Khó khăn, thách thức

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh cà mau theo hướng phát triển bền vững (Trang 69 - 71)

7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

2.2.3.2. Khó khăn, thách thức

- Khó khăn và những thách thức lớn nhất cho nông nghiệp tỉnh Cà Mau là thiếu nước ngọt trầm trọng, nguy cơ xâm nhập mặn ngày càng tăng do hệ thống thủy lợi chưa xây dựng đồng bộ. Đặc biệt vấn đề biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã được dự báo tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương sẽ phải chịu tổn thương nặng nề và bị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp.

- Chất lượng nguồn nhân lực thấp, khó đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao để sản xuất ra nông sản đạt chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Toàn bộ diện tích sản xuất nông nghiệp là đất mặn, phèn, than bùn phèn nên trong dung dịch đất có chứa các độc tố SO42-, Cl-, Al3+, Fe3+,… dễ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, thậm chí với nồng độ cao sẽ gây chết cây trồng. Việc cải tạo đất trong điều kiện thiếu nước ngọt là khó khả thi và tốn nhiều thời gian.

- Phương thức canh tác nhờ hoàn toàn vào nước mưa theo mùa thường dễ gặp rủi ro, hiệu quả áp dụng kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất cây trồng không cao và hay biến động cũng được xác định là khó khăn lâu dài của tỉnh Cà Mau.

- Chăn nuôi gia súc gia cầm chủ yếu là ở các hộ gia đình, quy mô nhỏ, phân tán năng suất, chất lượng thấp, ý thức và trình độ của người chăn nuôi chưa cao, điều kiện chăn nuôi ở tỉnh Cà Mau dễ phát sinh bệnh dịch, các quy định về quản lý giống, thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu chăn nuôi – vận chuyển – giết mổ – bảo quản và tiêu thụ sản phẩm đã được Chính phủ và các ngành chức năng ban hành người dân tuân thủ và thực hiện chưa đầy đủ.

- Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở tỉnh Cà Mau còn yếu kém, trong khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp, nhất là hệ thống thủy lợi lại đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, mà ngân sách tỉnh thu chưa đủ chi, yêu cầu đầu tư của các ngành khác cũng rất cấp thiết. Khả năng vốn của hộ, trang trại lại không đáng kể, trong khi kêu gọi vốn đầu tư bên ngoài đầu tư vào sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp tỉnh Cà Mau thì ít được các nhà đầu tư hưởng ứng do vị trí xa, sức hút kinh tế thấp.

- Sản phẩm hàng hóa nông nghiệp sản sản xuất tại tỉnh Cà Mau hiện tại có sức cạnh tranh thấp, giai đoạn 2009 – 2020 sẽ phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt hơn, nếu muốn tồn tại cần có những đột phá để tăng năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, đây là yêu cầu cao đối với nông, lâm nghiệp, bởi điểm xuất phát của nông nghiệp tỉnh Cà Mau xếp ở mức thấp so với các tỉnh ĐBSCL.

- Tỉnh Cà Mau cách xa các thị trường tiêu thụ ngư, nông, lâm sản hàng hóa lớn, đồng thời cũng ở xa các cơ sở sản xuất cung ứng các loại vật tư nông nghiệp, trong bối cảnh giá xăng dầu ở mức cao càng làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất nên hàng nông, lâm sản sản xuất tại tỉnh Cà Mau khó có thể tham gia các thị trường lớn.

triển, quy mô nhỏ, dây chuyền thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ và phạm vi tiêu thụ chỉ ở tại chỗ hoặc nội tỉnh. Do vậy ít hỗ trợ cho phát triển nông lâm nghiệp.

- Giai đoạn 2009 đến 2020 phát triển sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp ở tỉnh Cà Mau luôn gặp nhiều khó khăn thách thức, để tiếp tục tồn tại và tăng trưởng ổn định rất cần có quan điểm, chủ trương đúng đắn và nhất quán, đồng thời tổ chức thực hiện tốt hệ thống các giải pháp để huy động tốt nhất các nguồn lực nhằm vượt qua khó khăn thách thức đạt được mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững trong cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh cà mau theo hướng phát triển bền vững (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)