Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện cần giờ tp HCM đến năm 2020 (Trang 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.6. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái

1.2.6.1. Nguyên tắc hòa nhập.

Du khách cần phải hòa nhập một cách tự nguyện vào môi trƣờng tƣ nhiên, môi trƣờng văn hóa – xã hội theo đúng nghĩa của nó, phải chấp nhận hạn chế của nó

hơn là biến đổi, cải tạo môi trƣờng của nó đƣợc thuận tiện theo ý muốn cá nhân. Giáo dục và nâng cao hiểu biết của du khách về môi trƣờng tự nhiên, tạo ý thức tham gia vào nỗ lực bảo tồn tự nhiên. Bên cạnh đó, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cũng đặc biệt quan trọng mà hoạt động du lịch sinh thái cần tuân thủ, bởi các giá trị nhân văn là một bộ phận cơ hữu không thể tách rời các giá trị của môi trƣờng xã hội đối với hệ sinh thái ở một nơi cụ thể.

1.2.6.2.Nguyên tắc tham gia cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động du lịch sinh thái.

Tất cả những nỗ lực cần để đạt đƣợc tính bền vững trong phát triển du lịch sinh thái thì sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng cần đƣợc quan tâm và khuyến khích, có nhiều nguyên nhân mà cộng đồng địa phƣơng cần phải tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái.

Về mặt đạo đức và công bằng xã hội, cộng đồng địa phƣơng là chủ nhân thật sự của các tài nguyên cả trong tự nhiên lần nhân văn mà ngành du lịch phải dựa vào để thu hút du khách, cho nên họ có quyền tham gia và hƣởng lợi từ hoạt động du lịch trong khu vực.

Việc tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động du lịch không chỉ tăng thu nhập, cải thiện đời sống mà còn làm cho họ có trách nhiệm hơn với tài nguyên, môi trƣờng du lịch, cùng ngành du lịch chăm lo đến việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch, góp phần quan trọng đối với việc phát triển bền vững của du lịch.

1.2.6.3. Nguyên tắc quy mô.

Yêu cầu của du lịch sinh thái là không phá hủy môi trƣờng, làm tổn hại cuộc sống của các sinh vật, cƣ dân địa phƣơng trong môi trƣờng đó, cho nên khi khai thác cần chú ý đến một số yếu tố để bảo tồn tính bền vững của môi trƣờng.

Bất kỳ một điểm du lịch nào cũng đòi hỏi một giới hạn nhất định về mặt số lƣợng, điều này càng chở nên tất yếu hơn đối với một điểm du lịch sinh thái đúng nghĩa, sức chứa đựng của nó chỉ chấp nhận số lƣợng ở mức độ vừa phải, càng hạn chế du khách đạt mức tối đa bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu vì ngoài việc số lƣợng du khách quá đông sẽ gây tiếng ồn, nguy hại đến môi trƣờng làm ảnh hƣởng đến

cuộc sống của các sinh vật ở đó thì lƣợng thải cao làm ảnh hƣởng đến khả năng tái tạo sức sống của hệ sinh thái, không kiểm soát đƣợc hành vi tiêu cực cho dù là do vô ý hay cố ý hủy hoại môi trƣờng.

- Về diện tích: đối với một điểm du lịch sinh thái thì bố cục và tỷ lệ giữa diện tích xây dựng với diện tích tự nhiên phải hết sức hợp lý; ngay cả cấu trúc, kiến trúc, vật liệu trang thiết bị của các công trình cũng phải phù hợp với cảnh quang thiên nhiên. Điều đó có ý nghĩa về mặt mỹ quan lẫn về môi trƣờng.

- Về không gian: phải đảm bảo đƣợc an toàn cho du khách và bảo toàn sự sống của sinh vật, tránh xây dựng các khu dân cƣ gần các điểm sinh thái, các hệ thống giao thông thủy bộ chính yếu không đi qua những nơi này. Ngoài ra, việc sử dụng các phƣơng tiện di chuyển trong khu vực sinh thái, các thiết bị nhƣ: camera, chụp ảnh, máy điều hòa, hệ thống xử lý rác…đều phải tuân thủ các nguyên tắc về bảo vệ môi trƣờng. Tiêu chuẩn không gian của một điểm hoạt động du lịch sinh thái còn đƣợc quy định về “sức chứa”. “Sức chứa” trên cả bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội; tất cả những khía cạnh này có liên quan đến lƣợng khách đến một điểm cụ thể.

