Trên thế giới

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh cà mau theo hướng phát triển bền vững (Trang 48 - 52)

7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

1.4.1. Trên thế giới

* Ở Thái Lan

Thái Lan là nước có truyền thống, thế mạnh và tiềm năng lớn về sản xuất NN: đất đai màu mỡ, rộng lớn, khí hậu nhiệt đới, thích hợp cho sự phát triển nhiều

loại cây trồng, vật nuôi. Hiện nay đang dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo và một số mặt hàng nông sản khác. Tỷ trọng GDP NN trong tổng sản phẩm quốc dân giảm nhanh từ 30.2% năm 1970 đến năm 1994 còn 11% [24]. CDCCKT NN đã chuyển dịch theo hướng xuất khẩu. Thái Lan đã thực hiện chương trình đa dạng hoá NN theo hướng giảm tỷ lệ sản lượng các cây trồng truyền thống (lúa gạo), tăng nhanh các loại cây trồng mới như lúa miến, sắn và các loại cây ngũ cốc khác, phát triển trồng rau quả, chăn nuôi gia cầm, lợn...Vì thế, tỷ lệ đất trồng lúa giảm dần. Ngoài ra còn mở rộng các loại cây trồng mới, phát triển chăn nuôi, đánh cá, tạo cơ sở quan trọng để tối đa hoá sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn như đất đai, lao động có tác động trực tiếp trong việc giảm rủi ro trên ba mặt có liên quan chặt chẽ đối với sự tồn tại và phát triển NN: sản xuất, giá cả và thu nhập [24].

Mặt khác, CDCCKT NN có hiệu quả ở Thái Lan còn tập trung phát triển NN và công nghiệp chế biến hàng nông sản để sản xuất các mặt hàng có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thế giới. Thực hiện chiến lược đa canh trên cơ sở chuyên môn hóa các sản phẩm có thế mạnh, đảm bảo tiêu dùng trong nước và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có thể chuyển đổi theo yêu cầu thị trường thế giới. Hiện nay ngoài mặt hàng xuất khẩu truyền thống như gạo, ngô, cao su, đường, NN Thái Lan còn nhiều mặt hàng xuất khẩu mới như hải sản đông lạnh, gia cầm, hoa quả tươi, chế biến rau xanh và sắn củ. Ngoài ra, đối với các vùng NN truyền thống sau khi đã được quy hoạch, nhà nước khuyến khích các công ty liên doanh, quốc doanh, tư nhân kinh doanh xuất khẩu thực hiện các dịch vụ về giống, kỹ thuật. Cho vay vốn, xây dựng nhà máy chế biến nông sản tại chỗ và mua nông sản của nông dân theo hợp đồng trên nguyên tắc giá thoả thuận và ổn định đối với các nông trại trong vùng và đảm bảo quyền độc lập trong kinh doanh của các nông trại gia đình [22].

* Ở Trung Quốc

Trung Quốc là nước có nền NN lớn và lâu đời nhất thế giới, là một trong những chiếc nôi của nền NN thế giới. Kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay nền NN Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, phát triển theo hướng hiện đại hoá và bền

vững. Kinh tế NN Trung Quốc đã có sự CDCCKT tích cực nhằm tạo ra năng suất cây trồng, vật nuôi cũng như hiệu quả lao động cao, sản xuất nhiều nông sản hàng hoá. Trong quá trình CDCCKT NN, Trung Quốc đã xây dựng được cơ cấu cây trồng hợp lý: giảm diện tích cây lương thực, tăng diện tích cây công nghiệp, cây thức ăn gia súc chiếm 30.6% tổng diện tích trồng trọt năm 2001. Chất lượng nông sản tăng mạnh. Diện tích lúa cho chất lượng cao chiếm 50% diện tích lúa, ngô có chất lượng đặc biệt cũng phát triển mạnh. Các sản phẩm tươi sống như gia cầm, thủy sản, rau quả ngày càng là sản phẩm sạch.

Đối với chăn nuôi: nhờ thức ăn dồi dào, phong phú nên tất cả các vùng đều phát triển chăn nuôi. So với năm 1998, năm 2001 sản lượng thịt đạt 6.23 triệu tấn tăng 10%, sản lượng trứng đạt 2.7 triệu tấn tăng 13.4%, TS đạt 4.73 triệu tấn tăng 12.1%.

