7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
1.2. Cơ sở lí luận của phát triển bền vững
1.2.1. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững trong lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư là bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn di truyền động thực vật, là môi trường không suy thoái, kỹ thuật phù hợp, kinh tế phát triển và một xã hội chấp nhận được (FAO, 1991)
Một nền nông nghiệp được gọi là bền vững khi nó hội tụ đủ các yếu tố sau: + Đảm bảo đủ nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội, phát triển nông nghiệp đáp ứng cho nhu cầu đời nay mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của đời sau. Thực hiện xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội.
+ Đó là một nền sinh thái hội đủ các yếu tố đa dạng sinh học. Phát triển nhưng bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên.
+ Đó là nền nông nghiệp sản xuất có hiệu quả nhất, bền vững nhất về kinh tế. Đó là nền nông nghiệp khai thác hài hoà tự nhiên trong mối quan hệ bền vững với con người cho hiện tại và nhu cầu của đời sau.
Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống nông nghiệp bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thoả mãn những
nhu cầu ngày càng tăng của con người mà không làm suy thoái đất, không làm ô nhiễm môi trường trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên.
Để đạt được mục đích của mình, nông nghiệp bền vững chủ trương kết hợp giữa: (1) khảo sát thực tế từ các hệ sinh thái tự nhiên để vận dụng vào các hệ sinh thái nông nghiệp, với (2) kho tàng kiến thức cổ truyền, kiến thức bản địa phong phú trong quản lý và sử dụng tài nguyên, và (3) kiến thức khoa học và công nghệ hiện đại. Và như vậy, nông nghiệp bền vững sẽ tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp có khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm cho con người và thức ăn cho chăn nuôi cao hơn các hệ sinh thái tự nhiên trên cơ sở sử dụng nguồn năng lượng không độc hại, tiết kiệm và tái sinh năng lượng. Nhưng không chỉ bảo vệ những hệ sinh thái đã có trong tự nhiên mà còn tìm cách khôi phục những hệ sinh thái đã suy thoái.
Nông nghiệp bền vững khuyến khích con người phát huy lòng tự tin, sáng tạo để cùng giải quyết những vấn đề đang đặt ra ở từng địa phương cũng như các vấn đền chung: sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái môi trường, sự mất cân bắng sinh thái...
Sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp với sự trợ giúp của các thành tựu khoa học kỹ thuật trong vài thập kỷ gần đây đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của trái đất và làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của con người. Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa trước mắt nên cũng đã gây ra những hậu quả tiêu cực, đe doạ tương lai và sự phồn vinh của nhân loại, trước hết là nạn ô nhiễm môi trường, mất rừng và suy thoái đất, làm xói mòn tính đa dạng sinh học, thay đổi thành phần khí quyển làm mất cân bằng nhiệt lượng...
Việc lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp đã làm hỏng cấu tượng đất, làm phương hại đến tập đoàn vi sinh vật - phần sống của đất, làm ô nhiễm nguồn nước. Việc công nghiệp hoá nông nghiệp với mục đích săn tìm lợi nhuận tối đa đã làm phá sản hàng triệu nông dân nghèo, đẩy họ ra thành phố bổ sung vào đội quân thất nghiệp vốn đã đông đảo ở đây, làm trầm trọng hơn các tệ nạn xã hội và nạn ô nhiễm môi trường đô thị.
Hiện nay, việc tiêu thụ nhất là tiêu thụ năng lượng và thực phẩm ngày càng tăng và lãng phí. B.Mollison 1994 cho biết, cứ 10 cal công nghiệp đưa vào nông nghiệp thì mới lấy được 1 cal sản phẩm. Tỷ lệ tiêu thụ năng lượng/đầu người đã tăng gấp 8 lần kể từ sau thế chiến thứ 2. Năng lượng hoá thạch sử dụng lãng phí và không đúng cách là nguyên nhân quan trọng làm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, nếu cứ giữ tỷ lệ tăng như hiện nay thì dân số thế giới sẽ tăng lên gần 1 tỷ sau mỗi thập kỷ, trong khi đất trồng trọt giảm tỷ lệ thuận với sự gia tăng dân số và ở mang đô thị.