+ Xét về khía cạnh vật lý thì sức chứa ở đây đƣợc hiểu là số lƣợng du khách tối đa mà khu vực có thể tiếp xúc đƣợc.

+ Xét về mặt sinh học thì “sức chứa” là lƣợng khách đến vƣợt quá khả năng tiếp xúc của môi trƣờng làm xuất hiện các tác động đến sinh thái do hoạt động của bản thân du khách mà họ gây ra.

+ Về khía cạnh tâm lý thì “sức chứa” đƣợc hiểu là giới hạn của du khách mà nếu vƣợt quá du khách sẽ cảm thấy hoạt động của họ bị ảnh hƣởng và mức độ thỏa mãn của du khách sẽ bị giảm xuống do tình trạng quá tải.

+ Về khía cạnh xã hội thì “sức chứa” là giới hạn mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của du khách đến đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế trong khu vực.

1.2.7. Đối tƣợng tham gia hoạt động du lịch. 1.2.7.1. Cơ quan quản lý Nhà nƣớc. 1.2.7.1. Cơ quan quản lý Nhà nƣớc.

Đó là những nhà quy hoạch và lập chính sách làm việc trong bộ máy nhà nƣớc thuộc lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng, vai trò của họ là cố vấn, có ảnh hƣởng đến các chính sách, giải pháp của Chính phủ vì vậy đây là những ngƣời có vai trò quan trọng đối với chiến lƣợc phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng.

- Quy hoạch du lịch sinh thái đƣợc xem xét xác định trên một vùng lãnh thổ đặc trƣng, các nhà quy hoạch thực hiện các công việc trong khuôn khổ các quy định của pháp luật.

- Trên số vùng đƣợc các nhà hoạch định cân nhắc để tổ chức du lịch, câu hỏi cần đặt ra là: có cho phép phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại đây hay không? Và hoạt động du lịch đến mức nào là đủ?.

- Các nhà hoạch định chính sách du lịch cần hiểu những trách nhiệm để hƣớng tới những nguyên tắc và việc bảo tồn cái vốn có của du lịch sinh thái; cần xem xét những hoạt động du lịch nhƣ vậy có thể xem là du lịch sinh thái không?.

1.2.7.2. Các nhà điều hành và hƣớng dẫn viên du lịch.

Các nhà điều hành.

Là những ngƣời có vai trò quan trọng trong việc tổ chức điều hành cụ thể hoạt động du lịch sinh thái. Chính vì vậy, họ phải là những ngƣời hiểu biết toàn diện và tôn trọng những nguyên tắc của du lịch sinh thái, điều này cần thễ hiện cụ thể trong điều hành của họ.

Trách nhiệm của những nhà điều hành là hết sức lớn bởi họ phải đảm bảo lợi ích của tổ chức kinh doanh du lịch đồng thời phải đảm bảo các nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững, điều này đòi hỏi các nhà điều hành phải có sự phối hợp chặt chẽ với các nhà quản lý nhà nƣớc và với ngƣời dân địa phƣơng.

Hƣớng dẫn viên du lịch.

Là cầu nối giữa khách và đối tƣợng du lịch để thỏa mãn các nhu cầu của khách, chất lƣợng những đóng góp của họ có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của hoạt động du lịch sinh thái.

Chính vì vậy họ cần phải là những ngƣời có kiến thức, nắm đƣợc đầy đủ thông tin về môi trƣờng tự nhiên, các đặc điểm sinh thái, văn hóa cộng đồng địa phƣơng để giới thiệu một cách sinh động nhất, đầy đủ nhất với du khách về những vấn đề mà họ quan tâm. Bên cạnh đó, các hƣớng dẫn viên du lịch cũng phải là ngƣời có quan hệ đặc biệt với ngƣời dân địa phƣơng nơi tổ chức hoạt động du lịch.

1.2.7.3. Khách du lịch.

Là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, khách du lịch luôn mong muốn có đƣợc một trải nghiệm mang tính tổng thể, các hoạt động nhƣ giải trí, thể thao, lễ hội, thám hiểm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục… hay các hoạt động liên quan đến kinh tế có thể làm giàu kinh nghiệm và vốn hiểu biết cho du khách. Nhu cầu đi du lịch đang ngày càng tăng cùng với những cải thiện chung về kinh tế, những thuận lợi về giao thông.

