Triển khai e– Learning tại HaUI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống e learning và giải pháp triển khai tại trường đại chọ công nghiệp hà nội (Trang 110)

4.2.1 Gii thiu v Trường Đại hc Công nghip Hà Ni - HaUI.

4.2.1.1 Thông tin chung

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là trường đào tạo đa ngành trong lĩnh vực công nghệ được thành lập theo quyết định số 315/2005 QĐ/TTG ngày 2/12/2005 của Thủ tướng Chình phủ.

Về cơ sở vật chất

Nhà trường có 2 cơ sở đào tạo đều ở huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội với tổng diện tích gần 11 ha.

- Hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm gồm 125 phòng với nhiều thiết bị

hiện đại.

- Các giảng đường, phòng học lý thuyết là 215 phòng

- Hơn 1200 máy vi tính, hệ thống mạng nội bộ toàn trường kết nối Internet phục vụ công tác quản lý điều hành, dạy, học và nghiên cứu khoa học.

- Hai trung tâm thư viện với trên 200.000 đầu sách các loại

Ngành nghềđào tạo.

Trường có 19 khoa và trung tâm đào tạo khoảng trên 80 ngành thuộc các hệ

khác nhau từ Công nhân kỹ thuật tới Đại học. • HệĐại học 11 ngành:

Công nghệ kỹ thuật Cơ khí Công nghệ kỹ thuật Ôtô Công nghệ kỹ thuật Điện Công nghệ kỹ thuật Điện tử

Khoa học máy tính

Kế toán

Quản trị kinh doanh

Công nghệ kỹ thuật Nhiệt - Lạnh Công nghệ Cơđiện tử Công nghệ Hoá học Tiếng Anh • Hệ Cao đẳng 18 ngành: Cơ khí chế tạo Cơđiện Cơđiện tử Động lực Kỹ thuật điện Điện tử Tin học Kế toán Quản trị kinh doanh

Kỹ thuật nhiệt Công nghệ cắt may Thiết kế thời trang Công nghệ hoá vô cơ

Công nghệ hoá hữu cơ

Công nghệ hoá phân tích SP Kỹ thuật Điện – Điện tử

SP Kỹ thuật Tin học SP Kỹ thuật Cơ khí Tiếng Anh

• Hệ Cao đẳng liên thông 8 ngành: Cơ khí chế tạo Động lực Kỹ thuật điện Điện tử Tin học Công nghệ hoá Công nghệ may Kế toán

Ngoài ra Trường còn đào tạo 20 ngành thuộc hệ Trung học và 21 ngành Công nhân kỹ thuật, 2 ngành liên kết với đối tác Australia là Quản trị kinh doanh và Công nghệ thông tin, 1 ngành liên kết với Aptech là Công nghệ thông tin.

4.2.1.2 Hạ tầng công nghệ thông tin

Về phần cứng, Trường trang bị hơn 1200 máy vi tính, hệ thống mạng nội bộ toàn trường kết nối Internet phục vụ công tác quản lý điều hành, dạy,

Hình 4.1 Hạ tầng CNTT tại HaUI

Máy chủ phục vụ quản lý và đào tạo: 06 chiếc.

+ Máy chủ CSDL: H200 (02 x 1GHz PIII Xeon, 1GB RAM, 4 x 18GB HDD)

+ Máy chủ Email: F200 (02 x 1.26GHz PIII, 1GB RAM, 4 x 18GB HDD)

+ Máy chủ Web: TX300 (01 x 2.8GHz PIII Xeon, 1GB RAM, 4 x 73GB

HDD)

+ Máy chủ Proxy:TX200 (01 x 2.8GHz PIII Xeon, 1GB RAM, 4 x 73GB

HDD)

+ Máy chủ e – Learning: TX600S2 (02 x 3.16GHz, 2GB RAM, 4 x 73GB

HDD)

+ Máy chủ: TX600S2 (02 x 3.16GHz, 2GB RAM, 4 x 73GB HDD)

Về phần mềm, từ năm 2000 nhà trường bắt đầu triển khai tin học hóa các hoạt động quản lý, trong đó hệ thống đào tạo sử dụng phần mềm quản lý

học tập EMIS, hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, quản lý tài sản….