Vì vậy, nông nghiệp bền vững chủ trương tiêu dùng tiết kiệm năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tự nhiên sạch, tái sinh năng lượng...
* Đặc trưng của hệ thống nông nghiệp bền vững a) Bền vững theo không gian
Khi nghiên cứu hệ thống nông nghiệp, người ta phải xem xét nó trong một phạm vi không gian nhất định: nông trại, vùng, quốc gia hay thế giới. Tuy nhiên giới hạn không gian của hệ thống mang tính rất tương đối. Điều này đã dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc đưa ra khái niệm bền vững của hệ thống, bền vững trong phạm vi không gian nào và buộc phải giới hạn phạm vi không gian của tính bền vững. Số mức phạm vi không gian và các mối liên kết của chúng với nhau luôn là một vấn đề của việc xác định khi nào tính bền vững là một đặc tính cố hữu của hệ thống và khi nào tính bền vững đó là phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, mà nó cần phải được kiểm tra ở mức cao hơn.
Như vậy, khi xác định tính bền vững của hệ thống nông nghiệp, buộc chúng ta phải cân nhắc để giới hạn tính bền vững trong phạm vi không gian nào: cánh đồng, nông trại, vùng hay ở các mức hệ thống lớn hơn. Điều đó có nghĩa là ở mức phạm vi không gian này, hệ thống nông nghiệp được coi là bền vững, nhưng ở mức phạm vi không gian lớn hơn của hệ thống thì chưa chắc nó đã bền vững.
b) Bền vững theo thời gian
Cùng với không gian, tính bền vững của một hệ thống nông nghiệp cũng luôn gắn liện với một thời gian nhất định nào dó. Sự xem xét tính bền vững của hệ
thống theo thời gian luôn là vấn đề rất phức tạp, bởi vì mọi sự tồn tại đều biến đổi theo thời gian. Do vậy, cần đánh giá tính bền vững của hệ thống trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
c) Tính bền vững nhiều chiều của hệ thống nông nghiệp
+ Bền vững sinh học và môi trường: Hệ sinh thái nông nghiệp là bộ phận trung mình nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Tính bền vững sinh học được quyết định bởi sự ổn định về sinh trưởng, phát triển và năng suất của sinh vật theo thời gian.
+ Bền vững kinh tế: bền vững về kinh tế được xem xét bởi sự biến động về lợi nhuận kinh tế theo thời gian. Do đó, có thể nói bền vững về kinh tế gắn liền với sự biến động về giá cả và thị trường nông sản cũng như giá vật chất đầu tư.
+ Bền vững xã hội: có thể đươc phản ánh bằng khả năng hỗ trợ thích hợp của hệ thống đối với cả cộng đồng xã hội. Khi đánh giá tính bền vững xã hội cho một hệ thống nông nghiệp, cần phải đánh giá nhiều mặt như: ổn định công ăn, việc làm, hiệu quả sử dụng lao động, thu nhập của người dân, vấn đề giới, vai trò chức năng của các cơ quan, doàn thể cũng như các giá trị văn hóa và đời sống tinh thần của cả cộng đồng.
1.2.2. Những tư tưởng cơ bản về phát triển bền vững kinh tế - xã hội
Những nhà khoa học tiến bộ trên thế giới đã phát hiện ra rằng, với xu thế kinh tế thế giới như hiện nay, xã hội loài người sẽ đương đầu với nhiều nguy cơ và thảm hoạ trong tương lai gần, đó là ô nhiễm môi trường sống, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (TNTN), đào sâu hố ngăn cách giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo. Chẳng hạn, chỉ với 6 tỷ dân trên toàn thế giới như hiện nay, nếu tất cả các quốc gia đều phát triển, có mức sống và lối sống như người Mỹ, thì nguồn tài nguyên cần thiết cho quá trình phát triển ấy sẽ lớn bằng 15 lần Trái đất của chúng ta đang có. Sự báo trước về một hành tinh không thể sinh sống do sự mở rộng quy mô công nghiệp, bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển cũng đã được tiên đoán bởi những người theo trường phái Malthus mới (neo-Malthusian). Các cuốn sách Mùa
xuân im lặng (1962), Bùng nổ dân số (1970), đã nhấn mạnh các viễn cảnh ngày tận thế do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, sự gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường, gây ra sự lo âu của công chúng ở các nước công nghiệp nói chung.
