Biện pháp 1: Lập kế hoạch phụ đạo thêm cho HS TBY

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 – chương trình cơ bản” (Trang 70 - 73)

2.3.1.1. Vai trò của việc tổ chức học phụ đạo

Phụ đạo cho HS TBY là một hoạt động nên được coi trọng vì hiện nay, tình trạng HS TBY xuất hiện khá nhiều ở các trường THPT. Với một tiết học chính khóa, thời lượng 45 phút, giáo viên thường chỉ kịp truyền tải hết kiến thức lý thuyết của một bài học mà không có nhiều thời gian cho học sinh luyện tập, vận dụng thêm kiến thức vừa học. Do đó, việc tổ chức học phụ đạo là một công việc thật sự cần thiết cho đối tượng HS TBY. Bên cạnh đó, tổ chức học phụ đạo còn giúp HS TBY theo kịp chương trình học trên lớp, hiểu bài và nắm bài kĩ hơn; giúp các em lấp lỗ hổng về kiến thức; cải thiện, nâng cao chất lượng của việc dạy và học.

2.3.1.2. Lập kế hoạch cho việc tổ chức học phụ đạo

Giáo viên có thể nhận diện HS TBY dựa trên một số đặc điểm được trình bày trong mục 1.5.2 hoặc dựa vào kết quả, học lực của các em ở năm học trước. Ngoài ra, nhà trường có thể tiến hành thêm một đợt kiểm tra chất lượng đầu năm sau khi vào học được 4-5 tuần để nắm bắt được trình độ của học sinh rồi từ đó tiến hành lập ra danh sách HS TBY.

Giai đoạn 2: Lập kế hoạch phụ đạo

Chọn giáo viên

− Thông thường, nên chọn GV phụ đạo là giáo viên đứng lớp của chính những HS TBY đó. Vì những GV này trực tiếp giảng dạy, tiếp xúc với các em, hiểu rõ được tình hình học tập của các em, biết các em yếu chỗ nào để đưa ra biện pháp, kế hoạch phụ đạo hợp lý, thiết thực và cũng để dễ dàng nắm bắt luôn được chiều hướng tiến bộ của HS thông qua thời gian học phụ đạo và học chính khóa trên lớp.

Sắp xếp lớp học và thời gian học cụ thể

− Số lượng học sinh trong một lớp không nên quá đông để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

− Nên bắt đầu học ngay sau khi đã phân loại danh sách HS TBY cần phụ đạo. Không nên để đến gần kiểm tra hay thi thì mới tiến hành tổ chức học.

− Việc học phụ đạo nên tổ chức bắt đầu từ lớp 10, không nên để đến năm học cuối cấp mới bắt đầu phụ đạo.

Lựa chọn chủ đề, nội dung học từng buổi, từng tuần, từng tháng

Việc học phụ đạo được tổ chức theo từng trường riêng biệt nên không có một chương trình, giáo án cố định nào; vì vậy mỗi trường, cụ thể là mỗi GV cần chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn chủ đề và nội dung phụ đạo cụ thể cho HS.

Trước hết, GV cần:

− Xác định rõ mục tiêu cần đạt: qua đợt học phụ đạo, học sinh sẽ được củng cố, nắm vững những kiến thức, kỹ năng nào… Thường thì các mục tiêu này nên được xây dựng dựa trên những lỗ hổng kiến thức, nội dung mà các em còn yếu, nắm chưa vững.

− Xác định trọng tâm kiến thức: Vì đây là những học sinh có lực học TBY, khả năng tiếp thu bài của các em có hạn nên khi dạy GV chỉ nên tập trung vào những phần

kiến thức trọng tâm, không nên đi lan man bên ngoài hay dạy những kiến thức nâng cao, quá khó so với trình độ của các em. Và một điều cần lưu ý là giờ học phụ đạo nhằm giúp các em lấy lại kiến thức bị hổng, củng cố, luyện tập thêm, giúp các em nắm vững, hiểu sâu kiến thức đã học, vì thế giáo viên tuyệt đối không được dạy trước bài mới trong giờ học phụ đạo.

− Lựa chọn chủ đề học cùng với sự sắp xếp thời gian hợp lý cho từng buổi, từng tuần.