4.2.1.3 Tình hình ứng dụng CNTT trong đào tạo

Việc ứng dụng CNTT trong đào tạo của nhà trường không đồng đều giữa các hệ, các khoa khác nhau. Đối với hệ Đại học, tất cả các phòng học

đều được trang bị máy chiếu, ngoài giáo án truyền thống các giáo viên đã sử

dụng slide, các nội dung đa phương tiện trong bài giảng. Tuy nhiên, việc ứng dụng vẫn chỉ dừng ở mức trình chiếu, máy chiếu chỉ thay bảng đen trong việc hiển thị thông tin. Đối với hệ Cao đẳng, Trung học và Công nhân thì hầu hết CNTT chưa được ứng dụng trong giảng dạy ngoài việc cung cấp các phòng máy tính để sinh viên thực hành. Với các hệ hợp tác đào tạo giữa HaUI với các trường của Úc và Ấn Độ thì việc ứng dụng CNTT hiệu quả hơn. Tất cả

các phòng học đều được trang bị máy chiếu, hầu hết các bài giảng đều được thực hiện trên phòng máy tính. Giáo trình điện tử và các tài liệu hỗ trợ phong phú khác được phía đối tác chuyển giao, các bài thực hành và bài thi đều được thực hiện trên máy tính. Ngoài ra năm 2005, nhà trường cũng đã tổ chức việc xây dựng ngân hàng đề thi và phần mềm quản lý, ra đề đối với một số môn học như Tiếng Anh, Toán A1 – A2, Tin học cơ bản.

4.2.2 Chương trình hp tác đào to gia HaUI và APTECH.

APTECH là tập đoàn đào tạo công nghệ thông tin lớn nhất Ấn Độ các năm 2002, 2003 với 3200 trung tâm tại 54 quốc gia trên thế giới.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong 6 đơn vị được thụ hưởng dự án “Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm Việt Nam” do chính phủẤn Độ tài trợ.

Trung tâm đào tạo Lập trình viên quốc tế HAUI - APTECH là kết quả

chuyển giao công nghệ tại Ấn Độ trên cơ sở khai thác trang thiết bị của Dự

án.

Các khóa đào tạo trong chương trình hợp tác

Lập trình viên quốc tế (ACCP)

Kỹ thuật viên quốc tế (ITT)

Thi tuyển: Tư duy logic/Toán, Tiếng Anh

Giáo trình học Tiếng Anh

Thời gian học 2 năm (bán thời gian, 4 buổi x 2 giờ/tuần trong

hoặc ngoài giờ hành chính)

Bằng cấp:

- DISM (Diploma in Software Management) do Aptech Ấn Độ cấp (sau năm thứ nhất)

- HDSE (Higher Diploma in Software

Engneering) do Aptech Ấn Độ cấp (sau năm thứ

hai)

Liên thông:

- Cử nhân (Bachelor of Information Technology)

do SCU, RMIT cấp.

- Các trường Đại học của Anh, Hoa kỳ, Canada,

Australia khác theo quy chế EDEXCEL

Tuyển sinh Xét hồ sơ

(Không thi tuyển)

Giáo trình học Tiếng Việt

Thời gian học 12 tháng (bán thời gian, 3 buổi x 3 giờ/tuần,

trong hoặc ngoài giờ hành chính

Bằng cấp CPISM (Certificate of Proficiency in

4.2.3 Đóng gói các tài liu ging dy theo SCORM.

Chương trình đào tạo Aptech gồm 2 hệ Kỹ thuật viên quốc tế - ITT và lập trình viên quốc tế ACCP. Sau khi ký kết, tập đoàn Aptech đã chuyển giao toàn bộ chương trình cho phía HaUI, các tài liệu này bao gồm slide và ebook của tất cả các môn học(7 môn với hệ ITT và 1… môn với hệ ACCP), tài liệu hướng dẫn giảng dạy và đánh giá của toàn khóa, tài liệu giảng dạy và đánh giá với từng môn học.

Để triển khai hỗ trợ đào tạo bằng e – Learning, Trung tâm HaUI - Aptech đã tổ chức các buổi giới thiệu về SCORM, phương pháp biên soạn giáo trình điện tử và sử dụng các công cụ biên soạn nội dung đểđóng gói bài giảng theo chuẩn SCORM. Sau khi đã nắm rõ về chuẩn cũng như các công cụ

biên soạn, với mỗi môn học, Trung tâm thành lập nhóm biên soạn nội dung là giáo viên giảng dạy các môn đó. Việc xây dựng này có thuận lợi là nội dung

đóng gói bao gồm: nội dung học tập, giáo trình, slide, bài tập, bài tập lớn, ngân hàng câu hỏi, đề thi đều được phía Aptech cung cấp trong chương trình hợp tác giữa HaUI và Aptech. Công cụ được sử dụng ở đây là phần mêm mã nguồn mở EXE.

