Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh cà mau theo hướng phát triển bền vững (Trang 71 - 80)

7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

2.3.1.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

a. Trồng trọt

Trong nông nghiệp cơ cấu giá trị ngành trồng trọt các năm thường không ổn định và mang tính tự phát, phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên thời tiết hạn hán kéo dài và mùa mưa hay xảy ra lũ lụt, gây ngập úng dài ngày. Tuy nhiên ngành trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2000 tỷ trọng ngành trồng trọt là 73.26% đến năm 2005 là 70.84% đến năm 2007 là 75.46% và năm 2009 là 64.93%. Do tỷ trọng ngành trồng trọt cao nên chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp nhưng đang có xu hướng chuyển dịch từ chăn nuôi sang dịch vụ, năm 2000 tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 16.87% trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đến năm 2005 là 21.98 %, đến năm 2007 tỷ trọng này là 17.80% và đến năm 2009 là 27.40% Trồng trọt là ngành có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu của trồng trọt có ý nghĩa quyết định tới sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp.

Bảng 2.4: Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Cà Mau giai đoạn 2000 – 2009

Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ (Tr.đ ) % (Tr.đ ) % (Tr.đ ) % (Tr.đ ) % 2000 2.446.228 100 1.792.208 73.26 412.62 16.87 241.4 9.87 2005 1.580.908 100 1.119.929 70.84 347.44 21.98 113.54 7.18 2007 2.357.170 100 1.778.674 75.46 419.68 17.80 158.81 6.74 2009 3.487.611 100 2.264.374 64.93 955.59 27.40 267.65 7.67

Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Tỉnh Cà Mau.

Như vậy xét về cơ cấu, ngành trồng trọt của tỉnh Cà Mau vẫn chiếm vị trí hàng đầu trong ngành sản xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 64.93% giá trị sản xuất toàn ngành, tiếp đó là ngành chăn nuôi với khoảng 27.40% giá trị toàn ngành và cuối cùng là dịch vụ phục vụ trong nông nghiệp chiếm khoảng 7.67% giá trị toàn ngành. Giá trị sản lượng ngành trồng trọt tăng lên, do trong nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt các đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp nên giá trị sản xuất trong nông nghiệp tăng mạnh. Mặt khác là do tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư trong phát triển ngành trồng trọt theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn và đầu tư vào các loại cây trồng có giá trị kinh tế và hiệu quả cao. Với mục tiêu hình thành những cánh đồng có thu nhập cao từ 25 – 30.8 triệu đồng/ha/năm đến 60 - 70 triệu đồng/ha/năm, tỉnh đã đầu tư và phát triển các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, phá thế độc canh trong nông nghiệp, áp dụng các công thức luân canh cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh làm tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích đất.

Bảng 2.6: Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt Cà Mau giai đoạn 2000 – 2009 Đv:% Năm Tổng số Lương thực

Rau đậu Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm Cây ăn quả 2000 100 74.58 6.63 7.29 3.31 8.82 2005 100 76.12 5.37 6.27 3.57 7.36 2007 100 79.20 5.26 4.53 2.79 7.03 2009 100 82.69 4.71 3.33 3.30 5.30

Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê Cà Mau

Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành trồng trọt Cà Mau giai đoạn 2000 - 2009

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2000 2005 2007 2009

Cây ăn quả

Cây công nghiệp lâu năm Cây công nghiệp hàng năm Rau đậu

Lương thực

Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành trồng trọt Cà Mau giai đoạn 2000 – 2009

Qua biểu đồ cho thấy sản xuất trồng trọt trong gần 10 năm qua tăng nhanh về GTSX của các loại cây trồng. Trong đó đáng chú ý là năng suất, sản lượng và GTSX của các loại cây lương thực (chủ yếu là cây lúa), sản lượng lương thực trong các năm vẫn tăng đều góp phần làm tăng giá trị sản xuất lương thực. Sở dĩ như vậy là do trong những năm gần đây trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong trồng trọt nói riêng của tỉnh Cà Mau đã áp dụng khá thành công giống cây mới cho năng suất và giá trị cao hơn, đồng thời áp dụng kịp thời và đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Mặt khác cây thực phẩm cũng phát triển nhanh trong những năm qua, năm 2009 giá trị sản xuất mà các loại cây rau đậu mang hiệu quả kinh tế thấp, chiếm 4.71 % tiếp đó là sự phát triển các loại cây công nghiệp hàng năm(3.33%) và cây ăn quả (5.30 %) đã tạo ra một khối lượng hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Căn cứ vào định hướng phát triển của tỉnh, (huyện, thành thị) và dựa vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng cánh đồng, tập quán sản xuất từng nơi, các địa phương đã hình thành nên rất nhiều hình thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế .

b. Chăn nuôi

Tính đến năm 2009, tổng số lượng đàn gia súc của tỉnh có 219.622 con, trong đó: trâu 408 con, bò 750 con và heo 218.464 con. Đến năm 2010, ước tính tổng đàn gia súc 251.050 con, trong đó đàn trâu có 450 con, đàn bò 600 con và 250.000 con heo. Như vậy, mặc dù hứng chịu các đợt dịch lở mồm long móng nhưng cho đến nay tổng đàn gia súc của tỉnh vẫn tăng cho thấy sự nỗ lực của tỉnh trong phát triển chăn nuôi.

Đàn gia cầm biến động do ảnh hưởng của chuyển đổi môi trường đất, nước và dịch cúm gia cầm H5N1. Tổng đàn gia cầm năm 2000 là 2.87 triệu con, năm 2001 giảm còn 1.487.041 con, liên tục giảm đến 2005 chỉ còn 647.060 con (tốc độ giảm bình quân giai đoạn này là 25.89%/năm).Tuy nhiên đàn gia cầm dần được

phục hồi, đến năm 2009 đàn gia cầm tăng lên 1.270.17 con (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2009 là 12.51%/năm), năm 2010 ước tính đàn gia cầm là 1.400.000 con.

Bảng 2.7: Hiện trạng phát triển chăn nuôi tỉnh Cà Mau năm 2008 – 2009

Stt Danh mục Đvt Hiện trạng Kế hoạch 2010 Năm 2008 Năm 2009 I Quy mô đàn 1 Trâu thịt Con 427 408 450 2 Bò thịt " 611 750 600 3 Heo " 197.680 218.464 250.000

Trong đó: Heo nái "

4 Gia cầm 1000 con 1.141.60 1.270.17 1.400 - Gà " 558 623.65 686 - Vịt, ngan " 583.60 646.52 714 5 Vật nuôi khác (dê,…) " 5.950 5.986 0 II Sản phẩm chăn nuôi 1 Thịt hơi các loại Tấn 18.127 20.063 22.754 - Thịt trâu, bò " 66 67 14 - Thịt heo " 16.209 17.914 20.500 - Thịt gia cầm " 1.803 2.032 2.240 - Thịt vật nuôi khác " 49 50 0 2 Trứng gà, vịt Triệu quả 4.00 5.00 6.00

Sản phẩm chăn nuôi: Thịt hơi các loại giảm từ 23.647 tấn năm 2000 xuống 15.769 tấn năm 2001 và tiếp tục giảm xuống 17.096 tấn năm 2006 (tốc độ giảm bình quân sản lượng thịt hơi giai đoạn 2000 - 2006 là 4.53%/năm), sau đó dần phục hồi đến năm 2009 đạt 22.754 tấn. Cơ cấu thịt các loại vật nuôi chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường nội tỉnh (thịt heo chiếm 87.69%, thịt gia cầm 8.9%, thịt trâu bò chỉ chiếm 3.41% so với tổng sản lượng thịt hơi). Trứng gia cầm cũng giảm từ 24.8 triệu quả năm 2000 xuống 11.3 triệu quả năm 2001 và tiếp tục giảm xuống 6.7 triệu quả năm 2009.

Hình 2.3 : Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành chăn nuôi Cà Mau giai đoạn 2000 – 2009 theo giá hiện hành

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2000 2005 2007 2009 Chăn nuôi khác Gia cầm Gia súc

Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành chăn nuôi Cà Mau giai đoạn 2000 – 2009

Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Tỉnh Cà Mau.