Ví dụ:

Buổi 1: Ôn lại kiến thức bài đã học.

Buổi 2: Luyện viết phương trình phản ứng. Buổi 3: Luyện bài tập nhận biết.

Buổi 4: Luyện làm toán.

− Xây dựng hệ thống kiến thức trọng tâm cần nhớ của mỗi bài hay mỗi chương. Cố gắng sau mỗi bài, mỗi chương lại có một bản tóm tắt dưới dạng sơ đồ hay bảng biểu, trình bày ngắn gọn, dễ hiểu cho HS tham khảo và ghi nhớ.

− Xây dựng hệ thống bài tập để HS làm trên lớp và luyện tập thêm ở nhà: + Bài tập phải tương đối đủ các dạng bài để học sinh luyện tập, vận dụng kiến thức đã học. Nên xây dựng hệ thống bài tập thành từng phần, từng dạng riêng.

+ Bắt đầu từ bài tập cơ bản đến nâng cao, từ dễ đến khó.

+ Không nên cho HS làm các bài tập quá phức tạp, đòi hỏi tư duy cao.

+ Sử dụng nhiều bài toán xuôi ngược, biến đổi qua lại để cho HS ghi nhớ cách giải.

− Kiểm tra định kì: trong quá trình học phụ đạo, GV nên thường xuyên cho các em làm bài kiểm tra sau mỗi phần ôn tập để theo dõi sự tiến bộ, nắm bài của từng HS.

Giai đoạn 3: Tiến hành học phụ đạo

Trong quá trình phụ đạo, giáo viên cũng cần chú trọng về phương pháp dạy để cuốn hút học sinh nỗ lực, cố gắng cải thiện kết quả học tập:

− Cố gắng liên hệ thực tế thật sinh động để tránh sự nhàm chán, mệt mỏi trong giờ học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Luôn có sự củng cố, gợi nhắc lại kiến thức đã học.

− Cho HS thảo luận, trao đổi, tự khắc phục những thiếu sót của nhau.

− Cố gắng tạo điều kiện, khuyến khích các em nêu lên những vướng mắc cần giải đáp.

− Tạo điều kiện cho các em hoạt động nhiều trong giờ học như lên bảng làm bài, làm bài vào vở rồi mang lên cho GV chấm lấy điểm hay thảo luận nhóm nhỏ (3-4 người) cùng giải quyết một bài tập do GV đưa ra.

− Khuyến khích, động viên kịp thời ngay khi thấy HS tiến bộ.

− GV nên làm mẫu 1-2 bài từng dạng cho HS. Trong lúc giải bài tập cho HS, GV cần quan tâm, chú trọng từ các khâu nhỏ nhất như: tóm tắt đề bài, phân tích đề phải đi từ tổng quát đến cụ thể, trình bày bài hay chữa bài cần chi tiết, tỉ mỉ. Cần cho HS thấy mối liên hệ giữa bài làm với phần kiến thức lý thuyết liên quan. Sau khi giải xong, giáo viên cần nhấn mạnh điểm mấu chốt của bài tập, những kiến thức cần nhớ hoặc có thể nêu lên những lỗi mà HS thường mắc phải.

− Cần xiết chặt vấn đề học phụ đạo của học sinh để tránh các tình huống sau: + HS xin phép gia đình đi học nhưng thực tế là đi chơi.

+ Xin tiền học vượt qua mức nhà trường quy định.

Để tránh các tình huống đó xảy ra, nhà trường cần đưa ra một số quy định như: nếu HS nghỉ học thì phải có phụ huynh trực tiếp gọi điện hoặc đến lớp gặp GV để xin phép. GV nên thông báo cụ thể số tiền học phụ đạo cho phụ huynh biết thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm.

− Dạy đối tượng HS TBY đòi hỏi GV cần có sự kiên trì, nhiệt tình với các em. − Giờ học phụ đạo chỉ nhằm bổ sung, củng cố kiến thức cho HS, do đó GV không giảng lại toàn bộ kiến thức trên lớp cũng như không được dạy trước bài mới. Bắt đầu tiết học, GV nên cho HS làm vài bài tập để phát hiện lỗ hổng, bù lại phần kiến thức đó cho HS.

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 – chương trình cơ bản” (Trang 70 - 73)