1.2.8. Kinh nghiệm của một số nƣớc về du lịch sinh thái. 1.2.8.1. Kinh nghiệm của Malaysia. 1.2.8.1. Kinh nghiệm của Malaysia.

Malaysia đã chấp nhận định nghĩa chính thức về du lịch sinh thái là “hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trƣờng tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hƣởng và trân trọng các giá trị thiên nhiên, mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hƣởng của du khách không lớn,và tạo điều kiện cho dân chúng địa phƣơng tham dự một cách tích cực có lợi về xã hội và kinh tế”. Du lịch sinh thái tại Malaysia xoay quanh các nội dung chính sau:

* Củng cố các cơ chế tham gia liên ngành, xây dựng trên cơ sở sức mạnh và các thể chế hiện có:

- Các cơ quan chuyên môn nhƣ Hiệp hội du lịch Châu Á Thái Bình Dƣơng (PATA), Hiệp hội các Hãng du lịch lữ hành Malaysia, các hãng du lịch, cần đƣợc tham gia đầy đủ vào quá trình phát triển du lịch sinh thái.

- Cần thiết lập hệ thống gồm các cơ quan quốc gia và bang để có thể giám sát và chứng nhận tiêu chuẩn, cung cấp thông tin và huấn luyện đào tạo, tiến hành nghiên cứu và điều phối hoạt động du lịch sinh thái.

- Du lịch sinh thái cần dựa trên một hệ các hƣớng dẫn và các điển hình tốt do mọi ban ngành đồng ý đƣa ra và những nội dung này cần phải dễ dàng tiếp cận.

* Cần có sự nhất quán hơn giữa các bang về mặt quản lý hành chính và pháp luật tại các điểm du lịch sinh thái.

- Nghiên cứu các văn bản pháp quy khác nhau của các bang để xem xét mối liên quan của chúng tới phát triển du lịch và quản lý bảo tồn nhƣ thế nào, từ đó có thể xác định đƣợc các khuôn khổ chung. Dựa trên khuôn khổ pháp lý đó, xây dựng một cách tiếp cận chung đối với các cơ quan quản lý.

- Cần có sự nhất quán trong việc xác định, phát triển và quản lý các điểm du lịch sinh thái.

* Các hoạt động du lịch sinh thái cũng nhƣ các tuyến cần đƣợc xác định và khuyến khích.

- Các tuyến du lịch cần bao gồm các điểm du lịch đƣợc phân bổ hợp lý song phải luôn nghi nhớ các ý thích đặc biệt của du khách để tránh một tour trọn gói quá tạp nham,

- Phạm vi cho du lịch sinh thái cần đƣợc xây dựng trên diện tích rộng cho các chủ đề hẹp đã đƣợc xác định.

* Đối với mỗi điểm cần xây dựng kịp thời các khái niệm về sức chứa và những giới hạn của sự biến đổi có thể chấp nhận đƣợc, ƣu tiên những điểm nổi tiếng và những điểm có tầm quan trọng về kinh tế và môi trƣờng.

- Mức độ sức chứa cần đƣợc quy định cho mỗi điểm du lịch sinh thái, và chúng cần đƣợc gắn kết với các hƣớng dẫn hoạt động du lịch tại mỗi điểm.

- Du lịch sinh thái tại mỗi điểm cần dựa trên khái niệm về khoanh vùng, trong đó có những vùng đƣợc sử dụng với cƣờng độ cao, vùng sử dụng với cƣờng độ thấp và có những vùng không đƣợc vào để bảo tồn và nghiên cứu.

* Các chiến lƣợc tiếp thị và khuyến mãi cần đƣợc xây dựng ở các cấp địa phƣơng, quốc gia và quốc tế:

- Các chiến lƣợc tiếp thị cần nêu bật các chủ đề cụ thể của du lịch sinh thái, nhƣ leo núi, lịch sử, kiến trúc,…

- Thông tin cần chính xác, tận dụng kỹ năng và kiến thức của các chuyên gia trong và ngoài ngành du lịch.

