Bảng 3.2. Phân phối điểm số của các lớp TN-ĐC
Bảng 3.3. Phân phối tần suất lũy tích
Cặp TNSP Lớp Điểm số Tổng HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Cặp 1 ĐC1 11A11 0 2.3 9.1 13.6 18.1 50.0 61.4 77.3 93.2 100 100 44 TN1 11A5 0 0 0 2.3 9.4 21.0 37.3 62.9 83.8 97.7 100 43 Cặp 2 ĐC2 11A6 0 0 2.3 6.8 20.4 31.8 50.0 70.4 88.6 100 100 44 TN2 11A2 0 0 0 0 0 4.5 27.3 56.8 81.8 93.2 100 44 Cặp TNSP Lớp Điểm số Tổng HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Cặp 1 ĐC1 11A11 0 1 3 2 2 14 5 7 7 3 0 44 TN1 11A5 0 0 0 1 3 5 7 11 9 6 1 43 Cặp 2 ĐC2 11A6 0 0 1 2 6 5 8 9 8 5 0 44 TN2 11A2 0 0 0 0 0 2 10 13 11 5 3 44
Bảng 3.4. Phân loại kết quả kiểm tra Cặp TNSP Lớp Sĩ số Yếu kém (%) TB Khá Giỏi Cặp 1 ĐC1 11A11 44 18.2 43.2 15.9 22.7 TN1 11A5 43 9.3 27.9 25.6 37.2 Cặp 2 ĐC2 11A6 44 20.5 29.5 20.5 29.5 TN2 11A2 44 0 27.3 29.5 43.2 Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cặp ĐC1 – TN1
0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC1 11A11 TN1 11A5 Cặp TNSP Lớp Sĩ số X− S V M Cặp 1 ĐC1 11A11 44 5.75 1.98 34.43 0.30 TN1 11A5 43 6.86 1.61 23.47 0.25 Cặp 2 ĐC2 11A6 44 6.30 1.82 28.89 0.27 TN2 11A2 44 7.40 1.3 17.57 0.19
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cặp ĐC2 – TN2
• Kiểm định giả thuyết thống kê cặp TN1 – ĐC1 Lớp TN : n1 = 43 ; x1 =6,86 ; 2 1 s = (1,61)2 Lớp ĐC: n2 = 44, x2 = 5,75 ; 2 2 s = (1,98)2 - Kiểm định F: F = 1,51; bậc tự do: f1 = 42 ; f2 = 43 ; α = 0,05 ; Fα = 1,69
⇒ F <Fα, chứng tỏ sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý nghĩa, ta tiến hành kiểm định t theo trường hợp 1.
- Kiểm định t: t = 2,87; bậc tự do f = 85 ; α = 0,05 ; tα = 1,67.
Vậy t > tα ⇒ Kết quả học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC là có ý nghĩa tin cậy. • Kiểm định giả thuyết thống kê cặp TN2 – ĐC2
Lớp TN : n1 = 44 ; x1 = 7,4 ; 2 1 s = (1,3)2 Lớp ĐC: n2 = 44, x2 = 6,3; 2 2 s = (1,82)2 - Kiểm định F: F = 1,96 ; bậc tự do: f1 = 43 ; f2 = 43 ; α = 0,05 ; Fα = 1,69
⇒ F >Fα, chứng tỏ sự khác nhau giữa hai phương sai là có ý nghĩa, ta tiến hành kiểm định t theo trường hợp 2.
