Biện pháp 7: Gây hứng thú học tập cho học sinh

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 – chương trình cơ bản” (Trang 90 - 107)

2.3.7.1. Nguyên nhân gây mất hứng thú trong học tập

Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh mất hứng thú học tập, chẳng hạn như: không yêu thích môn học, chưa có phương pháp học tập thích hợp, học bài không hiểu

hay do giáo viên chưa biết cách lôi cuốn, thu hút các em học tập… Nhưng thường do 2 nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Do không hiểu bài

Không hiểu bài, các em sẽ thấy khó khăn, không thể nắm bắt được, thấy mọi thứ đều tù mù, không rõ ràng và vô hướng. Do đó, các em đương nhiên không thể có hứng thú học và kết quả học tập luôn đi xuống là điều dễ hiểu. Đây là một hiện tượng không hiếm gặp trong bối cảnh giáo dục hiện nay, khi mà việc học đơn thuần ở lớp không thể đáp ứng đủ được nhu cầu tương đương với trình độ của mỗi học sinh do sĩ số lớp quá đông. Không những thế, tác động từ môi trường cũng có ảnh hưởng nhất định tới kết quả học tập của mỗi học sinh. Và để giải quyết được vấn đề này, đối với từng học sinh, ta phải có những phương án cụ thể thích hợp.

Do phương pháp giảng dạy

Đôi khi không có hứng thú học cũng bắt nguồn từ công tác giảng dạy. GV nên để ý hơn việc giảng dạy của mình. Giáo viên, trước hơn hết phải là người gợi mở, dẫn dắt và phải tạo được sự hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Với một cô giáo luôn nghiêm khắc, cứng nhắc trong cách truyền thụ kiến thức thì đương nhiên khó có thể tạo hứng thú học tập cho các em. Bên cạnh đó, một số giáo viên còn mắc một lỗi phổ biến khiến học sinh không hứng thú học đó là: thiếu tính sáng tạo trong giảng dạy, lặp đi lặp lại một phương thức dạy học khiến tiết học nhàm chán, khô khan, không có tính sinh động, hấp dẫn đối với học sinh. Vấn đề này đòi hỏi sự cải thiện rất nhiều từ đội ngũ giáo viên.

2.3.7.2. Một số biện pháp gây hứng thú học tập

Với đối tượng HS TBY; trong quá trình học, các em gặp rất nhiều khó khăn, dễ khiến các em chán nản vì không tìm thấy cho mình động cơ học tập. Do vậy, việc gây hứng thú học tập là vô cùng cần thiết. Vì chỉ khi nào có hứng thú thì sự cố gắng mới được bền bỉ, làm cho quá trình dạy học trở nên hấp dẫn hơn, góp phần thúc đẩy động cơ học tập của học sinh. Sau đây là một số biện pháp gây hứng thú, tác động đến tâm lý của các em mà GV có thể vận dụng linh hoạt trong quá trình giảng dạy của mình.

Hóa học là một môn học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Trong quá trình dạy học nếu vận dụng giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê; học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong việc học hóa học. Các em sẽ thấy bài giảng hấp dẫn, sinh động hơn; từ đó tăng hứng thú với môn học và kiến thức thu nhận được sẽ vững chắc hơn. Đây cũng là một cách gây ấn tượng mạnh với các em về những kiến thức đã học, giúp các em nhớ bài lâu hơn. Sau đây là một số cách lồng ghép hiện tượng thực tiễn có liên quan vào bài giảng:

− Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày qua các tính chất hóa học hay phương trình phản ứng cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn trong bài học. GV có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của HS.

− Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nên vấn đề này có thể tạo cho HS bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày HS vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm cho HS trong quá trình học tập.

− Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các bài tập tính toán. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích. Vì muốn giải được bài toán hóa đó học sinh phải hiểu được kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và cách giải quyết như thế nào?

− Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Cách này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích hứng thú học tập của học sinh.

− Liên hệ ứng dụng thực tiễn của bài học với thực tế. Học sinh sẽ hiểu hơn về vai trò của hóa học với đời sống, tạo niềm tin đối với khoa học và giúp các em yêu thích môn học nhiều hơn vì tính thực tiễn của nó.

“Thuốc chuột” là chất gì mà có thể làm chuột chết? Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột lại đi tìm nước uống. Vậy thuốc chuột là gì? Cái gì đã làm cho chuột chết? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước uống thì chuột chết mau hay lâu hơn?