- Tăng cƣờng sử dụng Internet, thƣ điện tử, và các hình thức trao đổi thông tin điện tử khác để chuyển tải thông tin quảng cáo, tiếp thị;

- Tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng các thông tin ở dạng ấn phẩm nhƣ tạp chí, sách chuyên môn, sách hƣớng dẫn, các danh mục tra cứu, các bản đồ.

- Quảng cáo và khuyến mãi cho du lịch sinh thái cần tập trung nhiều vào cơ quan chuyên môn nhƣ các hiệp hội chuyên ngành, các nhóm cùng sở thích và các nhóm có cùng mối quan tâm đặc biệt, cả ở địa phƣơng cũng nhƣ trên trƣờng quốc tế.

* Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân địa phƣơng vào những hoạt động kinh tế xã hội trong và xung quanh các điểm du lịch sinh thái, và cần tạo ra các khuyến khích vật chất cho các doanh nghiệp du lịch.

- Các cấp địa phƣơng, các đơn vị đào tạo kinh doanh du lịch cần nâng cao năng lực của cộng đồng địa phƣơng để họ tham gia vào du lịch sinh thái bền vững.

- Chƣơng trình huấn luyện về du lịch sinh thái tại cấp địa phƣơng cần đƣợc xây dựng phù hợp với các điểm du lịch sinh thái cụ thể.

* Giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trƣờng, văn hóa và xã hội.

- Cộng đồng địa phƣơng cần đƣợc lôi cuốn về mặt kinh tế vào sự phát triển du lịch sinh thái.

- Các cơ sở thiết bị mới cho du lịch và du lịch sinh thái cần đƣợc dùng nhƣ là một cơ hội đề nâng cấp các dịch vụ cho cộng đồng địa phƣơng.

- Việc nâng cấp chứng nhận và giám sát các sản phẩm du lịch cần đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ quản lý các rủi ro có liên quan đến các tác động văn hóa và xã hội.

* Đào tạo nguồn nhân lực trở thành chủ đề chính trong du lịch sinh thái. * Cần có cơ chế giám sát và đánh giá sự tiến bộ trong quá trình phát triển du lịch sinh thái.

- Giám sát và đánh giá cần phải dựa trên sự đồng tâm nhất trí giữa quần chúng và khối tƣ nhân.

- Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và khối tƣ nhân cần tìm ra một số cơ sở chung để từ đó giải quyết các vấn đề về tiêu chuẩn, cấp giấy chứng nhận, phát triển sản phẩm và sự tiến bộ trong du lịch sinh thái.

1.2.8.2. Kinh nghiệm của Thái Lan.

* Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng: Khái niệm du lịch sinh thái cộng đồng đã đƣợc sử dụng để đề cao sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng vào việc phát triển và quản lý du lịch sinh thái. Nếu không có sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng thì việc kiểm soát và sử dụng tại nguyên rất khó khăn. Sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và trực tiếp khuyến khích ngƣời địa phƣơng tìm các phƣơng thức để quản lý các nguồn của mình vì lợi ích của mình hơn là cho ngƣời ngoài tất cả lợi ích và lợi thế.

Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ngày càng đƣợc quan tâm ở Thái Lan đƣợc coi nhƣ là một hình thức du lịch bền vững đƣợc ƣa thích vì những lý do sau:

- Những ngƣời biết bảo tồn môi trƣờng và nguồn tài nguyên thiên nhiên mong muốn có đƣợc loại hoạt động du lịch có tác động ảnh hƣởng đến môi trƣờng thấp.

- Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đƣợc sử dụng nhƣ là một mối liên kết hữu hiệu giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng.

- Du khách mong muốn biết, có kiến thức về bản địa, lối sống, văn hóa, các hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên qua kinh nghệm đích thực từ ngƣời dân địa phƣơng hơn là hƣớng dẫn viên du lịch.

Tóm tắt chƣơng 1:

Qua nghiên cứu Chƣơng I ta thấy:

- Xây dựng chiến lƣợc phải đảm bảo tuân thủ các bƣớc nêu trên, phải xác định đƣợc mục tiêu dài hạn, đảm bảo về nguồn lực, các chính sách cần thiết để thực hiện mục tiêu đó.

- Để hình thành nên chiến lƣợc, tổ chức phải phân tích kỹ tác động của môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài của tổ chức mình, nhận dạng đƣợc

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện cần giờ tp HCM đến năm 2020 (Trang 32)