7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
3.2.7. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng
- Chủ động kiểm soát nước mặn, cấp và trữ ngọt trên kênh rạch, tiêu úng, xổ phèn và cải tạo đất, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất theo hướng thâm canh tăng năng suất, đa dạng hóa sản phẩm trên từng vùng và tiểu vùng.
- Phòng chống sạt lở, thiên tai, lũ lụt do triều cường, nước biển dâng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và dân sinh.
- Gắn phát triển hệ thống công trình thủy lợi với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống đường sá, cầu cống và giao thông thủy, tạo thuận lợi cho bố trí lại dân cư và củng cố quốc phòng - an ninh.
- Cấp nước cho nhu cầu dân sinh và một số ngành kinh tế khác.
- Bên cạnh giành một phần nguồn vốn vào việc tu bổ, nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có cần đầu tư xây mới các công trình thuỷ lợi ở một số vùng còn gặp khó khăn về nguồn nước tưới, xây dựng hệ thống đê bao ngăn mặn, chương trình kiên cố hoá kênh mương nhằm chủ động trong việc tưới tiêu và ngăn mặn.
- Kết hợp từ nhiều nguồn vốn khác nhau xây dựng mới, tu bổ, nâng cấp hệ thống đường giao thông không những phục vụ cho việc đi lại của người dân thuận lợi hơn mà còn tạo được sự chủ động trong việc trao đổi sản phẩm hàng hoá giữa các vùng, các huyện và với các tỉnh bạn.
(1) Thủy lợi
Thủy lợi đang là giải pháp quyết định đến thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngư nông lâm nghiệp của tỉnh. Cà Mau đã có quy hoạch tổng thể KT - XH, trong đó quy hoạch thuỷ lợi là một bộ phận, theo đó, từ nay đến năm 2020 tiếp tục thực hiện phát triển các hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch thủy lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch các tiểu vùng thủy lợi Nam Cà Mau (18 tiểu vùng thủy lợi) và vùng phía Bắc Cà Mau (5 tiểu vùng thủy lợi). Vùng bắc Cà Mau nằm trong vùng quy hoạch “ngọt hoá” vùng bán đảo Cà Mau, vì vậy về mục tiêu của công trình thủy lợi vùng phía Bắc Cà Mau phải hướng tới phục vụ sản xuất hệ cây con nước ngọt. Trong các công trình thủy lợi cần đặc biệt quan tâm các vấn đề:
- Hệ thống đê biển để phòng chống bão, chống nước biển dâng, sóng thần, bảo vệ sản xuất và các khu dân cư. Trong đó: hệ thống đê biển Tây dài 92,7 km, tiếp tục bồi trúc gia cố, chống sạt lở, xây dựng hệ thống cống dưới đê. Hệ thống đê biển Tây dài 125 km, giai đoạn đến năm 2010 thực hiện đầu tư phần nền đất, sau năm 2010 tiếp tục bồi trúc, xây dựng hệ thống cống sập.
- Thực hiện đầu tư các tiểu vùng thủy lợi phục vụ sản xuất kết hợp xây dựng giao thông nông thôn. Trong giai đoạn đến năm 2010 chủ yếu đầu tư nạo vét hệ thống kênh phục vụ cấp thoát nước, thí điểm đầu tư khép kín 3 - 4 tiểu vùng thủy lợi, sau năm 2010 sẽ tiếp tục triển khai theo quy hoạch.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, các tỉnh lân cận trong việc đầu tư đồng bộ các dự án thủy lợi lớn, vận hành hệ thống cống thuỷ lợi phù hợp với yêu cầu sản xuất nông ngư nghiệp.
(2) Giao thông
Căn cứ trên quy hoạch tổng thể KT-XH tỉnh Cà Mau đến năm 2020 (QĐ 163/2008/QĐ-TTg), quy hoạch giao thông tỉnh Cà Mau đến năm 2020 được dự kiến như sau:
- Đường bộ: đầu tư xây dựng các tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, đường Hồ Chí Minh (đoạn Năm Căn - Đất Mũi), tuyến tránh quốc lộ 1A, tuyến tránh quốc lộ 63, tuyến đường ven biển Đông (từ Năm Căn đến Gành Hào), tuyến đường ven biển Tây (từ Tiểu Dừa đến Đầm Cùng); đầu tư nâng cấp quốc lộ 63. Đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường đấu nối đến các trung tâm kinh tế biển gồm tuyến Tắc Thủ - Sông Đốc, Cái Nước - Cái Đôi Vàm, Tắc Thủ - U Minh - Khánh Hội, Đầm Dơi - Tân Thuận. Xây dựng mới các tuyến đường vành đai thành phố Cà Mau và các trục đường nối từ các khu, cụm công nghiệp vào các trục giao thông chính. Xây dựng và nâng cấp các tuyến đường theo quy hoạch các đô thị; xây dựng nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, đảm bảo 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã.
