Các nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh cà mau theo hướng phát triển bền vững (Trang 64 - 68)

7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

2.2.2. Các nhân tố kinh tế xã hội

2.2.2.1. Dân cư, nguồn lao động

Dân số tỉnh Cà Mau năm 2009 là 1.278.124 người, tỉ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2005 – 2009 là 1.3%/năm, tổng dân số so với năm 2005 tăng 4.81%; trong đó nữ 639.062 người, tăng 3.6% so với 2005, chiếm tỉ lệ 50% tổng số dân. Mật độ dân số 240 người/ km2 , so với năm 2005 tăng 4.8%, dân số phân chia 2 khu vực rõ rệt: khu vực thành thị dân số 260.737 n gười chiếm 20.4% tổng dân số. Khu vực nông thôn dân số 1.017.387 chiếm 79.6% tổng số dân.

Cơ cấu lao động trong độ tuổi theo ngành nghề, chủ yếu vẫn là nông nghiệp và thủy sản. Trình độ học vấn, ngành nghề, trình độ đào tạo, đạt mức trung bình của vùng. Tập quán, kinh nghiệm canh tác và kỹ năng nghề nghiệp của lao động Cà Mau được tích lũy qua nhiều thế hệ thuộc loại khá cao so với các tỉnh khác, nhất là kỹ năng lao động nghề trồng lúa, nuôi heo và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, hải sản.

Theo thống kê tỉnh Cà Mau, mức thu nhập bình quân đầu người tăng từ 309.000 đồng/tháng năm 2001 lên 925.000 đồng/tháng năm 2008 (tăng 616.000 đồng), trong đó thu nhập từ nông, lâm, thủy sản tương ứng các thời điểm là 151.860 đồng và 501.000 đồng (chiếm 49.8% và 54.16% so với tổng thu nhập).

Bảng 2.2 : Phân bố dân số tỉnh Cà Mau theo huyện, thành phố năm 2009

Đơn vị hành chính Hiện trạng năm 2009 Tổng số dân (người) Diện tích tự nhiên (km2 ) Mật độ (người/ km2 ) Tỉnh Cà Mau 1.278.124 5331.635 240 Tp. Cà Mau 215.883 250.304 862 Huyện Thới Bình 147.701 640.107 231 Huyện U Minh 95.618 774.615 123

Huyện Trần Văn Thời 202.921 716.340 283

Huyện Phú Tân 110.086 464.333 237

Huyện Đầm Dơi 193.265 826.425 234

Huyện Năm Căn 73.989 509.297 145

Huyện Ngọc Hiển 86.063 733.121 117

Nguồn: Từ Niên giám thống kê Tỉnh Cà Mau.

Mức chi bình quân đầu người từ 278.000 đồng/tháng năm 2001 tăng lên 533.000 đồng/tháng năm 2009. Cân đối thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người dư 31.000 đồng/tháng năm 2001 và 392.000 đồng/tháng năm 2009. Đây là mức tích lũy rất thấp, nếu muốn đầu tư sản xuất hoặc xây dựng các công trình ở nông hộ đều phải dựa vào các nguồn vốn vay. Đây là một khó khăn lớn cho phát triển nông nghiệp hàng hóa.

2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng

2.2.2.2.1. Hệ thống thủy lợi

Từ khi thực hiện Nghị quyết số 09/2000/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 1116/QĐ-CTUB của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch ngư, nông, lâm nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2001 - 2010, quy hoạch thủy lợi có những thay đổi căn bản từ nhiệm vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là lúa sang đa mục tiêu như nuôi trồng thủy sản, nông, ngư kết hợp, nông nghiệp, lâm nghiệp và nông, lâm, ngư nghiệp ở cả 2 vùng sinh thái mặn lợ và ngọt.