Cho đến nay chăn nuôi vẫn còn là ngành phụ. Nguyên nhân chính là do phương thức chăn nuôi còn mang tính tự cung tự cấp, quy mô nhỏ, phân tán theo từng hộ gia đình,với kỹ thuật lạc hậu, tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt là chính, lấy công làm lãi. Ngoài ra do chuyển đổi sang nuôi tôm nên điều kiện phát

triển chăn nuôi không còn thế mạnh như trước đặt biệt đàn gia cầm đã giảm mạnh trong 2 năm gần đây do dịch bệnh cúm gia cầm.

Về gia súc, trước đây mục đích chăn nuôi gia súc chủ yếu là sức kéo (cày bừa ruộng nương phục vụ cho phát triển nông nghiệp chủ yếu là lĩnh vực trồng trọt cây lương thực), tập trung ở tất cả huyện của tỉnh. Nhu cầu sức kéo giảm do sức kéo cơ giới dần dần thay thế sức kéo bằng gia súc nên nhu cầu nuôi gia súc giảm dần. Năm 2000, chăn nuôi gia súc chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành chăn nuôi 72.36% đến năm 2005, tỷ trọng này tăng lên 92.07%. Điều này cho thấy đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng tiến bộ là đã có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp. Đến năm 2009, tỷ trọng chăn nuôi gia súc lại có giảm nhưng không đáng kể, chiếm 87.58%. Một mặt, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm bùng phát làm cho tỷ trọng chăn nuôi gia súc giảm. Mặt khác, do trong thực tế nông dân đầu tư chăn nuôi lợn, xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi lợn theo mô hình kinh tế trang trại. Chăn nuôi bò cũng tăng nhanh nhất là bò lai, nhiều gia đình quan tâm đến công tác lai tạo giống bò, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để rút ngắn thời gian nuôi, tăng trọng lượng thịt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quá trình này còn xảy ra một cách tự phát của người nông dân nên tỷ trọng chăn nuôi gia súc vẫn chiếm ưu thế và có nhiều khả quan về phía trước.

Về gia cầm, năm 2000 tỷ trọng chăn nuôi gia cầm chiến 20.31% trong cơ cấu ngành chăn nuôi đến năm 2009 là 10.43%. Nhìn chung, chăn nuôi gia cầm tại Cà Mau chưa được quan tâm mở rộng, phần lớn là do người dân chỉ quan tâm đến nuôi trồng thủy hải sản đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Đây là một hạn chế trong ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong những năm gần đây, do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm và hạn hán kéo dài nên xảy ra tình trạng thiếu thức ăn, quy mô đàn gia cầm giảm. Tuy vậy, chất lượng đàn gia cầm ngày càng được cải thiện nhiều. Nhiều giống ngoại nhập theo các hướng siêu thịt, siêu trứng, kiêm dụng trứng – thịt được đưa vào chăn nuôi. Phương thức chăn nuôi và các biện pháp kỹ thuật cũng được nghiên cứu cải tiến như mở rộng hình thức nuôi bán công nghiệp, chăn thả vườn…

Như vậy trong thời gian qua việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, đã bắt đầu phát triển ngành nông nghiệp hợp lý, phát huy những lợi thế của mình trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, những vùng nào trước đây trồng các loại cây kém hiệu quả đã dần dần chuyển đổi sang trồng các loại cây có hiệu quả hơn, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, tập trung, song quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi còn hạn chế, phần lớn do tự phát, chưa được quy hoạch cụ thể, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân là chính, dễ gặp rủi ro trong khâu sản xuất và thị trường tiêu thụ, địa phương chưa có nhà máy chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm nên chưa có sự liên kết đầu tư thỏa đáng và đầu ra ổn định cho ngành chăn nuôi.