- Đường thủy: cải tạo nâng cấp các tuyến đường thủy Cà Mau - thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau - Kiên Giang đạt tiêu chuẩn đường thủy nội địa cấp I, tuyến Cà Mau - Sông Đốc, Cà Mau - Năm Căn (do Trung ương quản lý) đạt tiêu chuẩn đường thủy nội địa cấp II; nâng cấp các tuyến đường thủy cấp tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp IV và các tuyến đường thủy cấp huyện đạt tiêu chuẩn cấp V.
- Đường biển: đầu tư nâng cấp mở rộng cảng Năm Căn, nạo vét cửa Bồ Đề đáp ứng yêu cầu vận tải bằng đường biển.
- Đường hàng không: mở rộng và nâng cấp cảng hàng không Cà Mau đảm bảo cho máy bay tầm trung hạ, cất cánh; khôi phục nâng cấp sân bay Năm Căn phục vụ hoạt động du lịch, dịch vụ dầu khí và kinh tế biển.
- Đầu tư xây dựng hệ thống bến bãi vận tải thủy - bộ đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại của nhân dân, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Khi hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới đồng bộ cả đường thuỷ, bộ và hàng không sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển KT - XH tỉnh nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.
Mục tiêu là đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp, dịch vụ, thủy hải sản và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, có nguồn điện dự phòng từ 10 - 20% giảm tổn thất điện năng trên lưới phân phối xuống khoảng 9% vào năm 2010 và 6% vào năm 2020.
Dự kiến nhu cầu sản lượng điện thương phẩm của tỉnh Cà Mau năm 2010 khoảng 616 triệu KWh, tăng bình quân khoảng 16 - 17%; giai đoạn 2011 - 2020 tăng khoảng 17%.
Về nguồn, trong năm 2007 – 2008, hai nhà máy điện Cà Mau công suất 1.500MW sẽ đi vào hoạt động và hoà vào lưới điện quốc gia; đồng thời thu hút đầu tư xây dựng thêm 1 - 2 nhà máy nhiệt điện sử dụng nguồn khí tự nhiên (công suất khoảng 450 MW/nhà máy).
Về phát triển lưới điện: lưới truyền tải 220 KV từ nhà máy điện Cà Mau đi một số tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long như Cà Mau - Rạch Giá, Cà mau – Ô Môn, Cà Mau - Bạc Liêu (mạch kép).
Lưới điện phân phối thực hiện theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Cơ cấu kinh tế và CDCCKT nông nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là một nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng miền, lãnh thổ.
CDCCKT nông nghiệp là yêu cầu cần thiết và khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua Cơ cấu kinh tế và CDCCKT nông nghiệp tỉnh Cà Mau bước đầu được định hình, đã có sự chuyển dịch đúng hướng song còn chậm và chưa thật sự vững chắc, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá mặc dù Cà Mau là tỉnh có nhiều điều kiện để CDCCKT nông nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy việc nghiên cứu cơ cấu và CDCCKT nông nghiệp tỉnh Cà Mau có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Bám sát mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã đạt được các kết quả nghiên cứu chính bao gồm:
1. Hệ thống hoá, tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về Cơ cấu kinh tế và CDCCKT nông nghiệp: các khái niệm về Cơ cấu kinh tế, Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá Cơ cấu kinh tế, CDCCKT nông nghiệp... để xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu cơ cấu và CDCCKT nông nghiệp tỉnh Cà Mau.
2. Tổng hợp một số bài học kinh nghiệm về CDCCKT nông nghiệp của một số nước trên thế giới để vận dụng vào thực tiễn. Đây là những điểm quan trọng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, cùng các giải pháp đẩy nhanh quá trình CDCCKT nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau
3. Phân tích các nguồn lực ảnh hưởng đến cơ cấu và CDCCKT nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau.
4. Phân tích thực trạng về cơ cấu và CDCCKT nông nghiệp tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2000 - 2009 trên cả 3 phương diện ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế. Trên cơ sở đó đã rút ra được những thành công, hạn chế và những nguyên nhân.
5. Luận văn cũng đã đưa ra định hướng CDCCKT NN ở tỉnh Cà Mau và phân tích một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình CDCCKT NN tỉnh Cà Mau theo hướng phát triển bền vững.
Tuy nhiên điểm hạn chế của luận văn là: chưa đi sâu phân tích thực trạng về cơ cấu và CDCCKT NN theo lãnh thổ, một số thông tin còn thiếu. Trong thời gian tới cần có những đề tài nghiên cứu chi tiết cụ thể hơn về từng khía cạnh của vấn đề, đặc biệt tập trung nghiên cứu CDCCKT NN về mặt lãnh thổ nhằm làm cho luận văn hoàn thiện hơn.
