7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
2.2.1. Các nhân tố về tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lí
Cà Mau là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trọn trên bán đảo Cà Mau, phần đất liền có toạ độ từ 8030’ đến 9010’ vĩ độ Bắc, 1040
8’ đến 10505’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc của tỉnh tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. - Phía Nam và phía Đông tiếp giáp với Biển Đông.
- Phía Tây tiếp giáp với Vịnh Thái Lan.
Diện tích đất liền của tỉnh là 533.164 km2; bằng 13.13% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và bằng 15.8% diện tích cả nước.
Tỉnh được phân chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện: gồm thành phố Cà Mau và các huyện: Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển.
2.2.1.2. Khí hậu
Khí hậu của Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 26,5oC, nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 4, khoảng 27,6oC, thấp nhất vào tháng 1 khoảng 25oC. Biên độ nhiệt độ trung bình trong năm là 2,7oC. Số giờ nắng trung bình trong năm đạt 2500 giờ, lượng bức xạ trực tiếp cao với tổng nhiệt độ khoảng 9.00 - 10.000 o
C.
Lượng mưa trung bình của Cà Mau cao hơn hẳn so với các nơi khác trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Trung bình có khoảng 165 ngày mưa/năm, với 2400 mm; trong khi ở Gò Công có 74 ngày mưa và 1209,8 mm: ở Bạc Liêu 114 ngày mưa và 1663 mm, ở Vĩnh Long 120 ngày mưa và 1414 mm; ở Rạch Giá 132 ngày mưa và 2050 mm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa, chiếm 90% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa cao nhất trong năm thường khoảng tháng 8 đến tháng 10.
Lượng bốc hơi trung bình khoảng 1022 mm/năm, Mùa khô có lượng bốc hơi lớn nhất. Độ ẩm trung bình năm 85.6%, mùa khô ẩm độ thấp, thấp nhất vào khoảng tháng 3, khoảng 80%.
Chế độ gió thịnh hành theo mùa. Hướng gió thịnh hành mùa khô là hướng Đông Bắc và đông, với vận tốc trung bình khoảng 1.6 – 2.8 m/s. Hướng gió thịnh hành mùa mưa là hướng tây nam hoặc tây, với vận tốc trung bình khoảng 1,8- 4,5m/s.
Điều kiện khí hậu ổn định là yếu tố thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp toàn diện, đặc biệt là trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Chế độ mùa kết hợp với điều kiện thủy triều ven biển tạo ra hệ sinh thái thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa có hiệu quả cao.
2.2.1.3. Thủy văn
Nguồn nước mặt
Cho đến nay, tỉnh Cà Mau chưa có nguồn nước ngọt đưa từ nơi khác về bổ sung (dự kiến đưa nước ngọt từ Sông Hậu về Cà Mau theo dự án thủy lợi vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp hiện chưa thực hiện được). Nguồn nước mặt của tỉnh Cà Mau chủ yếu là nguồn nước mưa và nguồn nước đưa từ biển vào, chứa trong hệ thống sông rạch tự nhiên, kênh thủy lợi, trong rừng ngập mặn, rừng tràm và các ruộng nuôi thủy sản. Theo vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp, nguồn nước mặt ở tỉnh Cà Mau đã có sự phân chia khá rõ:
Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất cây con là nước ngọt chủ yếu còn lại ở khu vực rừng tràm U Minh Hạ, vùng sản xuất nông nghiệp phía Bắc huyện Trần Văn Thời và huyện Thới Bình, vùng mía nguyên liệu của huyện Thới Bình. Nguồn nước mặt là nước lợ, nước mặn, đây là nguồn nước được đưa vào từ biển, hoặc được pha trộn với nguồn nước mưa.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, nguồn nước mặt đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng liên quan đến sản xuất nông nghiệp do việc xả thải bừa bãi, quá trình chuyển đổi sản xuất và phát triển không đồng bộ cơ sở hạ tầng thủy lợi,…
Nguồn nước ngầm
Theo kết quả điều tra của Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam, nước ngầm ở tỉnh Cà Mau có trữ lượng lớn, chất lượng đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Có 7 tầng chứa nước dưới đất (theo thứ tự từ I đến VII) với tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 6 triệu m3/ngày. Hiện nay nước ngầm ở tỉnh đang khai thác chủ yếu ở tầng II, tầng III và tầng IV (đối với giếng nước lẻ của hộ dân chủ yếu khai
thác ở tầng II và tầng III). Ngoài các giếng nước công nghiệp tại thành phố Cà Mau, các thị trấn huyện lỵ, các nhà máy, lượng giếng nước khoan của các hộ dân là trên 26.000 giếng.
Theo dự báo đến năm 2020, áp lực khai thác sử dụng nguồn nước ngầm là rất lớn, sản lượng cấp nước toàn tỉnh phải đạt khoảng 152.000 m3/ngày, trong đó riêng khai thác tại thành phố Cà Mau và các thị trấn, các khu công nghiệp lên tới trên 100.000 m3/ngày. Nếu quá trình khai thác nước ngầm không được quy hoạch hợp lý sẽ dẫn đến phá vỡ cân bằng tự nhiên giữa các tầng nước, có thể nước mặn ở tầng I sẽ thấm xuyên xuống các tầng dưới gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Đồng thời nếu khai thác nước không đúng quy hoạch có thể ảnh hưởng đến nền móng các công trình xây dựng.