Thành phần thuốc chuột là kẽm photphua Zn3P2. Sau khi ăn, Zn3P2 bị thủy phân rất mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước:

Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3↑ Chính PH3 (photphin) đã giết chết chuột.

Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột → PH3 thoát ra nhiều → chuột càng nhanh chết. Nếu không có nước, chuột sẽ chết lâu hơn.

Áp dụng: Vấn đề diệt chuột đang được mọi người quan tâm vì chuột là con vật mang nhiều mầm bệnh truyền nhiễm cho con người và hay phá hoại mùa màng. “Thuốc chuột” đang được dùng với mục đích trên. Nhưng đây là loại thuốc rất độc nên dể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vì vậy giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh biết cơ chế diệt chuột của thuốc chuột nhằm biết cách sử dụng an toàn. Giáo viên có thể đề cập vấn đề này trong phần nêu ứng dụng của photpho hoặc khi lấy ví dụ để chứng minh tính oxi hóa của photpho thì giáo viên nên viết phương trình photpho tác dụng của với kẽm, sau đó nêu ứng dụng của sản phẩm (Zn3P2) trong bài “Photpho” (Tiết 16 lớp 11CB).

Làm cách nào để quả mau chín? Từ lâu người ta đã biết cách sắp xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Tại sao vậy?

Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín, trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín.

Nắm được quá trình đó, người ta có thể làm chậm quá trình chín của trái cây bằng cách làm giảm nồng độ etilen do trái cây sinh ra. Điều này đã được sử dụng để

bảo quản trái cây không bị chín nẫu khi vận chuyển xa. Ngược lại khi cần cho quả mau chín, người ta thêm etilen vào kích thích quá trình hô hấp của tế bào trái cây.

Ngày nay người ta dùng khí đá cho vào thùng trái cây để làm trái cây mau chín vì khi có hơi nước, khí đá tác dụng trong môi trường ẩm sinh ra etilen cho quả mau chín.

Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng hiện tượng trên liên hệ thực tế trong phần ứng dụng của etilen, trong bài Anken.

Gương soi có lịch sử như thế nào?

Thời xa khi soi mình phải soi qua mặt nước, khi đến thời đồ đồng thau thì gương làm bằng đồng nhưng nhanh ố, sau dần chuyển sang thủy ngân tráng sau tấm kính phẳng nhưng thủy ngân gây ngộ độc cho người sản xuất. Dần dần và ngày nay người ta thay bằng bạc tráng sau tấm kính nhờ phản ứng andehit (R-CHO) với dung dịch AgNO3/NH3 hay thay andehit bằng glucozơ.

RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O →to RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Ag tạo ra bám chặt vào gương, người ta quét lên mặt sau tấm gương một lớp sơn dầu bảo vệ. Phích nước cũng chết tạo kiểu này.

Áp dụng: Đây là ứng dụng của hợp chất có chức andehit vào đời sống. GV có thể nêu vấn đề này trong các tiết dạy về andehit (ở lớp 11) để học sinh hiểu phần nào về sự tạo gương, ruột phích mà hàng ngày ai cũng bắt gặp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì sao ta không thể dập tắt đám cháy của các kim loại mạnh: K, Na, Mg, … bằng khí CO2?

Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển CO2. Thí dụ :

2Mg + CO2 → 2MgO + C Cacbon sinh ra lại tiếp tục cháy: C + O2 → CO2

Áp dụng: Để dập tắt các đám cháy thông thường người ta thường dùng khí CO2. Tuy nhiên một số đám cháy có các kim loại mạnh thì CO2 không những không dập tắt mà làm cho lửa cháy thêm gây thiệt hại nghiêm trọng. Đây là phần nội dung mà giáo viên cần cung cấp cho học sinh biết khi đề cập đến khả năng không duy trì sự

cháy của khí CO2 ở phần “Cacbon đioxit” (Tiết 24 lớp 11CB) biết được để vận dụng trong cuộc sống.

Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết?

HS sẽ trả lời nhanh chóng đó là đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC2, khi tác dụng với nước sinh ra axetilen và canxi hidroxit:

CaC2 + 2H2O→ C2H2 + Ca(OH)2

Tuy nhiên nếu hỏi chất nào làm cá chết thì HS không dễ giải thích được: axetilen có thể tác dụng với nước tạo andehit axetic, chính chất này làm tổn thưởng đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm chết cá:

C2H2 + H2O 4, 2 4 80o

HgSO H SO C

→ CH3CHO

Tình huống mang tính thách đố như vậy sẽ kích thích học sinh học tập và thi đua tìm câu trả lời, các em sẽ nhớ kiến thức lâu hơn.