Đã hình thành được các vùng chuyên môn hóa tập trung. Vùng An Huy chiếm 56,7% diện tích trồng lúa cả nước. Vùng đồng bằng châu thổ Hoàng Hà chiếm 60% diện tích lúa mì cả nước. Ở vùng Đông Bắc và 3 tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, Hà Nam chiếm 55% diện tích ngô cả nước.

Để phục vụ cho CDCCKT NN Trung Quốc đã điều chỉnh một loạt chính sách về thương mại hàng nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân, chính sách hỗ trợ NN, chính sách phát triển NN bền vững, cải cách hệ thống quản lý NN [24].

* Ở Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lương thực thiếu hụt trầm trọng. Nhưng nhờ CDCCKT NN đúng hướng nên đã có sự đổi mới căn bản trong NN, nông thôn. Đến nay Nhật Bản đã có một nền NN phát triển đa dạng, hiện đại với cơ cấu hợp lý. Nhật Bản đã tiến hành cải cách ruộng đất, xem trọng hình thức nông trại gia đình, phát triển KTTT gắn liền với các HTX, xây dựng các xí nghiệp công nghiệp, dịch vụ NN nông thôn và đưa công nghiệp về tận các nông trại.

Tập trung phát triển các vùng NN đặc thù, đảm bảo mục tiêu an toàn lương thực trên cơ sở phát triển chăn nuôi, đồng thời phát triển NN toàn diện, thực hiện trợ giá nông sản, mở rộng sản xuất các cây trồng khác và phát triển chăn nuôi thông

qua phát triển các vùng NN đặc thù. Tăng cường dịch vụ khuyến nông, xây dựng hệ thống dịch vụ xã hội hoá nhằm phục vụ đầu ra, đầu vào cho NN, cho các trang trại. Xây dựng hệ thống các HTX cung cấp các dịch vụ về kỹ thuật, tài chính, chế biến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cho hầu hết số nông trại gia đình, trên cơ sở đảm bảo tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của từng trang trại. Hình thành các trang trại trồng trọt, chăn nuôi chuyên môn hóa lớn và các trang trại chuyên môn hóa trong lĩnh vực phi NN. Để phục vụ KTTT, Chính phủ đã xây dựng các hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn thiện, kết hợp cải tạo đồng ruộng, đảm bảo diện tích đất được tưới chiếm 62,6% diện tích đất canh tác theo công nghệ tiên tiến, khoa học. Tóm lại: qua nghiên cứu quá trình CDCCKT NN của một số nước trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Các nước này đều CDCCKT NN theo hướng sản xuất hàng hoá, từ nền NN độc canh đã chuyển sang đa canh trên cơ sở khai thác lợi thế tiềm năng từng vùng. Một mặt, phục vụ nhu cầu trong nước. Mặt khác, hướng vào xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ.

- Sự CDCCKT NN đều theo hướng kết hợp phát triển chuyên môn hóa, hình thành các vùng chuyên canh có sản lượng lớn với phát triển tổng hợp trên cơ sở khai thác lợi thế từng vùng.

- Có các chính sách khuyến khích sản xuất và CDCCKT NN như ưu tiên phát triển toàn diện cả NN, công nghiệp, dịch vụ, tập trung vốn xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất NN và kinh tế nông thôn.

- Gắn CCKT NN với công nghiệp chế biến, nối liền giữa sản xuất và tiêu thụ, tạo điều kiện để người nông dân gắn với thị trường trong và ngoài nước. Nhờ vậy công nghiệp chế biến phát triển đã tác động mạnh mẽ đến việc CDCCKT NN, thúc đẩy cơ cấu vùng phát triển, hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá lớn.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất NN. Đây là biện pháp có tính chất quyết định trong quá trình CDCCKT NN như ưu tiên phát triển các giống mới có năng suất và chất lượng cao, phù hợp nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, tăng cường các dịch vụ khuyến nông.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh cà mau theo hướng phát triển bền vững (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)