƣới, xe xích lô…

* Các di tích văn hóa lịch sử: trong tiến trình lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia với việc hình thành xây dựng nên các di tích lịch sử - văn hóa, các công trình kiến trúc mang tính tôn giáo, quân sự, kinh tế…những công trình đánh dấu một sự kiện quan trọng nào đó…cũng đƣợc xếp vào những đối tƣợng của du lịch sinh thái. Bởi du lịch sinh thái mang đậm tính hòa nhập, bảo tồn bền vững. Do đó, những công trình để lại dấu ấn khéo léo của đôi tay và sáng tạo của khối óc của con ngƣời cũng đƣợc xem là đối tƣợng cần phải hòa nhập, tôn trọng và cần đƣợc tôn tạo, bảo vệ.

1.2.6. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái. 1.2.6.1. Nguyên tắc hòa nhập. 1.2.6.1. Nguyên tắc hòa nhập.

Du khách cần phải hòa nhập một cách tự nguyện vào môi trƣờng tƣ nhiên, môi trƣờng văn hóa – xã hội theo đúng nghĩa của nó, phải chấp nhận hạn chế của nó

hơn là biến đổi, cải tạo môi trƣờng của nó đƣợc thuận tiện theo ý muốn cá nhân. Giáo dục và nâng cao hiểu biết của du khách về môi trƣờng tự nhiên, tạo ý thức tham gia vào nỗ lực bảo tồn tự nhiên. Bên cạnh đó, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cũng đặc biệt quan trọng mà hoạt động du lịch sinh thái cần tuân thủ, bởi các giá trị nhân văn là một bộ phận cơ hữu không thể tách rời các giá trị của môi trƣờng xã hội đối với hệ sinh thái ở một nơi cụ thể.

1.2.6.2.Nguyên tắc tham gia cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động du lịch sinh thái.

Tất cả những nỗ lực cần để đạt đƣợc tính bền vững trong phát triển du lịch sinh thái thì sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng cần đƣợc quan tâm và khuyến khích, có nhiều nguyên nhân mà cộng đồng địa phƣơng cần phải tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái.

Về mặt đạo đức và công bằng xã hội, cộng đồng địa phƣơng là chủ nhân thật sự của các tài nguyên cả trong tự nhiên lần nhân văn mà ngành du lịch phải dựa vào để thu hút du khách, cho nên họ có quyền tham gia và hƣởng lợi từ hoạt động du lịch trong khu vực.

Việc tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động du lịch không chỉ tăng thu nhập, cải thiện đời sống mà còn làm cho họ có trách nhiệm hơn với tài nguyên, môi trƣờng du lịch, cùng ngành du lịch chăm lo đến việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch, góp phần quan trọng đối với việc phát triển bền vững của du lịch.

1.2.6.3. Nguyên tắc quy mô.

Yêu cầu của du lịch sinh thái là không phá hủy môi trƣờng, làm tổn hại cuộc sống của các sinh vật, cƣ dân địa phƣơng trong môi trƣờng đó, cho nên khi khai thác cần chú ý đến một số yếu tố để bảo tồn tính bền vững của môi trƣờng.

Bất kỳ một điểm du lịch nào cũng đòi hỏi một giới hạn nhất định về mặt số lƣợng, điều này càng chở nên tất yếu hơn đối với một điểm du lịch sinh thái đúng nghĩa, sức chứa đựng của nó chỉ chấp nhận số lƣợng ở mức độ vừa phải, càng hạn chế du khách đạt mức tối đa bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu vì ngoài việc số lƣợng du khách quá đông sẽ gây tiếng ồn, nguy hại đến môi trƣờng làm ảnh hƣởng đến

cuộc sống của các sinh vật ở đó thì lƣợng thải cao làm ảnh hƣởng đến khả năng tái tạo sức sống của hệ sinh thái, không kiểm soát đƣợc hành vi tiêu cực cho dù là do vô ý hay cố ý hủy hoại môi trƣờng.

- Về diện tích: đối với một điểm du lịch sinh thái thì bố cục và tỷ lệ giữa diện tích xây dựng với diện tích tự nhiên phải hết sức hợp lý; ngay cả cấu trúc, kiến trúc, vật liệu trang thiết bị của các công trình cũng phải phù hợp với cảnh quang thiên nhiên. Điều đó có ý nghĩa về mặt mỹ quan lẫn về môi trƣờng.

