7. Kết cấu của luận văn
2.2.2.2. Di tích lịch sử
Cần Giờ là cửa biển quan trọng bậc nhất chế ngự đƣờng thủy vào đất Gia Định – Đồng Nai, Gò Công, Cần Giuộc; ngay từ cuối thế kỷ 18, Cần Giờ, Đồng Tranh, Soài Rạp đã đƣợc xác lập là những đồn trấn giữ quan trọng cả về mặt thƣơng
nghiệp lẫn quân sự. Vị trí quan trọng của cửa biển Cần Giờ và vùng đất rừng Sác ngày ngay đã đƣợc biết đến do thế mạnh thủy lợi.
Ngoài hệ thống các gò đất đỏ mang dấu ấn di tích khảo cổ có giá trị nhƣ những thông điệp giúp chúng ta hiểu biết về quá trình hình thành và phát triển của các cộng đồng dân cƣ đã từng sinh sống ở vùng này vào thời tiền sử. Cần Giờ còn là nơi ghi nhận những sự kiện lịch sử rất quan trọng nhƣ cuộc thủy chiến của nghĩa quân Tây Sơn chống nhà Nguyễn ở cửa sông Cần Giờ, đặc biệt là trận chiến trên Thất Kỳ Giang năm 1872, khu rừng Sác, nơi Trƣơng Định, đoàn 10 – đặc công thủy quân giải phóng đã chọn làm căn cứ địa chống ngoại xâm suốt hai thời kỳ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Khởi nghĩa của Trƣơng Công Định và ứng nghĩa của ngƣời dân Cần Giờ dƣới triều Nguyễn.
Ngay từ cuối năm 1858, nhân dân Cần Giờ đã đắp thành bảo vệ pháo đài tiền tiêu Phƣớc Thắng, sẵn sàng chiến đấu chống thực dân Pháp. Khi quân Pháp tấn công đồng bào đã tổ chức thành những đội quân ứng nghĩa. Mặc dù vũ khí thô sơ lạc hậu, pháo đài Phƣớc Thắng đã kìm chân quân giặc hơn một ngày và đã đánh chìm một tàu chiến của giặc trên cửa biển Cần Giờ.