Ấn Độ Cấp

Hình 4.2 Màn hình chương trình eXe

Exe cho phép chúng ta biên soạn bài giảng và xuất bài giảng ra thành gói

SCORM. Với mỗi bài giảng chương trình cho phép chúng ta tạo ra các trang, trong trang chúng ta tạo ra các đối tượng nội dung học tập mà eXe gọi là iDevices gồm:

Activity:đây là một hoặt một số công việc mà học viên cần hoàn thành. • Attachment: iDevice này cho phép đưa vào bài giảng các tài liệu như

pdf,ppt… để học viên có thể tham khảo.

Case Study: là một câu truyện nhằm một mục đích giáo dục nào đó. Một case study có thể được sử dụng để minh họa một tình huống thực tế mà học viên có thể áp dụng với nội dung học. Khi thiết kế một case study chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:

o Vấn đề giáo dục nào là mục đích của case study.

o Các công việc gì học viên cần làm trong case study.

o Case study nên được thực hiện trong lúc nào của bài học.

o Các học viên có thể tương tác với nhau cũng như sử dụng tài liệu như thế nào.

Cloze Activity: thường được sử dụng trong việc kiểm tra kỹ năng đọc. Học viên điền một số từ hoặc câu còn thiếu trong một đoạn để chứng tỏ khả

năng hiểu bài của mình.

Discussion Activity: iDevice này được thiết kếđể làm việc với Moodle. Nó cho phép người dùng thiết lập các luồng thảo luận trong eXe, khi xuất ra dưới dạng gói SCORM chương trình sẽ kết xuất ra các IMSManifest để hệ

thống LMS tạo ra các diễn đàn thảo luận.

External Website: cho phép người dùng kết nối các website vào nội dung thông qua địa chỉ URL. Điều này giúp học viên mở các website ngòai mà không cần mở trình duyệt mới

Flash Movie: iDevice này hiển thị các ảnh động có định dạng flash. • Flash with Text: iDevice cho phép kết hợp các tài liệu flash với văn bản trong một nội dung.

Free Text Area: là thành phần chính để thiết lập các nội dung giảng dạy. • Image Gallery: iDevice này cho phép upload ảnh và đính kèm ghi chú với một dãy các ảnh.

Image Magnifier: cho phép học viên xem từng phần của ảnh.

Image with Text: dùng để trình chiếu đồ họa với các giải thích đi kèm. • Java Applet: cho phép nhà thiết kế đính kèm các java applet vào nội dung học.

Objectives Objectives: mô tả tóm tắt nội dung mà học viên đạt được trong bài học. Prerequisite Knowledge: những kiến thức mà học viên cần có trước khi thực hiện bài học.

Reading Activity: cung cấp một bài đọc cho học viên.

Reflection: là một phương pháp sư phạm gắn bài lý thuyết với thực hành.

True-False: yêu cầu học viên đưa ra các quyết định đúng/sai.

Quiz: cho phép tạo ra các bài kiểm tra gồm các câu hỏi lựa chọn,

đúng/sai…

SCORM Quiz: iDevice này gồm một gói các câu hỏi trong bài kiểm tra cho phép LMS tính điểm.

Mỗi nhóm làm việc sẽ cùng thảo luận về việc sử dụng các iDevice cho từng bài học và từng nội dung khác nhau tùy theo yêu cầu của bài học sau đó sử dụng phầm mềm đểđóng gói.

Tài liệu đã đóng gói gồm các khóa học trong học kỳ 1 của chương trình

đào tạo lập trình viên quốc tế. Gồm các môn học sau:

Nền tảng máy tính: Gồm 6 bài, trong đó có 4 bài lý thuyết và 2 bài thực hành.

Lập trình C: Gồm 12 bài lý thuyết và 10 bài thực hành.

Thiết kế trang web với Html, DHtml, JavaScript: 10 bài lý thuyết và 8 bài thực hành.

Thiết kế trang web bằng Macromedia Dreamweaver: 17 bài lý thuyết và 15

bài thực hành.

Lý thuyết về CSDL quan hệ: 6 bài lý thuyết và 5 bài thực hành.

Trong thời gian tới Trung tâm HaUI Aptech sẽ tiến hành đóng gói tất cả các môn học khác của học kỳ 2,3,4 trong trương trình học của Aptech gồm:

Java Part 1, Java Part 2, C# Programming, Winforms Application Development, Object-Oriented Analysis and Design with UML, Core XML, ASP.NET, COM+ and MSMQ, Advanced .NET , XML Webservices with .NET, Security in .NET, JSP and Struts, EJB 2.0, JMS, J2EE Application Design, XML with Java, XML Webservices with Java

4.2.4 Cài đặt và trin khai e – Learning trên h thng Moodle.

Moodle được cài đặt trên máy chủ tại địa chỉ

http://www.haui.edu.vn:8080. Tất cả các tài liệu được tạo ra ở phần 2 đã được cài đặt lên máy chủ.

một môn học mới, quản trị hệ thống sẽ thêm môn học vào danh mục. Moodle hỗ trợ nhiều định dạng khóa học khác nhau như khóa học theo gói SCORM,

định dạng theo tuần, theo chủđề…Sau khi thêm môn học quản trị hệ thống sẽ

phân công giáo viên phụ trách chính là giáo viên sẽ giảng dạy môn học trên lớp, đồng thời thêm danh sách học viên vào lớp học theo danh sách lớp đã có.

