Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh cà mau theo hướng phát triển bền vững (Trang 80 - 83)

7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ

Trong quá trình phát triển KT - XH nói chung và CDCCKT nói riêng, trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Mỗi địa phương trong huyện tùy thuộc vào điều kiện và những lợi thế của địa phương mình đã tiến hành xây dựng CCKT phù hợp với mục tiêu đề ra và GTSX của các địa phương không ngừng tăng lên.

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, hiện trạng sản xuất, tập quán canh tác và yêu cầu phát triển cũng như khả năng quản lý thực hiện chuyển dịch kinh tế nông nghiệp tỉnh Cà Mau được chia làm 3 vùng kinh tế: Vùng kinh tế nội địa, Vùng kinh tế ven biển và vùng kinh tế biển (như phân vùng của tỉnh Minh Hải trước đây). Cụ thể các vùng kinh tế như sau:

● Vùng kinh tế nội địa:

Là vùng nằm trong phía đê biển Cà Mau, diện tích tự nhiên 366.000 ha, chiếm 70.3% diện tích toàn tỉnh. Dân số năm 2009 khoảng 1.074 triệu người, chiếm 84% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số trung bình 260 người/km2. Chuyển dịch cơ cấu chủ yếu là phát triển theo hệ sinh thái nước ngọt, nước lợ như trồng lúa, cây công nghiệp, rau màu thực phẩm, nuôi cá đồng…Đồng thời khôi phục và phát triển hệ sinh thái rừng tràm.

Vùng kinh tế nội địa được chia thành 3 tiểu vùng:

- Tiểu vùng ngọt hóa Quản Lộ- Phụng Hiệp: Quy mô 55.000 ha, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất lúa tăng vụ nhờ nước ngọt sông Hậu, trồng mía, trồng cây ăn trái và đây là vùng quy hoạch rau thực phẩm cho thị xã Cà Mau và toàn tỉnh.

- Tiểu vùng U Minh Hạ: Quy mô 170.000 ha, phương hướng phát triển chủ yếu là khôi phục phát triển hệ sinh thái rừng tràm, sản xuất vùng lúa đặc sản xuất khẩu và làm lúa nước bổ sung từ hồ rừng U Minh. Đây cũng là vùng trồng cây công nghiệp như mía, khóm (dứa), trúc…Với quy mô tập trung. Cụ thể: lúa 70.000 ha, rừng tràm 58.000 ha, mía 7000-8000 ha.

- Tiểu vùng phía Nam Cà Mau: Diện tích 141.000 ha. tiểu vùng này sản xuất nông nghiệp khó khăn hơn, nhất là khi hệ thống đê và cống dưới đê chưa được đầu tư khép kín (nguyên nhân chủ yếu là bị nhiễm mặn trong mùa khô, hiện nay mùa mưa phải tháo đập để tiêu úng, mùa khô phải đắp đập ngăn mặn, do sông rạch chằng chịt nên số đập rất nhiều. Riêng huyện Cái Nước có 98 đập lớn nhỏ, huyện Trần Văn Thời có 113 đập. Ở đây chủ yếu là trồng lúa kết hợp với nuôi cá đồng, trồng cây công nghiệp (dừa). Một số diện tích trong tiểu vùng hiện nay đang nuôi

tôm sẽ chuyển dịch theo hướng trồng lúa kết hợp nuôi tôm (ở những vùng ven sông kinh rạch thực hiện một vụ lúa, một vụ tôm, những nơi địa hình cao, ở sâu phía trong sẽ bao cục bộ giữ ngọt để trồng lúa).

Vùng Nam Cà Mau (huyện Cái Nước và Phú Tân) chỉ nên bố trí trồng lúa trên đất nuôi tôm ở nơi hội đủ điều kiện cần thiết và tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ theo đúng hướng dẫn của Sở Nông nghiệp & Phát Triển NôngTthôn (bởi Vùng Nam Cà Mau thường thiếu nước ngọt rửa mặn và tưới bổ sung cho lúa).

● Vùng kinh tế ven biển và rừng ngập mặn:

Là vùng ven biển nằm ngoài hệ thống đê biển. Diện tích tự nhiên 1.548 km2, chiếm 29.7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số khoảng 170 ngàn người, mật độ dân số trung bình 110 người/ km2, hiện tại chỉ bằng 42% mật độ dân số vùng kinh tế nội địa. Tuy nhiên trong những năm tới, khi các cụm kinh tế thủy sản ven biển phát triển, thu hút lao động…thì dân cư sẽ chuyển dịch từ vùng nội địa ra vùng vên biển với tốc độ cao, thực hiện xây dựng lực lượng tại chổ kết hợp với kinh tế quốc phòng.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhiệm vụ của vùng là khôi phục bảo vệ rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối…Quy hoạch đảm bảo 70% diện tích lâm phần là rừng tập trung, phần còn lại nuôi tôm trồng cây phân tán, đã cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường. Xây dựng các cụm dân cư, chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá ở các cửa biển.

● Vùng kinh tế biển:

Bao gồm vùng biển, thềm lục địa và các cụm đảo gần bờ của Cà Mau (vùng lãnh hải rộng 67.000 km2). Vùng Cà Mau có trữ lượng tôm cá khá lớn với nhiều loại có giá trị kinh tế, có 175 loài cá và 14 loài tôm, 10 loài mực. Trữ lượng cá nổi ước khoảng 320 ngàn tân, cá đáy 530 ngàn tấn. Đây là vùng kinh tế có ý nghĩa chiến lược của tỉnh trên cơ sở phát triển khai thác hải sản xa bờ vận tải biển, du lịch sinh thái. Trong tương lai sẽ phát triển các dịch vụ khai thác dầu, khí tự nhiên.

Trong quá trình thực hiện chuyển dịch, việc quản lý sản xuất theo tiềm năng của từng vùng kinh tế là rất quan trọng, nhằm tránh phá vỡ kế hoạch và phá vỡ hệ sinh thái có tính đặc thù theo từng vùng. Do ranh giới vùng ranh giới giữa hai hệ sinh thái nước mặn và nước ngọt, nên rất dễ phát sinh những yếu tố tự phát vì lợi ích trước mắt trong sản xuất (như đưa nước mặn vào đất trồng lúa để nuôi tôm).

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh cà mau theo hướng phát triển bền vững (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)