Điều này cũng đã nằm trong những dự đoán khoa học của học thuyết K.Mark, và chính Ph.Angghen đã chỉ rõ là thiên nhiên đã, đang “nổi giận” và còn sẽ nổi giận, đồng thời Người cũng đã cảnh báo về “sự trả thù của giới tự nhiên” khi bị tổn thương đối với con người ở thế hệ mai sau.
Trước nguy cơ đó, phản ứng đầu tiên là phải giảm sử dụng tài nguyên và sản xuất. Câu lạc bộ La Mã đã phát hành tài liệu dưới tựa đề “Ngừng tăng trưởng/Giới hạn của tăng trưởng”, đề nghị các nước nên áp dụng chính sách “tăng trưởng bằng không”, mà lý do chính dựa vào những phân tích và dự báo rằng, càng tăng trưởng thì môi trường sinh thái và TNTN càng bị xâm hại ngày một nghiêm trọng, nguy cơ quả đất đang nóng dần do phát thải công nghiệp, lở đất do công nghệ trồng trọt lạc hậu và khai phá rừng, nguồn nước đang bị ô nhiễm ngày một tăng, bùng nổ dân số…
Điểm sai lầm cơ bản của quan điểm này là không quan tâm tới việc thỏa mãn những nhu cầu mới xuất hiện như là quy luật mang tính chất tất yếu khách quan. Vì vậy, chủ trương đó chưa làm cho các nước chấp thuận. Nước nghèo và chậm phát triển thì lo ngại mất cơ hội nâng cao mức sống vật chất, nước giàu thì chống lại vì không thể giải quyết việc làm và bị hấp dẫn bởi các món lợi nhuận khổng lồ đang hứa hẹn,… Đại thể, lý do của các quốc gia đưa ra rất khác nhau, nhưng những cảnh báo có cơ sở khoa học đã trở thành một tiếng chuông cảnh tỉnh nhận thức chung của mọi người.
Từ những cảnh báo ngày càng tăng về những đe dọa đối với sự sống trên trái đất do chính bàn tay con người gây nên, năm 1972, Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường tại Stockholm (Thụy Điển) đã được triệu tập. Tại nguyên tắc 8 và nguyên tắc 13 trong Tuyên bố của Hội nghị, khái niệm mới ra đời, đó là “phát triển tôn trọng môi sinh” với nội hàm là bảo vệ môi trường, quản lý hữu hiệu TNTN, thực hiện
công bằng và ổn định xã hội. Đó là những nhận thức khởi đầu, hình thành quan điểm phát triển bền vững.
Thật ra, từ xa xưa, con người với những ý thức hệ tư tưởng khác nhau nhưng cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề môi trường, coi mối quan hệ giữa môi trường và con người là thống nhất. Mối quan hệ không thể tách rời giữa môi trường và con người được thể hiện qua quan điểm “Thiên, địa, nhân hợp nhất”. Từ đây đã hình thành những khu vực được coi là “linh thiêng”, nghiêm cấm con người không được có bất cứ hoạt động nào gây tác động tới khu vực này. Mặc dù quan điểm này mang màu sắc tôn giáo nhưng nó đã chỉ ra được “tính thống nhất” trong quá trình tồn tại và phát triển giữa thiên nhiên và con người.
Học thuyết K.Mark cũng đã có quan điểm rất biện chứng về mối quan hệ giữa con người, tự nhiên và xã hội: con người là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên, mỗi sự biến đổi của tự nhiên, của môi trường đều liên hệ mật thiết đến con người, sự đe dọa nào đối với thiên nhiên, môi trường cũng chính là sự đe dọa đối với con người.