Đối với Nhà nuớc:
Cần tăng cường hỗ trợ về vốn nhằm giúp đỡ tỉnh đầu tư xây dụng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và đẩy nhanh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tiếp tục tăng cường đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống thủy lợi, phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất và phương án thoát lũ, ngăn mặn chung của vùng, nhất là các huyện ven biển. Các cơ quan quản lý và các viện, trường tích cực hỗ trợ tỉnh thực hiện có hiệu quả chương trình ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất
Đề nghị nhà nước cần có những biện pháp quản lý và rà soát lại các vùng kinh tế ở các địa phương, hoạch định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho từng vùng. Để từ đó các địa phương có điều kiện xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với đặc điểm, tiềm năng và điều kiện của mình.
Đề nghị Nhà nước có định hướng và chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các địa phương hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường. Định hướng thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và thị trường đầu ra cho hàng hoá nông sản.
Đối với tỉnh:
Tổ chức thực hiện quy hoạch, định hướng phát triển NN và CDCCKT NN một cách đồng bộ, rà soát bổ sung mục tiêu, xây dựng các giải pháp phát triển sao
cho phù hợp với sự phát triển của tỉnh theo từng giai đoạn, thời kỳ nhằm đảm bảo việc thực hiện CDCCKT NN có hiệu quả cao
Tạo điều kiện cho nông dân chuyển nhượng ruộng đất, tạo cơ chế chính sách thông thoáng hỗ trợ nông dân vay vốn sản xuất dễ dàng, thực hiện tốt và đồng bộ các chương trình khuyến nông, tổ chức tập huấn kỹ thuật và dự báo thị trường, giúp nông dân tìm kiếm va ổn định thị trường đầu vào và đầu ra.
Các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp vay vốn với thời hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng loại sản phẩm và được hưởng các chế độ ưu đãi theo các qui định hiện hành.
Đối với hộ gia đình:
Thực hiện nghiêm túc các chương trình dự án và kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, vay và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bá (2006), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật.
2. Nguyễn Văn Bé (2010), Vị thế Cà Mau trong Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cục thống kê tỉnh Cà Mau.
3. Bộ lao động thương binh và xã hội (2007), Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam năm 2006, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Thông tư số 01/2005 về hướng dẫn thực hiện định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).
5. C. Peter Timmer, Walter P. Falcon, Scott R. Pearson (1983), Phân tích chính sách lương thực. Trường đại học kinh tế TP.HCM.
6. Chính phủ (2004), Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
7. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2002).Nxb. Thống kê, Hà Nội.
8. Cục thống kê tỉnh Cà Mau, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 11/2010.
9. Cục Thống kê tỉnh Cà Mau , Niên giám Thống kê 2000 đến 2009 tình Cà Mau.
10. Nguyễn Thành Độ, Lê Du Phong (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới,Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Điền (1997), Viện kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Công nghiệp hoá nông nghiệp - nông thôn các nước Châu á và Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị, Quốc Gia, Hà Nội.
12. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân. Tạp chí CN (số tháng 9), tr32.
13. Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp: Lý thuyết và Thực tiễn, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
14. Phạm Thái Hưng, Bùi Anh Tuấn (2006), Việt Nam gia nhập WTO: sự lựa chọn tất yếu, Tạp chí Tài chính, số 5 năm 2006.
15. Nguyễn Thị Hiền (1995), Vai trò và tác động của thị trường đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Ủy Ban Khoa học Nhà nước, Đại học Kinh tế quốc dân.
16. Nguyễn Tấn Khuyên (2005), Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp – nông
thôn theo hướng phát triển bền vững, Chuyên đề dành cho lớp Kinh tế phát triển, Cao học khóa 13, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Thái Văn Long, Địa lí địa phương tỉnh Cà Mau, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 18. Đặng Văn Phan, Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.
19. Nguyễn Đình Quế, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Trương Thị Minh Sâm (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng nông thôn ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Kinh tế học và phát triển, Nhà xuất bản Khoa học - Xã hội.
21. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận, thực tiễn và triễn vọng áp dụng ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội
22. Sở tài nguyên môi trường tỉnh Cà Mau, Quy hoạch sủ dụng đất dến năm 2020, kế hoạch sử dung đất 2 năm kì đầu (2011 - 2015) tỉnh Cà Mau.
23. Lê Đình Thắng (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học – Xã hội, Hà Nội.
25. Trung tâm Thông tin Thương mại (1993), Một số vấn đề về sản xuât, mậu dịch nông sản thế giới, Hà Nội
26. Viện Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (2002), Hướng chuyển dịch cơ cấu kinhtế thành