7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
2.4.1. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Cà Mau là 533.164 ha trong đó đất nông nghiệp là 377.187 ha chiếm 70.74% (2008). Cơ cấu sử dụng đất của các ngành trong thời gian qua biến động mạnh theo cả ba hướng là mở rộng diện tích canh tác, tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu loại hình sử dụng đất.
Bảng 2.13: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất Cà Mau giai đoạn 2000 – 2008
Đv: %
Chỉ tiêu 2000 2006 2008
Đất nông nghiệp 67.63 69.58 70.74 Đất dùng vào lâm nghiệp 20.18 19.6 18.27
Đất chuyên dùng 3.29 3.83 3.94
Đất khu dân cư 1.06 2.02 1.27
Đất chưa sử dụng 7.84 1.26 2.03
Đất khác 3.71 3.75
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Tỉnh Cà Mau
Theo quy hoạch tổng thể KT - XH tỉnh Cà Mau, định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh là cần phải “duy trì, bảo vệ đất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản”. Bố trí sử dụng đất theo vùng sinh thái, khuyến khích phát triển mạnh các mô hình sản xuất kết hợp, sản xuất luân canh để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển bền vững như lúa – màu, lúa – cá, lúa – tôm; rừng – tôm, rừng – cá,...
Bảng 2.4: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất Cà Mau giai đoạn 2000 – 2008 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2000 2006 2008 Đất khác Đất chưa sử dụng Đất khu dân cư Đất chuyên dùng
Đất dùng vào lâm nghiệp Đất nông nghiệp
Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất Cà Mau giai đoạn 2000 – 2008 Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Tỉnh Cà Mau.
Đất nông nghiệp: ổn định diện tích sản xuất lúa chuyên canh ở vùng quy hoạch ngọt hoá (huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình) đến năm 2020 khoảng 51.000 ha. Cùng với các biện pháp thủy lợi, thâm canh để tăng vụ, tăng năng suất; những vùng này phát triển lúa 2 vụ hoặc 1 vụ lúa luân canh 1 vụ màu; một số vùng có địa hình trũng phát triển mô hình lúa – cá đồng. Đối với những vùng đang nuôi tôm hiện nay, nhất là vùng phía bắc Cà Mau cần tiếp tục sản xuất luân canh 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có điều kiện.
Đất nuôi thủy sản: phần lớn diện tích mặt nước nuôi thủy sản hiện nay của tỉnh Cà Mau là chuyển đổi từ đất trồng lúa và nuôi kết hợp trong lâm phần. Đến năm 2020, duy trì diện tích mặt nước nuôi thủy sản trong nội địa khoảng 285 - 290 nghìn ha, trong đó diện tích đất chuyên nuôi thủy sản khoảng 200 nghìn ha, còn lại là nuôi kết hợp với trồng rừng và nuôi luân canh với trồng lúa. Hướng sử dụng đất cho nuôi thủy sản chủ yếu là nuôi quảng canh cải tiến bậc cao đúng kỹ thuật, hạn chế đào phá mặt đất bằng.
Đất lâm nghiệp có rừng hiện nay có 97.434 nghìn ha, phấn đấu tăng diện tích rừng trồng mới để ổn định diện tích đất có rừng khoảng 108.000 ha. Ngoài rừng tràm, rừng đước cần nghiên cứu trồng một số loại cây rừng khác phù hợp với điều kiện đất đai và hệ sinh thái rừng của tỉnh, cho hiệu quả cao”.
Trong giai đoạn 2010 - 2020, dự kiến đất trồng lúa sẽ giảm 550 ha chuyển dịch cơ cấu sang đất chuyên dùng và xây dụng cơ bản khác (như xây dựng tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, đê biển Tây, đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, xây dựng giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi công cộng cho 2 huyện và 24 xã mới dự kiến chia tách thêm…)