- Về không gian: phải đảm bảo đƣợc an toàn cho du khách và bảo toàn sự sống của sinh vật, tránh xây dựng các khu dân cƣ gần các điểm sinh thái, các hệ thống giao thông thủy bộ chính yếu không đi qua những nơi này. Ngoài ra, việc sử dụng các phƣơng tiện di chuyển trong khu vực sinh thái, các thiết bị nhƣ: camera, chụp ảnh, máy điều hòa, hệ thống xử lý rác…đều phải tuân thủ các nguyên tắc về bảo vệ môi trƣờng. Tiêu chuẩn không gian của một điểm hoạt động du lịch sinh thái còn đƣợc quy định về “sức chứa”. “Sức chứa” trên cả bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội; tất cả những khía cạnh này có liên quan đến lƣợng khách đến một điểm cụ thể.

+ Xét về khía cạnh vật lý thì sức chứa ở đây đƣợc hiểu là số lƣợng du khách tối đa mà khu vực có thể tiếp xúc đƣợc.

+ Xét về mặt sinh học thì “sức chứa” là lƣợng khách đến vƣợt quá khả năng tiếp xúc của môi trƣờng làm xuất hiện các tác động đến sinh thái do hoạt động của bản thân du khách mà họ gây ra.

+ Về khía cạnh tâm lý thì “sức chứa” đƣợc hiểu là giới hạn của du khách mà nếu vƣợt quá du khách sẽ cảm thấy hoạt động của họ bị ảnh hƣởng và mức độ thỏa mãn của du khách sẽ bị giảm xuống do tình trạng quá tải.

+ Về khía cạnh xã hội thì “sức chứa” là giới hạn mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của du khách đến đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế trong khu vực.

1.2.7. Đối tƣợng tham gia hoạt động du lịch. 1.2.7.1. Cơ quan quản lý Nhà nƣớc. 1.2.7.1. Cơ quan quản lý Nhà nƣớc.

Đó là những nhà quy hoạch và lập chính sách làm việc trong bộ máy nhà nƣớc thuộc lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng, vai trò của họ là cố vấn, có ảnh hƣởng đến các chính sách, giải pháp của Chính phủ vì vậy đây là những ngƣời có vai trò quan trọng đối với chiến lƣợc phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng.

- Quy hoạch du lịch sinh thái đƣợc xem xét xác định trên một vùng lãnh thổ đặc trƣng, các nhà quy hoạch thực hiện các công việc trong khuôn khổ các quy định của pháp luật.

- Trên số vùng đƣợc các nhà hoạch định cân nhắc để tổ chức du lịch, câu hỏi cần đặt ra là: có cho phép phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại đây hay không? Và hoạt động du lịch đến mức nào là đủ?.

- Các nhà hoạch định chính sách du lịch cần hiểu những trách nhiệm để hƣớng tới những nguyên tắc và việc bảo tồn cái vốn có của du lịch sinh thái; cần xem xét những hoạt động du lịch nhƣ vậy có thể xem là du lịch sinh thái không?.

1.2.7.2. Các nhà điều hành và hƣớng dẫn viên du lịch.

Các nhà điều hành.

Là những ngƣời có vai trò quan trọng trong việc tổ chức điều hành cụ thể hoạt động du lịch sinh thái. Chính vì vậy, họ phải là những ngƣời hiểu biết toàn diện và tôn trọng những nguyên tắc của du lịch sinh thái, điều này cần thễ hiện cụ thể trong điều hành của họ.

Trách nhiệm của những nhà điều hành là hết sức lớn bởi họ phải đảm bảo lợi ích của tổ chức kinh doanh du lịch đồng thời phải đảm bảo các nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững, điều này đòi hỏi các nhà điều hành phải có sự phối hợp chặt chẽ với các nhà quản lý nhà nƣớc và với ngƣời dân địa phƣơng.

Hƣớng dẫn viên du lịch.

Là cầu nối giữa khách và đối tƣợng du lịch để thỏa mãn các nhu cầu của khách, chất lƣợng những đóng góp của họ có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của hoạt động du lịch sinh thái.

Chính vì vậy họ cần phải là những ngƣời có kiến thức, nắm đƣợc đầy đủ thông tin về môi trƣờng tự nhiên, các đặc điểm sinh thái, văn hóa cộng đồng địa phƣơng để giới thiệu một cách sinh động nhất, đầy đủ nhất với du khách về những vấn đề mà họ quan tâm. Bên cạnh đó, các hƣớng dẫn viên du lịch cũng phải là ngƣời có quan hệ đặc biệt với ngƣời dân địa phƣơng nơi tổ chức hoạt động du lịch.

1.2.7.3. Khách du lịch.

Là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, khách du lịch luôn mong muốn có đƣợc một trải nghiệm mang tính tổng thể, các hoạt động nhƣ giải trí, thể thao, lễ hội, thám hiểm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục… hay các hoạt động liên quan đến kinh tế có thể làm giàu kinh nghiệm và vốn hiểu biết cho du khách. Nhu cầu đi du lịch đang ngày càng tăng cùng với những cải thiện chung về kinh tế, những thuận lợi về giao thông.