1.2.3. Phát triển bền vững kinh tế - xã hội là một tất yếu khách quan
Phát triển kinh tế – xã hội là khái niệm hàm chứa các mối quan hệ tổng hợp, có nội dung rất rộng và phản ánh các hoạt động của con người nhằm thúc đẩy xã hội phát triển và thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần cho mình.
- Trong phát triển KT - XH, có phát triển kinh tế với mục đích tạo nên ngày càng nhiều của cải vật chất phục vụ cuộc sống con người. Phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ là những bộ phận của phát triển kinh tế.
- Trong phát triển KT - XH, có phát triển xã hội mà mục đích chính là tạo nên phâm chất tốt đẹp của từng con người và những giá trị văn hóa cho toàn xã hội. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, thể chế quản lý, chính trị, phúc lợi xã hội là những bộ phận quan trọng của phát triển xã hội.
Trong nhận thức luận cần phân biệt giữa tăng trưởng và phát triển. Tăng trưởng chỉ phản ánh mặt vật chất một chiều và phiến diện về sự tăng lên của doanh
lợi. Phát triển coi sự gia tăng – “thêm” ấy không đồng nhất với “tốt hơn”. Trên cơ sở đó, nếu tăng trưởng mà làm cho phân cực giàu nghèo, làm hủy hoại đến môi trường sinh thái, thì sự tăng trưởng đó không thể là “tốt hơn” được. Và vì vậy, phát triển KT - XH là một khái niệm rộng, bao hàm toàn bộ các khía cạnh về vật chất (thêm) và tinh thần, chất lượng cuộc sống và văn hoá,… làm cho xã hội tiến bộ không ngừng, con người được phát triển toàn diện (trong đó có thụ hưởng về vật chất, trí tuệ, môi sinh, văn hoá, xã hội…).
Lịch sử phát triển của xã hội loài người trải qua nhiều giai đoạn với những hình thái KT - XH khác nhau. Nhìn một cách tổng thể, nền KT - XH loài người không ngừng phát triển. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn lịch sử nhất định thì tất cả các quốc gia không phải luôn theo xu hướng phát triển. Trong thực tiễn phát triển của nhân loại đã có nhiều nền văn minh đã sụp đổ đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng (khủng hoảng KT – XH trầm trọng, TNTN cạn kiệt, môi trường suy thoái…). Lý do sâu xa của sự suy vong và tàn lụi này là kết quả của sự xung đột giữa ham muốn vô hạn của con người và khả năng có hạn của TNTN. Cuộc sống của con người ở khắp mọi nơi đều phụ thuộc vào thiên nhiên. Con người sử dụng TNTN để tồn tại, cải thiện điều kiện sống của mình, và phát triển. Nhìn từ góc độ phát triển, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình, tài nguyên và môi trường là đầu vào của mọi quá trình phát triển, mọi nền kinh tế. Để tiến hoá và không ngừng phát triển, con người đã luôn chủ động cải tạo thế giới tự nhiên, trong đó, phát triển KT – XH theo con đường công nghiệp hoá đang là sự lựa chọn của tất cả quốc gia đã phát triển, đang phát triển và kém phát triển. Đến thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ tạo ra năng suất lao động cao, và vì vậy mà chất lượng cuộc sống được nâng cao. Những của cải được tạo ra ngày càng nhiều đã phần nào thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, thúc đẩy nền văn minh nhân loại phát triển nhanh.
Tuy nhiên, chính thức pháp phát triển như hiện nay đã và đang làm suy thoái môi trường nghiêm trọng. Do sức ép của tăng trưởng kinh tế, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, bởi việc sử dụng năng lượng mới (trong đó có năng
lượng hạt nhân), vật liệu mới, biến đổi gen, hoặc bởi những nhận thức nông cạn, hạn hẹp của con người về mối quan hệ hữu cơ giữa môi trường và phát triển... mà ta đã khai thác TNTN một cách thái quá và tác động mạnh mẽ vào môi trường, can thiệp trực tiếp vào các hệ sinh thái, vi phạm luật tiến hóa của tự nhiên, đã tạo nên mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển với khả năng vốn có của tự nhiên, làm