Với mỗi khóa học chúng ta sẽ thiết lập nội dung khóa học như sau: tùy theo

định dạng tuần hoặc chủ đề chúng ta sẽ thêm các tài nguyên và các hoạt động cho từng chủđề hoặc tuần.

Danh mục các tài nguyên chúng ta có thể thêm vào trong khóa học trên

Moodle gồm: trang văn bản, trang web, link đến một trang web hoặc file, một thư mục, gói nội dung IMS, chèn nhãn.

Danh mục các hoạt động gồm: bài kiểm tra, chat, lựa chọn, cơ sở dữ liệu, thăm dò, diễn đàn…

Đối với giáo viên, tại bất kỳ thời điểm nào cũng có thể xem và quản lý danh mục câu hỏi, danh mục tài liệu, xem báo cáo về điểm số, tham gia các diễn

đàn dành riêng cho giáo viên

4.2.5 Kết qu trin khai

Về đóng gói tài liệu theo SCORM, Trung tâm HaUI – Aptech đã tổ chức xây dựng và đóng gói được 4 môn học. Tuy nhiên, hiện nay (tháng 11/2006) tại Aptech có 3 lớp đang học và sử dụng hệ thống e – Learning như một hệ thống hỗ trợ cùng với phương pháp học truyền thống. 2 lớp kỹ thuật viên ITT 1 và 2

đã kết thúc môn học đầu tiên là môn nền tảng máy tính (Computer

Foundamental – CF), hiện này 2 lớp này đang học môn Lập trình C. Lớp lập

trình viên đã khai giảng ngày 1/11/2006 và đang học môn CF. Ngoài bài

giảng trên lớp, sinh viên có thể tự học, làm bài tập và kiểm tra bằng bài giảng trên website. Với sự hỗ trợ của e – Learning các học viên đã tham gia một

môi trường học mới với nhiều háo hức, nhiệt tình, đặc biệt là phần diễn đàn trao đổi đã giúp các em học sinh có thể hỏi bài, thảo luận nhóm. Giáo viên cũng tham gia vào các diến đàn này để hỗ trợ các em học tập. Với sự hỗ trợ

của e – Learning phong trào học tập cũng như kết quả học của sinh viên đã có nhiều chuyển biến tích cực.

KT LUN

Nhng công vic đã thc hin trong lun văn

Luận văn đã tập chung tìm hiểu về chuẩn SCORM, tìm hiểu về các công cụ

xây dựng bài giảng theo chuẩn SCORM. Ngoài ra một phần chính trong luận văn cũng đã tìm phiểu phương pháp và đưa ra các đánh giá về ưu cũng như

nhược điểm của các hệ thống mã nguồn mở LMS/LCMS để tìm ra hệ thống phù hợp nhất với đơn vị sử dụng. Triển khai các kết quả đạt được trong thực tiễn, luận văn đã xây dựng bài giảng cho một số môn học trong chương trình Aptech và cài đặt hệ thống e – Learning trên máy chủ để hỗ trợ cho quá trình học tập của sinh viên.

Mt s tn ti

Tuy nhiên do thời gian có hạn và e – Learning là một đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau ngoài tin học nên đề tài còn một số vấn đề tồn tại như sau:

• Chưa tìm hiểu về các phương pháp sư phạm mới, các hoạt động và lý thuyết giáo dục phù hợp với phương pháp học online.

• Thời gian dành cho phần triển khai chưa được nhiều, số bài giảng còn hạn chế, nội dung trong mỗi bài giảng cũng chưa phong phú.

• Các khóa học online vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn cho các khóa học truyền thống mà mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ cho các khóa học truyền thống

Hướng phát trin

Trong thời gian gần đây các loại máy tính cầm tay như pocket PC, PDA, Pamls ngày càng trở nên phổ biến. Trong tương lai gần mỗi người có thể sở

hữu một thiết bị này, do đó về lý thuyết đề tài có thể phát triển theo hướng nghiên cứu các chuẩn công nghệ, các vấn đề về kỹ thuật, hệ thống để có thể

cung cấp các dịch vụ đào tạo trên thiết bị di động cầm tay. Về triển khai thực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống e learning và giải pháp triển khai tại trường đại chọ công nghiệp hà nội (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)