7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
3.2.1. Giải pháp về đất đai
Theo quy hoạch tổng thể KT-XH tỉnh Cà Mau, định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh là cần phải duy trì, bảo vệ đất nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản. Bố trí sử dụng đất theo vùng sinh thái, khuyến khích phát triển mạnh các mô hình sản xuất kết hợp, sản xuất luân canh để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển bền vững như lúa – màu, lúa – cá, lúa – tôm; rừng – tôm, rừng – cá
Đất nông nghiệp: ổn định diện tích sản xuất lúa chuyên canh ở vùng quy hoạch ngọt hoá (huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình) đến năm 2020 khoảng 51.000 ha. Cùng với các biện pháp thủy lợi, thâm canh để tăng vụ, tăng năng suất; những vùng này phát triển lúa 2 vụ hoặc 1 vụ lúa luân canh 1 vụ màu; một số vùng có địa hình trũng phát triển mô hình lúa – cá đồng. Đối với những vùng đang nuôi tôm hiện nay, nhất là vùng phía bắc Cà Mau cần tiếp tục sản xuất luân canh 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có điều kiện (giai đoạn 2010 đến 2015 khoảng 43.000 - 45.000 ha, giai đoạn 2016 - 2020 duy trì ổn định khoảng 45.000 ha). Đất trồng cây hàng năm khác đến năm 2020 khoảng 7.000 - 8.000 ha, cây lâu năm đến năm 2020 khoảng 51.500 ha.
Đất đai là tài nguyên quan trọng để phát triển NN. Vì vậy các giải pháp về đất đai rất quan trọng.
- Nhanh chóng thực hiện việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất lâu dài cho nông dân yên tâm sản xuất, đặc biệt đối với KTTT. Hộ nào có khả năng sản xuất hàng hóa lớn có thể tạo điều kiện cho họ nhận thầu diện tích đất hoang hoặc đất chưa sử dụng.
- Khuyến khích người dân khai hoang mở rộng diện tích đất phục vụ mục đích canh tác.
- Cần có chính sách cho nông dân được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất NN trong phạm vi nội bộ ngành như chuyển đổi đất NN kém hiệu quả sang đất chuyên nuôi trồng thủy hải sản, đất lân nghiệp sang trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.
- Cần giao đất, giao rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên cho người dân bảo vệ, chăm sóc.
- Tỉnh cần có quy hoạch sử dụng đất cụ thể, chi tiết cho các vùng và các ngành phát triển như đất trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, đất dành cho nuôi trồng thủy sản, đất trồng rừng tập trung.