Tóm lại, chăn nuôi của tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng khá mạnh bởi việc đưa nước mặn vào nuôi tôm dẫn đến địa bàn chăn nuôi bị thu hẹp, nguồn nước ngọt dành cho chăn nuôi giảm. Nguy cơ gia súc nhiễm bệnh cao, gia cầm tái phát dịch bệnh, các tiến bộ trong chăn nuôi an toàn sinh học, tăng năng suất, như giống heo siêu nạc, vịt siêu thịt, siêu trứng, thức ăn công nghiệp, kiểu chuồng trại và kỹ thuật chăm sóc từng loại vật nuôi được phổ biến trong chăn nuôi ở tỉnh Cà Mau. Khi thị trường tiêu thụ đòi hỏi sản phẩm chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm càng là thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi của tỉnh.

c. Ngành dịch vụ nông nghiệp

Trong những năm gần đây do yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người dân, nên phát triển mạnh một số loại hình dịch vụ để đáp ứng yêu cầu đó.

Dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Cà Mau đạt tốc độ phát triển tương đối (từ 7.18% năm 2005 lê và 7.67% năm 2009). Như vậy cho thấy dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp đã được chú trọng phát triển nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao hơn, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh Cà Mau bao gồm các dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ …, các dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi

như giống, thuốc phòng, chữa bệnh cho gia súc, gia cầm …, dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ chế biến các sản phẩm nông nghiệp …

Cả năm 2009 cung ứng trên địa bàn toàn tỉnh: 100.000 tấn đạm Urê, 5.000 tấn đạm SA, 25.000 tấn phân Kali, 1.000 tấn phân lân, 150.000 tấn phân NPK (trong đó các đơn vị ngành cung ứng 100.000 tấn), 110 tấn thuốc BVTV, 2.000.000 liều thuốc tiêm phòng cho gia súc, 2.100 tấn lúa lai Trung Quốc, 150 tấn ngô lai (trong đó các đơn vị ngành cung ứng 100 tấn), 400 tấn lạc giống, 500 tấn lúa thuần các loại, 350 máy cày nhỏ đa chức năng, và 2.000 triệu đồng phụ tùng máy nông nghiệp.

Dịch vụ thủy nông: Hệ thống dịch vụ thủy nông gồm các công ty quản lý và khai thác thủy nông các cấp từ tỉnh đến huyện và đến từng công trình. Các công ty có nhiệm vụ cung cấp nước ngọt bằng cách xây dựng các công trình thủy lợi dẫn nước ngọt về phục vụ trồng trọt và chăn nuôi Tuy vậy diện tích có nước ngọt chủ yếu được tập trung ở vùng đồng bằng và cũng chỉ chủ yếu cho lúa và rau. Các vùng ven biển còn canh tác chủ yếu dựa vào nước trời. Điều đáng chú ý đại bộ phận hệ thống thủy nông lớn trong vùng đều là đập, sử dụng nước sông để tưới hoặc cải tạo đất nhiễm phèn nhiểm mặn. Trong những năm gần đây do nạn phá rừng, nước các sông vào mùa khô thường cạn kiệt, thiếu nước cung cấp cho cải tao và phát triển nông nghiệp tỉnh. Sắp tới tỉnh có kế hoạch xây dựng các công trình thủy lợi lớn ngăn các sông để giữ nước tạo nguồn nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân.v.v…

Dịch vụ vật tư: dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp phát triển tương đối, bao gồm các công ty vật tư và mạng lưới các cửa hàng đại lý, các điểm bán lẻ ở từng thôn xóm. Nhờ hệ thống cung cấp vật tư phát triển, các loại vật tư như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y nhanh chóng đến với người tiêu dùng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên do mạng lưới phân phối phát triển mạnh, rộng nên công ty quản lý thiếu chặt chẽ các loại hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn lưu thông và đưa vào sản xuất đã tác động xấu đến sản xuất. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có trạm bảo vệ thực vật, thú y, trạm giống, các trung tâm khuyến nông, khuyến

ngư làm công tác dịch vụ, các loại hình dịch vụ trên càng phát triển, đã góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất trong vùng phát triển. tế nông nghiệp nói riêng.

Như vậy về cơ cấu ngành, sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh, đóng góp một phần đáng kể vào GDP của tỉnh, góp phần thúc đẩy nhanh quá tình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn và hiệu quả ngày càng cao với mục tiêu hướng vào xuất khẩu. Nông nghiệp Cà Mau đang dần khẳng định vị trí trên thị trường nội địa, khu

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh cà mau theo hướng phát triển bền vững (Trang 71 - 80)