Đánh giá các hệ thống mã nguồn mở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống e learning và giải pháp triển khai tại trường đại chọ công nghiệp hà nội (Trang 97 - 101)

Đối với các sản phẩm LMS/LCMS, có 4 tiêu chí quan trọng nhất là chức năng của hệ thống, cộng đồng sử dụng, các hoạt động phát hành và thời gian tồn tại. Các tiêu chí được đánh giá theo mô hình tuyến tính với điểm số

từ 1 đến 10. Tuy nhiên 4 tham số trên không phải có ý nghĩa như nhau theo

đánh giá của Karin van den Berg thì các tiêu chí có trọng số như sau: • Chức năng có trọng số 35

• Cộng đồng sử dụng 30 • Họat động phát hành 25 • Thời gian tồn tại 10

Theo tài liệu nghiên cứu của Karin van den Berg, báo cáo về LMS mã nguồn mở của Commonwealth of Learning và thông tin về công cụ giáo dục

của WCET. Những đánh giá với các phần mềm mã nguồn mở LMS/LCMS

Danh sách phần mềm được đánh giá STT Dự án 1 Atutor http://www.atutor.com 2 Bazaar http://ts.mivu.org 3 Bodingtom http://www.bodington.org 4 Caroline http://www.claroline.net 5 COSEVLE www.staffs.ac.uk/COSE/ 6 Dokeos www.staffs.ac.uk/COSE/ 7 DotLRN http://dotlrn.org/ 8 Eledge http://eledge.sourceforge.net/ 9 FLE3 http://fle3.uiah.fi/ 10 ILIAS http://www.ilias.uni-koeln.de/ios/index-e.html 11 LON- http://www.lon-capa.org/ 12 Manhattan http://manhattan.sourceforge.net/ 13 Mimerdesk http://mimerdesk.org/ 14 Moodle http://www.moodle.org/ 15 OLMS http://www.psych.utah.edu/learn/olms/ 16 OpenUSS http://openuss.sourceforge.net/openuss/index.html 17 Sakai http://www.sakaiproject.org/

18 Uni Open http://uni-open-platform.fernuni-hagen.de/

19 Whiteboard http://whiteboard.sourceforge.net/

Kết quả tổng hợp

Trong đó:

• Cột F là điểm về chức năng

• Cột C là điểm về cộng đồng sử dụng • Cột R là điểm về hoạt động phát hành • Cột L là điểm về thời gian tồn tại

Kết quả trên cho thấy Moodle và Atutor là 2 sản phẩm có tổng điểm cao nhất, chúng ta sẽ tìm hiểu và so sánh chi tiết các tính năng của 2 hệ thống này để

tìm ra giải pháp phù hợp.

Về cộng đồng sử dụng

Moodle có rất nhiều mức hoạt động cao, với hơn 14000 chủ đề thảo luận, từ

26 – 28 phản hồi trên một ngày. Atutor thì ít hơn một chút với 1140 chủ đề, tuy nhiên chỉ có 3 – 4 phản hồi một ngày. Các thảo luận về Moodle thường tập chung vào tính năng của sản phẩm, đó có thể là thêm một tính năng mới hoặc chỉnh sửa các tính năng đã có, trong khi các thảo luận của Atutor thường là những câu hỏi và trả lời ngắn.

Moodle có số lần phát hành cao hơn nhiều so với Atutor: 26 so với 14.

Thời gian tồn tại

Cả Moodle và Atutor đều bắt đầu năm 2002, với phiên bản đầu tiên ra mắt vào cuối năm này.

Công nghệ mới

Cả 2 sản phẩm đều được viết bằng PHP và MySQL.

Về bản quyền

Cả hai sản phẩm đều được phát hành theo luật bản quyền GNU GPL.

Sự hỗ trợ

Cộng đồng hỗ trợ của Moodle thì năng động hơn Atutor và chất lượng hỗ trợ

cũng tốt hơn. Cả hai đều cung cấp khả năng trả tiền hỗ trợ, tuy nhiên các tùy chọn của Moodle thì phức tạp và chi tiết hơn.

Tài liệu

Cả 2 sản phẩm đều có tài liệu tương đối hoàn thiện nhưng Moodle có số loại tài liệu và hướng dẫn sử dụng hơn. Cả 2 đều có tài liệu hướng dẫn cho việc phát triển sản phẩm.

Bảo mật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Moodle có vẻ tập chung vào vấn đề bảo mật hơn với hệ thống lưu vết lỗi mở

và các phản hồi nhanh với các lỗi nguy hiểm.

Tính năng

Cả 2 sản phẩm đều có đủ các tính năng cơ bản của hệ LMS, tuy nhiên Moodle có thêm nhiều tính năng hơn và hầu hết các tính năng này đều tốt hơn của Atutor và khả năng tùy biến cau hơn.

Khản năng tích hợp

Về chuẩn: cả hai hệ thống đều tương thích SCORM.

Khả năng tương thích với các ứng dụng khác: Moodle có nhiều khả năng làm việc với các ứng dụng khác hơn. Ví dụ như các giao thức chứng thực. Moodle cũng mềm dẻo hơn về phiên bản các phần mềm mà nó chạy. Trong tài liệu phát triển của Moodle cũng liệt kê một yêu cầu mềm dẻo là “ Moodle nên chạy trên nhiều platform nhất”.

Mục đích và xuất phát:

Moodle là dự án trong chương trình tiến sỹ của Martin Dougiamas với mong muốn Moodle có thể phù hợp với nhiều viện, trường đại học sử dụng CMS. Atutor thì không rõ ràng bằng, mục đích chỉ là đạt được tương thích các chuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống e learning và giải pháp triển khai tại trường đại chọ công nghiệp hà nội (Trang 97 - 101)