7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
2.6.1. Mô hình lúa – tôm
Huyện huyện Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn là những huyện có diện tích đất sản xuất trong vùng mặn của tỉnh Cà Mau, là những huyện hiện đang có phong trào nuôi tôm nhưng do biện pháp canh tác thâm canh chưa hợp lý, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, hiệu quả kinh tế còn rất thấp, môi trường nuôi tôm bị ảnh hưởng nhiều hộ trước đây chuyên sản xuất lúa nhưng từ khi chuyển dịch trong những năm đầu có hiệu quả nhưng những năm gần đây hiệu quả không cao.
a. Mục tiêu của mô hình:
- Trình diễn mô hình lúa tôm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích, cải tạo môi trường, chọn giống lúa chịu mặn, đạt năng suất, chất lượng cao, thích nghi điều kiện địa phương, con giống ít nhiễm bệnh, …
- Thông qua mô hình trang bị thêm kiến thức và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật sản xuất một vụ lúa một vụ tôm.
- Mô hình trình diễn lúa - tôm đạt hiệu quả về kinh tế đồng thời cải tạo môi trường, năng suất lúa trên 4 tấn/ ha, năng suất tôm .
b. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội
Điều kiện tự nhiên
Vị trí thực hiện mô hình:
Bắc huyện U Minh
Nam giáp huyện Ngọc Hiển Đông giáp biển Đông
Tây giáp biển Tây
- Địa hình: Tương đối bằng phẳng, có nhiều hệ thống kênh rạch để thoát nước. Có hệ thống bờ bao khuông hộ riêng nên chủ động trong việc tiêu thoát nước.
- Đất đai: Là đất chuyên tôm, hiệu quả còn hạn chế
Đặc điểm khí tượng:
Khu vực thực hiện mô hình thuộc vùng mặn, lượng mưa trung bình 2360 mm/năm, nhưng phân bố không đều, số ngày mưa bình quân 165 ngày /năm.
Nhiệt độ trung bình 26,6 0 C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 là 380 C, ẩm độ bình quân 85 %. Việc sản xuất lúa chủ yếu phụ thuộc vào nước trời, nhưng có máy bơm để bơm tát khi cần thiết, đôi khi có thiếu nước cuối vụ.
Đặc điểm kinh tế - xã hội :
Tổng số hộ tham gia dự án là 115 - 120 hộ. Ngành nghề của người dân ở đây chủ yếu là nuôi tôm, chưa tận dụng hết công lao động nhàn rỗi nếu chỉ làm một vụ tôm.
c. Kỹ thuật canh tác:
Ruộng áp dụng mô hình lúa - cá phải có bờ bao khung hộ, có hệ thống kênh mương và đìa trữ cá.
Lúa Hè thu áp dụng phương pháp sạ khô, sạ vào cuối tháng 4 đầu tháng 5. Đất sau khi được cày ải khi sắp mưa tiến hành bừa hoặc cày trở, sạ hạt giống khô không ngâm ủ. Những nơi không có điều kiện sạ khô thì khi mưa có nước tiến hành bừa trục, áp dụng kỹ thuật sạ gác, sạ vào tháng 5 và tháng 6.
Do đặc điểm đất đai có địa hình trũng và nhiễm phèn, vì vậy cần bón lót phân lân liều lượng lượng 250 - 300 kg/ha để lúa phát triển tốt ngay từ đầu vụ.
Song song với việc bón phân cân đối là việc hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp quản lý dịch hai tổng hợp IPM, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hoá học ảnh hưởng đến môi trường và cá nuôi. Áp dụng phương pháp không phun thuốc trừ sâu sớm trong 40 ngày đầu.
Sau khi thu hoạch xong vụ lúa Hè thu tiếp tục cấy lấp lại vụ 2 bằng các giống lúa mùa địa phương.
kích cỡ 2 - 3cm (400 – 500 con/kg). Trước khi thả cá giống bà con kiểm tra lại ao gièo, đảm bảo độ sâu mực nước nơi thả cá giống phải đạt từ 1 - 1,2 mét, có độ che phủ khoảng 30% ánh sáng (bằng rau muống hoặc lá dừa), độ pH nước khoảng 6,5 - 7. Thả cá trong ao gièo có bổ sung thức ăn sau thời gian 40 - 45 ngày khi cá đã lớn mới cho ra ruộng. Thả cá giống mật độ từ 2 - 3 con/ m2
.
d. Hiệu quả của mô hình:
Hiệu quả về kinh tế:
- Mô hình trình diễn một vụ lúa một vụ tôm được thực hiện sẽ giúp cho vùng tuyển chọn những giống mới chịu mặn do các viện trường lai tạo phù hợp với tập quán canh tác của người dân địa phương có năng suất chất lượng cao, chống chịu điều kiện môi trường như phèn mặn, chống chịu sâu bệnh, giống tôm có chất lượng, đạt năng suất cao.
+ Năng suất lúa thực hiện mô hình ước bình quân: 4tấn/ha.
+ Năng suất tôm thực hiện mô hình ước bình quân: 400 -600 kg/ha.
Hiệu quả xã hội:
- Giúp người dân thay đổi tập quán độc canh con tôm, nhiều rủi ro do dịch bệnh, canh tác sử dụng giống địa phương đã bị thoái hoá, dài ngày chuyển sang trồng thêm một vụ lúa, sử dụng giống lúa đạt năng suất chất lượng cao, kháng sâu bệnh, chịu mặm thích nghi điều kiện địa phương, nhằm chủ động thời gian sản xuất, tăng thu nhập cho kinh tế hộ tham gia mô hình và đáp ứng nhu cầu giống mới tại địa phương.
- Tạo điều kiện để người dân tiếp cận với giống mới, ngắn ngày, chịu mặn, qua mô hình trình diễn nông dân sẽ áp dụng mô hình làm ăn có hiệu quả thích hợp cho vùng
Hiệu quả về môi trường:
- Qua mô hình trình diễn chọn những giống lúa có ưu điểm, chịu mặn để sản xuất ở địa phương giống đạt tiêu chuẩn chất lượng, hạn chế được sâu bệnh, bảo vệ môi trường và sức khỏe cho cộng đồng, chất lượng tôm giống tốt đạt hiệu quả....