Hàng năm tỉnh đã đầu tư cho thủy lợi để phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, kết quả thực hiện như Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Khối lượng đầu tư thủy lợi tỉnh Cà Mau giai đoạn 2001-2009 Năm Tổng số công trình Chiều dài (m) Khối lượng (m3) Tổng vốn (triệu đồng) 2001 256 3.501.623 11.357.191 30.000 2002 328 1.916.039 24.134.068 90.889 2003 166 524.992 7.015.554 25.816 2004 87 259.427 3.444.181 15.574 2005 171 656.853 10.249.565 34.518 2006 223 777.125 13.348.279 90.189 2007 198 851.943 11.555.568 74.201 2008 162 595.184 8.523.984 85.730 2009 193 209.000 Tổng 655.917

(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyển đổi SX nông – lâm – ngư nghiệp - Chi cục Thủy lợi)

Nhìn chung, thủy lợi phục vụ ngư, nông, lâm nghiệp của tỉnh còn là một bài toán khó cả về bố trí hệ thống công trình, quản lý, khai thác vận hành công trình và vốn đầu tư. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp, thậm chí là quyết định đến phương thức canh tác, cơ cấu mùa vụ cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật trồng và chăm sóc cũng như hiệu quả của tiến bộ kỹ thuật, mức năng suất và chất lượng cây trồng đối với tỉnh Cà Mau. Trong khi đất mặn, phèn, than bùn lại sử dụng nước mưa theo mùa luôn diễn biến phức tạp, công trình thủy lợi lại chưa đồng bộ, quản lý, vận hành bất cập nên khó có thể tạo nên nền nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững theo hướng thâm canh tăng năng suất, tăng chất lượng và đạt giá trị sản lượng cao.

2.2.2.2.2. Giao thông vận tải

Giao thông đường bộ tỉnh Cà Mau thời gian qua đã có bước phát triển khá tốt, hỗ trợ cho giao thông thủy vốn là lợi thế của tỉnh. Thực tế giao thông thủy, bộ, hàng không đã tác động tích cực đến sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp hàng hóa. Song do điều kiện đặc thù sông rạch, kênh mương chằng chịt, mùa mưa tập trung với cường độ lớn, tốc độ truyền triều khá mạnh, biên độ triều cao ảnh hưởng đến hoạt động của các phương tiện vận tải thủy, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp (điển hình như việc phòng chống dịch cúm A H5N1, H1N1 rất khó đảm bảo tiến độ do giao thông cách trở). Đặc biệt chi phí dịch vụ vận tải bằng cả đường bộ và đường thủy ở Cà Mau có giá rất cao, tăng chi phí khi vận chuyển vật tư, sản phẩm làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Giao thông thủy là chủ yếu nên rất khó kiểm soát thú y, kiểm dịch động vật nhập vào tỉnh, tạo ra cơ hội dễ lây lan dịch bệnh.

2.2.2.2.3. Lưới điện quốc gia và mức độ điện khí hóa

Mục tiêu là đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp, dịch vụ, thủy hải sản và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, có nguồn điện dự phòng từ 10 - 20%; giảm tổn thất điện năng trên lưới phân phối xuống khoảng 9% vào năm 2010 và 6% vào năm 2020.

Dự kiến nhu cầu sản lượng điện thương phẩm của tỉnh Cà Mau năm 2010 khoảng 616 triệu KWh, tăng bình quân khoảng 16 - 17%; giai đoạn 2011 - 2020 tăng khoảng 17%.

Về nguồn, trong năm 2007 – 2008, hai nhà máy điện Cà Mau công suất 1.500MW sẽ đi vào hoạt động và hoà vào lưới điện quốc gia; đồng thời thu hút đầu tư xây dựng thêm 1 - 2 nhà máy nhiệt điện sử dụng nguồn khí tự nhiên (công suất khoảng 450 MW/nhà máy).

Về phát triển lưới điện: lưới truyền tải 220 KV từ nhà máy điện Cà Mau đi một số tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long như Cà Mau - Rạch Giá, Cà mau

– Ô Môn, Cà Mau - Bạc Liêu (mạch kép).

Lưới điện ở tỉnh Cà Mau phát triển nhanh, giai đoạn 1997-2008 ngành điện đã đầu tư xây dựng mới 3.320 km đường dây trung thế, 4.722 km đường dây hạ thế và 80.498 KVA công suất trạm biến áp. Đến năm 2009, tổng số hộ dùng điện là 241.900 hộ chiếm 91.5% tổng số hộ trong tỉnh. Sử dụng điện mới chủ yếu dùng cho sinh hoạt, công nghiệp, điện lượng phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp còn chiếm tỷ lệ nhỏ.

Đặc biệt trong tháng 5/2007 tại cụm Khí điện đạm Cà Mau đã đưa vào vận hành 2 tổ máy phát điện tuốc bin khí sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu điện với điện áp ổn định cho tỉnh Cà Mau.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh cà mau theo hướng phát triển bền vững (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)