- Kiểm định t: t = 3,26 ; bậc tự do f = 94 ; α = 0,05 ; tα = 1,67. 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC2 11A6 TN2 11A2
Vậy t > tα ⇒ Kết quả học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC là có ý nghĩa tin cậy. Như vậy qua kết quả thực nghiệm thu được ở trên ta thấy số học sinh yếu kém của các lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn các lớp đối chứng, đồ thị đường lũy tích của các lớp thực nghiệm đều nằm về phía bên phải và phía dưới so với các lớp đối chứng, điểm trung bình cộng của các lớp thực nghiệm luôn lớn hơn lớp đối chứng, các giá trị như độ lệch tiêu chuẩn, hệ số biến thiên và sai số đều nhỏ hơn. Các kết quả của các lớp thực nghiệm và đối chứng đều cho kết quả t > tα . Vậy cho thấy được việc sử dụng các biện pháp bồi dưỡng HS TBY và sử dụng các giáo án vào các bài dạy là phù hợp với thực tế và có tác dụng nâng cao kết quả học tập của học sinh.
KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN
Qua một thời gian tìm hiểu, tham khảo và nghiên cứu đề tài, khóa luận đã hoàn thành những vấn đề sau:
1.1.Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài
- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Những biện pháp bồi dưỡng HS TBY môn hóa lớp 11 trong quá trình dạy học hóa học.
- Một số vấn đề về dạy và học, qua trình dạy học hóa học, những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, những nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu môn hóa học.
1.2.Điều tra thực trạng về học sinh yếu
Tác giả đã điều tra 129 học sinh lớp 11ở 2 trường trung học phổ thông. Kết quả đáng chú ý là:
− Có 22,4% học sinh thích học môn hóa và 61,7% học sinh thấy môn hóa bình thường như các môn tự nhiên khác.
− Rất ít học sinh chịu khó đọc và nghiên cứu bài học trước khi lên lớp, 5,6%số HS coi lại bài và làm bài tập sau mỗi buổi học hóa; 28,9% HS làm hết bài tập GV giao, 51,2% HS học lý thuyết bằng cách ghi ra giấy thành sơ đồ, các PTPƯ. 65,8% HS chờ đến khi có tiết hóa mới coi lại bài và làm bài tập ở nhà. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh không đạt kết quả tốt.
1.3.Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc xây dựng các biện pháp
− Tổng quan về chương trình hóa học lớp 11 – ban cơ bản. − Đặc trưng của phương pháp dạy học hóa học.
− Các kiến thức về giáo dục học. − Các kiến thức về tâm lí học.
− Đặc điểm tâm sinh lí về lứa tuổi của học sinh.
1.4. Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng HS TBY môn hóa lớp 11 cơ bản THPT
Biện pháp 1: Lập kế hoạch phụ đạo thêm cho HS TBY. Biện pháp 2: Lấp lỗ hổng kiến thức là điều quan trọng.
Biện pháp 3: Kiểm tra HS TBY một cách thường xuyên, liên tục. Biện pháp 4: Kế hoạch “Đôi bạn cùng tiến”.
Biện pháp 5: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực. Biện pháp 6: Vận dụng quy luật trí nhớ.
Biện pháp 7: Gây hứng thú học tập cho học sinh. Biện pháp 8: Khen thưởng và trách phạt.
Biện pháp 9: Dạy học sinh cách học.
Biện pháp 10: Tạo điều kiện cho học sinh nêu lên những khúc mắc.
1.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm (vận dụng các biện pháp mới đề xuất)
Thiết kế 4 giáo án thực nghiệm ở chương trình hóa học 11- ban cơ bản để bồi dưỡng cho học sinh yếu những kiến thức, kĩ năng cần thiết.
1.6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trong học kì 2 năm học 2012-2013 với 2 cặp thực nghiệm – đối chứng ở trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (tổng số học sinh thực nghiệm 87, đối chứng là 88). Xử lí và phân tích kết quả để xác định tính khả thi của đề tài cũng như hiệu quả của các giáo án thực nghiệm.
Những kết quả nghiên cứu trên đây đã cho thấy mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu đã được hoàn thành, giả thuyết nghiên cứu là đúng đắn.
2. KIẾN NGHỊ
Trên kết quả của đề tài nghiên cứu, để tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng tốt những biện pháp bồi dưỡng cho học sinh học yếu môn hóa học, tác giả xin có một số kiến nghị sau:
2.1.Đối với chương trình học của trường Đại học Sư phạm
cho nên giáo viên cần hướng dẫn, trang bị trước cho sinh viên những phương pháp, kiến thức cần thiết khi dạy đối tượng HS TBY.
Vấn đề này có thể áp dụng đối với sinh viên năm hai hoặc năm ba bằng cách: + Lập từng nhóm nhỏ để thảo luận, tập giảng cùng nhau nhiều hơn: giúp cho sinh viên nắm vững được kiến thức phổ thông, học tập nhau những phương pháp giảng dạy, cùng nhau tích lũy kinh nghiệm cho sau này ra trường.
+ Thành lập câu lạc bộ:
Tổ chức nhiều buổi giao lưu: giáo viên cho sinh viên trao đổi, lắng nghe những kinh nghiệm của giáo viên giỏi, lâu năm ở trường THPT, những biện pháp nâng cao chất lượng học tập của HS TBY khi học môn hóa học.
2.2. Đối với GV THPT
− Thường xuyên trao dồi nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm. Không ngừng học hỏi những kiến thức, kĩ năng cần thiết giúp cho các em học sinh học yếu dễ tiếp thu.
− Hệ thống các kiến thức ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.
− Vận dụng một cách sáng tạo các biện pháp, phương pháp dạy học thích hợp với đối tượng, với hoàn cảnh.
− Giáo viên luôn theo dõi học sinh học tập trong suốt quá trình để kịp thời bổ sung những kiến thức bị hổng.
2.3. Đối với gia đình và các em học sinh
− Gia đình phải luôn quan tâm đến tình hình học tập của con em mình, thường xuyên liên hệ với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm để có được thông tin về học sinh. Phải nhắc nhở học sinh trong từng ngày lên lớp, chú ý thái độ, những dấu hiệu của học sinh.
− Học sinh yếu cần phải nỗ lực, có kế hoạch học tập và bồi dưỡng cụ thể qua từng thời gian. Chịu khó học hỏi, tranh thủ sự giúp đỡ của thầy cô cùng các bạn trong lớp.
Trên đây là các kết quả nghiên cứu của đề tài “ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU HỌC TỐT MÔN HÓA HỌC”. Hy vọng rằng với những thành công của đề tài sẽ góp phần thiết thực vào việc nâng cao kết quả học tập của học sinh yếu môn hóa học – hiện đang chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các trường THPT. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của khóa luận và do thời gian có hạn, đề tài không tránh khỏi thiếu xót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến của quí thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả, ĐHSP. TPHCM.
2. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
3. Trịnh Văn Biều (2005), Giảng dạy giáo trình hóa học ở trường THPT, Đại học Sư phạm Tp. HCM.
4. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Đại học Sư phạm TP. HCM. 5. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Ban
Ấn bản Đại học Sư phạm Tp. HCM.
6. Trịnh Văn Biều (1999), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên “Nâng cao hiệu quả quá trình dạy học môn hóa ở trường phổ thông trung học”, Đại học Sư phạm TP. HCM.
7. Phan Thị Ngọc Bích (2003), Tạo hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Hóa – Đại học Sư phạm Tp. HCM. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của
chương trình giáo dục phổ thông môn hóa học lớp 11 chương trình chuẩn.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
10. Nguyễn Cương (1999), Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Anh Duy (2011), Những biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn hóa học lớp 10 THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM.
12. Nguyễn Nữ Hoàng Duyên (2004), Giúp học sinh ghi nhớ hiệu quả trong dạy học chương “ oxi – lưu huỳnh” lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP.
13. Đặng Thị Duyên (2011), Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện ly lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình yếu, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM.
14. Nguyễn Thị Đẹp (2011), Một số biện pháp nâng cao kết quả học tập phần kim loại hóa học lớp 12 ban cơ bản với đối tượng HS TBY, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 15. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1998), Tâm lí học lứa tuổi và
tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Lương Thị Hương (2011), Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho HS TBY phần kim loại lớp 12 cơ bản THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP, TPHCM.
17. Phạm Thùy Linh (2005), Gây hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh phổ thông bằng các thí nghiệm vui, tranh ảnh hình vẽ và chuyện vui hóa học, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Hóa – Đại học Sư phạm Tp. HCM.
18. Dương Thị Ý Linh (2011), Những biện pháp giúp HS TBY học tốt môn hóa học lớp 11 ban cơ bản trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM.
19. Phan Thị Lan Phương (2011), Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn hóa học lớp 11 ban cơ bản THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM
20. Nguyễn Thị Minh Thanh (2011), Một số biện pháp nâng cao chất lượng việc ôn tập, tổng kết môn hóa học lớp 10 chương trình nâng cao ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM
21. Nguyễn Thị Hương Thủy (2005) , Phương pháp dạy học hóa học giúp học sinh có phương pháp tự học tốt, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP. TPHCM
22. Nguyễn Thị Tuyết Trang (2012), Một số biện pháp giúp HS TBY học tốt môn hóa học phần Hiđrocacbon lớp 11 – ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM.
23. Thế Trường (2006), Hóa học các câu chuyện lí thú, NXB Giáo dục, Nam Định. 24. Nguyễn Xuân Trường (2006), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông,
NXB Giáo dục.
25. Trần Đức Hạ Uyên (2002), Phụ đạo học sinh yếu môn hóa lấy lại căn bản, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
26. Trương Thị Thuý Vân (2009) Đổi mới PPDH hoá học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS ở trường THPT, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
27. L. X. Xô-Lô-Vây-Trích (Lê Khánh Trường dịch – 1975), Từ hứng thú đến tài năng, NXB Phụ Nữ, Hà Nội.
28. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin.
Các trang Web 29. http://violet. vn/
30. http://www. google. com. vn 31. www. hoahoc. org
PHỤ LỤC 1
ĐỀ KIỂM TRA 15’ – Môn HÓA HỌC – LỚP 11 Câu 1(6 điểm): Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
Câu 2 (4 điểm): Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học: toluen, benzen, ancol etylic, phenol.
PHỤ LỤC 2
Trường Đại học Sư phạm TPHCM Khoa Hóa
---
PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN
Kính chào quý thầy cô!
Em tên là: Nguyễn Thị Thùy Trang – Sinh viên năm 4 - Trường ĐHSP TPHCM. Hiện nay, em đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Đề xuất thử nghiệm một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa lớp 11 – chương trình cơ bản”. Vì vậy, em soạn phiếu điều tra này để mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô. Em xin đảm bảo những thông tin của quý thầy (cô) cung cấp sẽ chỉ sử dụng cho mục đích khoa học của đề tài nghiên cứu.
- Thầy (cô) đang dạy tại trường:
...
- Số năm kinh nghiệm: Dưới 5 năm Từ 5 đến dưới 15 năm Trên 15 năm.
Câu 1: Theo thầy (cô) mỗi nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập môn hóa của học sinh chưa cao sau đây thường gặp ở mức độ nào? (1: rất phổ biến, 2: khá nhiều; 3: rất ít)
Nguyên nhân Mức độ
1 2 3
1. HS chưa có phương pháp học tập môn hóa. 2. Không biết vận dụng lý thuyết để giải bài tập. 3. Không thuộc lý thuyết.
4. Thái độ học tập chưa tốt. 5. Bị mất căn bản từ lớp dưới.
Câu 2: Khi dạy đối tượng HS trung bình – yếu, thầy (cô) cảm thấy những khó khăn sau đây thuộc mức độ nào? (1: rất khó khăn; 2: khó khăn; 3: không đáng kể)
Khó khăn Mức độ
1 2
1. Các em tiếp thu kiến thức chậm nên mất nhiều thời gian để giảng bài.
2. Khó đổi mới phương pháp dạy học.