Ý nghĩa câu ca dao Việt Nam:

“Lúa chim lấp ló ngoài bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đồng mà có trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao. Vì sao vậy?

Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp (tia lửa điện) thì: N2 + O2 → 2NO

Sau đó: 2NO + O2 → 2NO2

Khí NO2 hòa tan trong nước: 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 HNO3→H++NO3−(Đạm)

Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được cung cấp khoảng 6-7 kg nitơ.

Áp dụng: Đây là một câu ca dao mang ý nghĩa thực tiễn rất thường gặp trong đời sống. Đây quả là một kinh nghiệm được ông cha ta rút ra qua những tháng năm canh tác nông nghiệp. Học sinh cũng dễ dàng quan sát để kiểm nghiệm và giải thích được một cách khoa học về vấn đề trên. Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi trình bày

phần chu trình của nitơ trong tự nhiên ở bài giảng “Axit HNO3” (Tiết 14-15) hoặc đề cập trong bài “Phân đạm” (Tiết 18 lớp 11 CB).

Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì?

Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Trong không khí có khí CO2 nên nước hòa tan một phần tạo thành axit H2CO3. Do đó xảy ra phản ứng hóa học :

CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2

Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng (*) sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần.

Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dòng nước chảy qua. Do hiện tượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều này. Hiểu được điều này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ có từ xa xưa và làm cho hóa học trở nên rất gần gũi hơn trong cuộc sống đời thường. Giáo viên có thể nêu vấn đề này ở phần “Muối cacbonat ”(Tiết 24 lớp 11 CB)

“Ma trơi” là gì? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?

Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẩn một ít điphotphin P2H4.

Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O

Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm.

Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.

Áp dụng: Vấn đề này có thể được đề cập ở trong bài “Photpho” (Tiết 16 lớp 11CB) để giải thích hiện tượng “ma trơi”. Đây là một hiện tượng tự nhiên chứ không

phải là một hiện tượng “ thần bí ” nào đó, tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống thêm lành mạnh.

Quy trình sản xuất rượu trong dân gian? Viết phương trình hóa học biểu diễn các quá trình đó?

Khi đã chọn được loại gạo ngon để nấu rượu người ta cho gạo vào ngâm nước lạnh khoảng 4 - 6h sau đó cho vào nồi đồ như đồ xôi.

Khi cơm chín, bới cơm rải đều trên nong. Khi thấy cơm còn ấm ấm thì tiến hành rắc men.

Sau khi rắc men xong, cho cơm vào chum hay vào hũ để ủ cơm nhưng chỉ cho đầy khoảng 2/3 dung tích hũ, đậy kín. Sau 3 - 4 ngày, hũ cơm rượu sẽ tự dậy nước và mùi thơm rượu.

Ủ rượu khoảng 1 tuần khi thấy cơm nếp đã lên men và sẽ ra nước cốt, người ta múc cả cốt cả cái cho vào nồi và tiến hành chưng cất rượu.

Phương trình:

(C6H10O5)n + nH2O xt t,o→ nC6H12O6 C6H12O6 enzim→ 2C2H5OH+ 2CO2

GV có thể hỏi thêm: Tại sao khi uống rượu lại có hiện tượng bị ngộ độc?

Do người sản xuất trong quá trình nấu rượu (thành phần chính là etanol) cho thêm metanol (CH3OH) để tăng thêm lợi nhuận. Metanol là chất rất độc, với lượng nhỏ gây ngộ độc, nhiều hơn có thể dẫn đến tử vong.

Áp dụng: GV có giới thiệu khi dạy đến phần điều chế etanol trong bài Ancol (lớp 11- cơ bản).

Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF?

Tuy axit HF là một axit yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là ăn mòn thủy tinh. Do thành phần chủ yếu của thủy tinh là silic đioxit SiO2 nên khi cho dung dịch HF và thì có phản ứng xảy ra:

SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O

Áp dụng:Đây là phần kiến thức mà bất kì học sinh nào cũng phải biết được sau khi học bài “Flo và hợp chất của nó”. Học sinh biết giải thích và vận dụng trong thực

tiễn tránh việc dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF. Giáo viên có thể hỏi học sinh sau khi dạy xong bài dạy “Hợp chất silic”(Tiết 25 lớp 11 CB).

Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh?

Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chỗ lớp sáp bị cào đi.

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 – chương trình cơ bản” (Trang 90 - 107)