1.2.8. Kinh nghiệm của một số nƣớc về du lịch sinh thái. 1.2.8.1. Kinh nghiệm của Malaysia. 1.2.8.1. Kinh nghiệm của Malaysia.

Malaysia đã chấp nhận định nghĩa chính thức về du lịch sinh thái là “hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trƣờng tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hƣởng và trân trọng các giá trị thiên nhiên, mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hƣởng của du khách không lớn,và tạo điều kiện cho dân chúng địa phƣơng tham dự một cách tích cực có lợi về xã hội và kinh tế”. Du lịch sinh thái tại Malaysia xoay quanh các nội dung chính sau:

* Củng cố các cơ chế tham gia liên ngành, xây dựng trên cơ sở sức mạnh và các thể chế hiện có:

- Các cơ quan chuyên môn nhƣ Hiệp hội du lịch Châu Á Thái Bình Dƣơng (PATA), Hiệp hội các Hãng du lịch lữ hành Malaysia, các hãng du lịch, cần đƣợc tham gia đầy đủ vào quá trình phát triển du lịch sinh thái.

- Cần thiết lập hệ thống gồm các cơ quan quốc gia và bang để có thể giám sát và chứng nhận tiêu chuẩn, cung cấp thông tin và huấn luyện đào tạo, tiến hành nghiên cứu và điều phối hoạt động du lịch sinh thái.

- Du lịch sinh thái cần dựa trên một hệ các hƣớng dẫn và các điển hình tốt do mọi ban ngành đồng ý đƣa ra và những nội dung này cần phải dễ dàng tiếp cận.

* Cần có sự nhất quán hơn giữa các bang về mặt quản lý hành chính và pháp luật tại các điểm du lịch sinh thái.

- Nghiên cứu các văn bản pháp quy khác nhau của các bang để xem xét mối liên quan của chúng tới phát triển du lịch và quản lý bảo tồn nhƣ thế nào, từ đó có thể xác định đƣợc các khuôn khổ chung. Dựa trên khuôn khổ pháp lý đó, xây dựng một cách tiếp cận chung đối với các cơ quan quản lý.

- Cần có sự nhất quán trong việc xác định, phát triển và quản lý các điểm du lịch sinh thái.

* Các hoạt động du lịch sinh thái cũng nhƣ các tuyến cần đƣợc xác định và khuyến khích.

- Các tuyến du lịch cần bao gồm các điểm du lịch đƣợc phân bổ hợp lý song phải luôn nghi nhớ các ý thích đặc biệt của du khách để tránh một tour trọn gói quá tạp nham,

- Phạm vi cho du lịch sinh thái cần đƣợc xây dựng trên diện tích rộng cho các chủ đề hẹp đã đƣợc xác định.

* Đối với mỗi điểm cần xây dựng kịp thời các khái niệm về sức chứa và những giới hạn của sự biến đổi có thể chấp nhận đƣợc, ƣu tiên những điểm nổi tiếng và những điểm có tầm quan trọng về kinh tế và môi trƣờng.

- Mức độ sức chứa cần đƣợc quy định cho mỗi điểm du lịch sinh thái, và chúng cần đƣợc gắn kết với các hƣớng dẫn hoạt động du lịch tại mỗi điểm.

- Du lịch sinh thái tại mỗi điểm cần dựa trên khái niệm về khoanh vùng, trong đó có những vùng đƣợc sử dụng với cƣờng độ cao, vùng sử dụng với cƣờng độ thấp và có những vùng không đƣợc vào để bảo tồn và nghiên cứu.

* Các chiến lƣợc tiếp thị và khuyến mãi cần đƣợc xây dựng ở các cấp địa phƣơng, quốc gia và quốc tế:

- Các chiến lƣợc tiếp thị cần nêu bật các chủ đề cụ thể của du lịch sinh thái, nhƣ leo núi, lịch sử, kiến trúc,…

- Thông tin cần chính xác, tận dụng kỹ năng và kiến thức của các chuyên gia trong và ngoài ngành du lịch.

- Tăng cƣờng sử dụng Internet, thƣ điện tử, và các hình thức trao đổi thông tin điện tử khác để chuyển tải thông tin quảng cáo, tiếp thị;

- Tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng các thông tin ở dạng ấn phẩm nhƣ tạp chí, sách chuyên môn, sách hƣớng dẫn, các danh mục tra cứu, các bản đồ.

- Quảng cáo và khuyến mãi cho du lịch sinh thái cần tập trung nhiều vào cơ

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện cần giờ tp HCM đến năm 2020 (Trang 31)