2.2.1.4. Đất đai
Theo tài liệu chỉnh lý, bổ sung bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 tỉnh Cà Mau của Phân Viện QH&TKNN cho thấy:
Phân loại, có 5 nhóm đất chính, phân thành 26 loại đất trong đó có 2 nhóm đất có diện tích lớn là:
- Nhóm đất phèn: 279.928 ha, chiếm 52.53% diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở các huyện Thái Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển, Năm Căn, Cái Nước.
- Nhóm đất mặn: 212.877 ha, chiếm 39.95% diện tích tự nhiên phân bố nhiều địa bàn trong tỉnh (huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời).
- Bốn nhóm đất còn lại gồm: bãi bồi 12.193 ha, đất than bùn 8.903 ha, đất đỏ vàng 708 ha, ít nhất là đất cát 671 ha (sông, rạch 17.636 ha).
Nhìn chung đất ở Cà Mau thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nhưng ít thuận lợi cho trồng trọt, nhất là canh tác trong điều kiện nhờ nước mưa và luôn chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, nhất là khi chuyển đổi nuôi tôm đã làm tái nhiễm mặn cả đất ruộng và đất vườn mà hàng trăm năm trước đây nông dân và chính quyền địa phương đã đầu tư ngăn mặn, trữ ngọt, cải tạo đất để trồng trọt.
Hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ở Cà Mau
Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính ở tỉnh gồm có: trong nuôi trồng thủy sản có: Nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quãng canh năng suất cao; tôm rừng; tôm kết hợp; tôm luân canh với lúa; nuôi sò, hàu; nuôi nghêu; nuôi thủy sản nước ngọt và nuôi thủy sản khác. Trong nông nghiệp có: trồng 1 vụ lúa; 2 vụ lúa; lúa luân canh với đậu xanh hoặc dưa hấu; lúa-cá; chuyên canh rau; trồng mía; trồng dừa, chuối; trồng tràm và loại hình làm muối.
Phân tích hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông, lâm, diêm nghiệp phổ biến trong sản xuất ở tỉnh Cà Mau cho thấy, tình hình chung là năng suất cây trồng thấp, giá trị sản xuất không cao, ít lãi và thu nhập thấp, nhất là trồng dừa, chuối, lúa 1 vụ, mía. Chỉ có các loại hình trồng lúa luân canh với rau màu hoặc chuyên canh rau, màu thực phẩm là đạt giá trị sản lượng và thu nhập khá. Đặc biệt rừng sản xuất là tràm cừ có lãi rất thấp, lại khó tiêu thụ. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để bố trí sử dụng đất phát triển ngư, nông, lâm nghiệp tỉnh Cà Mau theo hướng phát triển bền vững.
2.2.1.5. Sinh vật
Cây trồng, vật nuôi
Gần 300 năm phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là 21 năm (1986 – 2007) thực hiện đường lối đổi mới trong nông nghiệp, ngoài các giống địa phương, nông dân cùng các cán bộ khoa học đã sưu tầm, khảo nghiệm, khu vực hóa đưa vào hệ thống canh tác nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau tập đoàn giống cây trồng, vật nuôi khá phong phú, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh trong thời gian sắp tới.
Động, thực vật rừng
- Rừng U Minh: Đây là nơi trưng bày tiêu bản sống của loài thực vật thuộc hệ sinh thái ngập nước của ĐBSCL và Đông Nam Á, với 201 loài thực vật, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm có giá trị khoa học và kinh tế.
dụng kỹ thuật rừng ngập Minh Hải, thảm thực vật gồm 66 loài, trong đó có các loài phổ biến là họ mắm, họ bần, họ đước, nhưng ưu thế vẫn là cây đước. Sinh sôi phát triển vững chắc dưới tán rừng đước là quần thể ngư loại khá phong phú (tôm, cua, ốc, ghẹ, sò,…) và động vật có khỉ, chim,…
Nhìn chung, tài nguyên động, thực vật ở Cà Mau rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là hệ động thực vật rừng U Minh và rừng ngập mặn Cà Mau. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua do tác động của con người đã và đang làm suy giảm sự đa dạng và ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên.
Nguồn lợi thủy sản
Theo tài liệu “Cẩm nang nghề cá” của Bộ Thủy sản, ở vùng biển Cà Mau có 175 loài cá thuộc 116 giống, 77 họ. Cũng như khu hệ cá của biển Việt Nam nói chung, khu hệ cá vùng biển Cà Mau có nét điển hình của khu hệ cá nhiệt đới là đa dạng phong phú về số lượng họ, nhưng số lượng giống trong một họ hoặc số lượng loài trong một giống không nhiều. Trong danh sách có tới 43 họ chỉ có một loài, các họ cá có từ 5 loài trở lên chỉ chiếm có 10.34%, trong đó họ cá khế có nhiều loài nhất là 16 loài, tiếp đó là họ cá trích (9 loài), họ cá đù (8 loài), họ cá hồng (7 loài), họ cá cơm, cá lượng, cá liệt (6 loài) và họ cá đuối (5 loài). Ngoài ra vùng biển Cà Mau còn đa dạng với các loại giáp xác, nhuyễn thể, động thực vật thủy sinh rất thuận lợi phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản trên biển.
Hiện nay, nguồn lợi thủy sản vùng biển Cà Mau đang chịu nhiều sức ép của việc khai thác quá mức trong khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, việc suy thoái về môi trường, thu hẹp thủy vực ven bờ là bãi đẻ và nơi sinh trưởng của nhiều loài thủy sản con, cung cấp giống cho biển cả đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, trong khai thác, tồn tại nhiều loại ngư cụ và kỹ thuật khai thác có tính chất phá hủy nguồn lợi, đánh bắt nhiều loại tôm cá con, các loại cá bố mẹ ngay trong mùa sinh sản,… đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản.