Tổng quan về tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh cà mau theo hướng phát triển bền vững (Trang 54 - 58)

7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

2.1.Tổng quan về tỉnh Cà Mau

Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam, nằm cách TP Hồ Chí Minh 370 km, cách Cần Thơ 180 km về phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Kiên Giang, ba hướng còn lại đều tiếp giáp với biển. Diện tích tự nhiên là 533.164 km2, có 9 đơn vị hành chính, thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh. Cà Mau nằm trong khu vực ĐBSCL, một vùng đất trù phú, khí hậu ôn hoà, với 15,3% diện tích cả nước, dân số của vùng trên 17 triệu người, đây là một thị trường giàu tiềm năng phát triển.

Cà Mau có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thủy sản, với chiều dài bờ biển trên 254km, diện tích ngư trường khoảng 70.000 km2, diện tích nuôi trồng thủy sản trên 270.000 ha (trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 240.000 ha). Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản hiện nay đạt khoảng trên 320.000 tấn/năm, trong đó tôm 120.000 tấn/năm. Ngoài thế mạnh về thủy sản, Cà Mau còn có tiềm năng về tài nguyên rừng, khoáng sản, tiềm năng phát triển nông nghiệp.

- Rừng Cà Mau chủ yếu là rừng ngập nước, có hai loại là rừng đước Năm Căn và rừng tràm U Minh Hạ. Diện tích lâm phần hiện nay khoảng trên 100.000ha, hàng năm cho phép khai thác từ 120.0000 – 150.000 m3 gỗ làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ván ép, ván dăm, gỗ thép….

- Về khoáng sản, vùng biển Cà Mau có tiềm năng lớn về khí đốt, trữ lượng khoảng 170 tỷ m3, là cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp sử dụng khí tự nhiên như điện, đạm, luyện kim và một số ngành sử dụng khí thấp áp khác.

- Về lĩnh vực nông nghiệp, ngoài cây lúa, còn có khả năng phát triển một số loài cây trồng khác phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tạo vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, lương thực, thực phẩm

Từ năm 2006 đến nay, kinh tế Cà Mau có mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm trên 12%. Năm 2009, GDP đạt 20.494 tỷ VNĐ tăng 11.52%, GDP bình quân đầu người đạt 1030 USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 647 triệu USD.

Về du lịch: Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam, mang đậm nét đặc thù của vùng đồng bằng Nam Bộ, Cà Mau có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái và du lịch ven

biển, biển đảo với các điểm đến hấp dẫn như bãi Khai Long, đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc. Đặc biệt nhất là khu du lịch sinh thái rừng ngập bãi bồi Mũi Cà Mau và rừng Tràm U Minh Hạ đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá thế giới (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để Cà Mau đẩy mạnh phát triển Bảng 2.15: Chuyển dịch cơ cấu lao động Tỉnh Cà Mau giai đoạn 2000 – 2009

Chỉ tiêu 2000 2005 2009

SL

(người) Cơ cấu (%)

SL

(người) Cơ cấu (%)

SL

(người) Cơ cấu (%) Tổng số 590.668 100 613.456 100 640.902 100 Lao động N – L - TS 513.606 86.95 504.375 82.22 440.756 68.74 Lao động CN - XD 25.020 4.23 31.893 5.20 54.442 8.49 Lao động DV 52.042 8.82 77.188 12.58 145.704 22.77

Nguồn: Số liệu và tính toán từ Niên giám thống kê Tỉnh Cà Mau

du lịch.

Những năm gần đây một số công trình đầu tư từ nguồn vốn Trung ương như cảng hàng không Cà Mau, cảng Năm Căn, Quốc lộ 1A đoạn Cà Mau - Năm Căn, Khu liên hợp Khí - Điện - Đạm, với một nhà máy đạm công suất 800 ngàn tấn/năm, hai nhà máy điện đã hoà mạng vào lưới điện quốc gia với công suất một năm từ 7-8 tỷ KW/h. Một số tuyến đường quan trọng khác như tuyến Phụng Hiệp - Cà Mau, tuyến Năm Căn - Mũi Cà Mau cũng đang được khẩn trương thi công. Những công trình trọng điểm này đã tạo cho Cà Mau một diện mạo mới và cơ hội mới.

Đặc biệt, trong năm 2010 khi cầu Cần Thơ đã được đưa vào sử dụng và tuyến đường hành lang kinh tế phía Nam nối liền các cảng biển của ba nước Việt Nam, Campuchia và Thái Lan được xây dựng, sẽ đánh thức và khơi dậy tiềm năng và sẽ tạo cho Cà Mau một lợi thế mới, một diện mạo mới. Khi đó, Cà Mau không

chỉ là tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của đồng bằng sông Cửu Long mà còn là cửa ngõ giao thương với các nước khối Asean.

Về phía địa phương, Cà Mau cũng đang tích cực triển khai lập quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như Khu công nghiệp Khánh An, Khu công nghiệp Hoà Trung, Khu công nghiệp sông Đốc, Khu công nghiệp Năm Căn, Khu Tiểu thủ công nghiệp Phường 9, An Xuyên; Đồng thời cũng đã lập quy hoạch một số khu cụm công nghiệp tại địa bàn các huyện.

Tỉnh cũng đã tăng cường công tác chỉ đạo, quyết tâm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năm 2009 được xếp hạng thứ 21/63 tỉnh, thành, nằm trong nhóm khá tốt và là tỉnh đứng đầu trong tốp 10 tỉnh cải thiện nhanh nhất chỉ số PCI. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ nay đến năm 2015 và 2020, tỉnh Cà Mau xác định tích cực phải phát huy nội lực gắn với việc tăng cường thu hút đầu tư từ bên ngoài. Tỉnh Cà Mau đặc biệt chú trọng ưu tiên, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng và nhu cầu như: Xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ các khu - cụm công nghiệp, các khu kinh tế; Phát triển các ngành công nghiệp mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp sản xuất, chế biến hàng thuỷ sản có giá trị gia tăng, các ngành công nghiệp có sử dụng khí thấp áp; lĩnh vực y tế - giáo dục đào tạo; các dự án sử dụng nhiều lao động địa phương…

Với trách nhiệm của mình, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cam kết sẽ quyết tâm cải thiện nhanh hơn nữa môi trường đầu tư và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đến tìm hiểu, đầu tư tại tỉnh Cà Mau. Tất cả các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh Cà Mau đều sẽ được hưởng chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ. Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ có chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu của Cà Mau 2006 - 2010 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 KH năm 2010 1. Tốc độ tăng trưởng GDP (%) (Tính theo giá so sánh 1994) 19,8 12,3 13 11,52 12 2. GDP bình quân đầu người (USD):

(Giá hiện hành) 675 786 820 1030 1100 3. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp -

Xây dựng (%)

(Tính theo giá so sánh 1994)

43.5 13.49 26 17.86 16

4. Cơ cấu kinh tế: Giá hiện hành -Công nghiệp - Xây dựng (%) -Nông - Lâm - Ngư nghiệp (%)

-Dịch vụ (%) 28.97 48.28 22.75 31.37 45.57 23.06 32.80 43.32 23.88 34.37 41.50 24.13 35.54 39.26 25.21 5. Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 583 600 658 647 720

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh cà mau theo hướng phát triển bền vững (Trang 54 - 58)