Hệ quản trị học tập Learning Management Systems (LMS)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống e learning và giải pháp triển khai tại trường đại chọ công nghiệp hà nội (Trang 81 - 84)

Thông thường hệ thống e – Learning được hiểu là hệ quản trị học tập -

Learning Management Systems (LMS). Đó là hệ thống tập chung vào khía

cạnh quản lý học tập và phân phối nội dung. Nó hỗ trợ cách tiếp cận học tập bằng luyện tập và hành động. LMS có xuất phát từ những ngày dầu tiên của

đào tạo dựa vào máy tính và CD ROM, nó không chỉ hiển thị nội dung học tập mà còn quản lý sinh viên, khóa học, sắp xếo ai nên học cái gì và vào khi nào. LMS hỗ trợ ít nhất là các tính năng: lập kế hoạch, tổ chức và quản lý học như

danh mục khóa học, đăng ký, xếp lịch, kiểm tra, báo cáo, tổ chức học theo nhóm hoặc cá nhân. Hơn thế, nó có thể mở rộng thêm các tính năng nhưđiều khiển và ghi nhận sự phát triển cá nhân của học viên.

Danh sách các tính năng quan trọng nhất của LMS gồm:

• Cổng học tập cá nhân hóa: Môdule này cung cấp cổng truy cập duy nhất vào toàn hệ thống và được cá nhân hóa theo từng thành viên.

• Danh mục khóa học và đăng ký: Nó cho phép học viên truy cập vào danh mục khóa học, đăng ký và nhập học. Nó cúng giải quyết vấn đề hóa

đơn(thường có trong các hệ thống thương mại điện tử), thông báo, thay đổi lịch, danh sách đợi, chính sách huỷ và các kỹ năng thu được khi hòan thành khóa học. Công cụ quản trị khóa học giúp tạo và lựa chọn khóa học trong danh mục khóa học và thường được tích hợp chặt chẽ với chức năng quản lý thi cử. Việc lựa chọn khóa học cho học viên có thểđược thực hiện bởi giáo viên hoặc người quản trị khóa học.

• Cơ sở dữ liệu học viên, gồm thông tin cá nhân, quản lý thi cử. Các thành phần chính của module này là:

o Báo cáo học viên: gồm các thông tin lưu trữ về học viên như nghề

nghiệp, cơ quan, địa chỉ và kỹ năng đã đạt được. Điều này không thể chỉnh sửa trực tiếp bởi người dùng. Các sở thích cá nhân như

cách thức phân phối, ngôn ngữ có thể được chỉnh sửa bởi học viên.

o Theo dõi học viên: Theo dõi học viên sẽ ghi lại kế học và tiến trình học tập của học viên bằng cách ghi lại tình trạng hiện nay cũng như quá khứ của họ. Nhật ký học viên cũng có thể ghi vết toàn bộ bài được tạo ra và tải lên bởi học viên.

o Phân tích các thiếu sót về kỹ năng và báo cáo hiệu quả học tập một cáh trực quan của từng học viên. Thông tin về kỹ năng của từng cá nhân. Sự thiếu hụt kỹ năng có thể được bù đắp bởi khóa học phù hợp. Giáo viên có thể kiểm tra tiến trình của sinh viên bằng cách sử dụng báo cáo điểm số.

o Các công cụ quản trị báo cáo: Với các công cụ này, người quản lý có thể truy cập kế hoạch, lịch sử học tập của từng báo cáo trong

học tập tương lai cho nhân viên. Họ cũng có thể xem lại quá trình học tập và kiểm tra của tòan bộ nhân viên. Bằng cách này LMS hoạt động như một hệ thống hỗ trợ cho môi trường sản xuất hoặc có thể kết nối trực tiếp với hệ quản trị dự án để đánh giá hiệu quả

của nhóm dự án.

o Cần kết hợp chặt chẽ về giao diện với danh mục khóa học, dịch vụ

kiểm tra đánh giá và hệ thống phân phối nội dung.

• Dịch vụ kiểm tra đánh giá: Đánh giá trước và sau được tích hợp vào nội dung học để truyền tải tòan bộ chương trình nội dung. Nó cung cấp các phản hồi của cả học viên và nhà quản lý và thêm vào các giá trị về kinh nghiệm học tập. Kiểm tra trước cho phép học viên chỉ học những tài liệu cần thiết cho công việc hiện tại, tiết kiệm thời gian. Kiểm tra sau cung cấp kết quả được dùng để

ghi nhận tình trạng cuối cùng và là thành phần quan trọng để báo cáo tiến trình. • Quản lý tài nguyên: Quản lý tài nguyên sẽ phân phối lớp học, giáo viên cho khóa học và sự kiện ảo, quản lý lịch của các thiết bị, tiện nghi, phòng học, giáo viên và các thuộc tính lưu trữ khác. Module này cũng cần hỗ trợ khả năng tối ưu hóa.

• Quản lý sự quản trị: Sau đây là tóm lược về các công việc quản trị mà một hệ thống LMS cần hỗ trợ:

o Dễ dàng quản lý người dùng, nhóm, khóa học và lớp học, tài nguyên và quản trị bản thân hệ thống. Import thông tin người dùng và nhóm, tích hợp với các dịch vụ thư mục ngòai khác như

LDAP, MAD cũng cần được hỗ trợ.

o Quản lý khóa học: tạo, sửa và xóa, giáo viên xác định việc tạo và quản lý khóa học.

o Quản lý hệ thống: cấu hình, tải và báo cáo lỗi, quản lý tài nguyên của hệ thống.

o Hỗ trợ một số vai trò, ít nhất là phân biệt chức năng của học viên, giáo viên, tác giả và quản trị viên.

• Tích hợp với hệ quản trị nội dung học tập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống e learning và giải pháp triển khai tại trường đại chọ công nghiệp hà nội (Trang 81 - 84)