Biện pháp 5: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 – chương trình cơ bản” (Trang 82 - 88)

Với đặc điểm của đối tượng HS TBY như đã nêu ở mục 1.5.2 cho ta thấy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng khác là một yêu cầu cần thiết và cấp bách. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng khác tức là chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh, phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khắc phục hoàn toàn kiểu dạy theo lối "đọc - chép" hay nặng về lối thuyết trình của giáo viên. Đặc biệt với đối tượng HS TBY, giáo viên càng phải tạo ra nhiều hoạt

động học tập trong giờ học lôi cuốn các em tham gia, tạo điều kiện cho các em trở thành chủ thể hoạt động, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức bài học, có như vậy, kiến thức đó mới thực sự trở thành kiến thức của các em, giúp các em hiểu và nắm bài lâu hơn. Với định hướng đổi mới PPDH đó, giáo viên có thể áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực sau đây:

2.3.5.1. Phương pháp đàm thoại phát hiện ơrixtic

Phương pháp đàm thoại có nhiều dạng khác nhau: đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải thích – minh họa và đàm thoại phát hiện ơrixtic. Với mục tiêu nâng cao chất lượng cho đối tượng HS TBY; giáo viên không nên chỉ dừng ở mức độ đàm thoại tái hiện, tức là chỉ đòi hỏi học sinh phải nhớ lại những tri thức đã học mà phải giúp các em hiểu và nắm được bản chất vấn đề, hơn nữa không đơn thuần là lĩnh hội nội dung tri thức mà còn học được cả phương pháp nhận thức và cách diễn đạt tư tưởng bằng lời nói. Vì vậy, trong 3 phương pháp đàm thoại thì phương pháp đàm thoại phát hiện ơrixtic đáp ứng được các yêu cầu trên.

Trong phương pháp đàm thoại tìm tòi, thông qua việc xây dựng và sử dụng hợp lí các câu hỏi, GV sẽ nhanh chóng định hướng người học vào nội dung bài học, tạo ra sự chú ý của HS, kích thích tư duy độc lập, khuyến khích, lôi cuốn HS vào môi trường học tập, tạo không khí sôi nổi trong lớp đồng thời GV cũng có thể kiểm tra được mức độ tri thức và kĩ năng của HS. HS có thể thu được kiến thức thông qua phát biểu của bạn bè trong các giờ đàm thoại. Đàm thoại tìm tòi có tác dụng kích thích và tạo động cơ học tập mạnh mẽ cho người học, đặc biệt trong những trường hợp người học có câu trả lời đúng và được GV, bạn bè thừa nhận, khen ngợi.

Trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho HS, để nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp đàm thoại làm tăng tính tích cực của HS TBY, GV cần lưu ý:

− Nên tăng cường sử dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi kết hợp đàm thoại tái hiện qua việc sử dụng những câu hỏi có tính chất nêu vấn đề nhằm huy động được tính tích cực tư duy của HS, đồng thời cần có câu hỏi dẫn dắt huy động có kết quả kiến thức cũ và nâng cao khả năng vận dụng kiến thức của HS. Để phù hợp với trình độ HS

TBY, GV có thể đưa ra nhiều câu hỏi nhỏ gợi ý phù hợp với logic tư duy giúp HS biết cách giải quyết các vấn đề học tập phức tạp.

− GV có thể áp dụng phương pháp này dưới hình thức đặt ra những câu hỏi có chứa đựng mâu thuẫn, nghịch lý, hướng HS giải quyết vấn đề (kết hợp với phương pháp dạy học nêu vấn đề).

− Với những vấn đề phức tạp, GV có thể tổ chức đàm thoại qua hoạt động nhóm, khi đó ngoài sự trao đổi giữa GV và HS còn có sự đàm thoại giữa các HS trong nhóm với nhau.

− Nên sử dụng phương pháp đàm thoại ở những nội dung quan trọng của bài. − GV nên chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề. − Câu hỏi phải ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng, phù hợp với trình độ học sinh. − Câu hỏi phải kích thích được sự tư duy của học sinh.

− Nên có câu hỏi mang tính phân loại để kiểm tra khả năng lĩnh hội vấn đề của học sinh.

2.3.5.2. Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Dạy học nêu vấn đề là một hình thức dạy học có hiệu quả cao để nâng cao tính tích cực tư duy của HS, đồng thời gắn hai mặt kiến thức và tư duy. Dạy học nêu vấn đề có tác dụng làm tăng sự tập trung chú ý của HS, kích thích lòng ham muốn nhận thức điều chưa biết từ đó hình thành hứng thú nhận thức học tập và làm tăng mức tích cực trong hoạt động của HS khi tiếp thu kiến thức, góp phần nâng cao kết quả học tập. Trong dạy học hóa học, GV có thể sử dụng PPDH nêu vấn đề ở tất cả các dạng bài lên lớp, từ các bài học về khái niệm, định luật và các học thuyết hóa học cơ bản; dạng bài nghiên cứu các nguyên tố và chất hóa học đến dạng bài sản xuất hóa học.

2.3.5.3. Sử dụng thí nghiệm hóa học

Với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực thì cần hạn chế sử dụng thí nghiệm cũng như các phương tiện trực quan để chứng minh cho lời giảng mà các thí nghiệm biểu diễn của giáo viên cần thực hiện theo hướng nghiên cứu.

Sử dụng thí nghiệm dưới hình thức nghiên cứu là phương pháp được đánh giá cao, có mức độ tích cực cao vì nó dạy học sinh tư duy độc lập, tự lực, sáng tạo và có kĩ năng nghiên cứu tìm tòi. Phương pháp này giúp học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc, sâu sắc.

Để phát huy hiệu quả của phương pháp này, khi sử dụng, giáo viên cần nêu vấn đề cần nghiên cứu, giải thích mục đích cần đạt, vạch phương hướng giải quyết và tổ chức chỉ đạo kích thích sự nhận thức của học sinh. Còn học sinh chủ động, độc lập tác động vào đối tượng nghiên cứu. Như vậy trước khi thí nghiệm, giáo viên cần nêu ra các giả thuyết, các dự đoán khoa học dựa trên cơ sở lí thuyết đã biết, quan sát chất phản ứng. Sau đó giáo viên tiến hành thí nghiệm hoặc cho học sinh trực tiếp tiến hành thí nghiệm để học sinh quan sát, mô tả hiện tượng, xác nhận giả thuyết, giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng để rút ra kết luận.

Như vậy, khi sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu thì người giáo viên tổ chức cho học sinh tập làm người nghiên cứu. Việc tiến hành thí nghiệm là để dùng kết quả của nó như là chân lí khoa học, khẳng định giả thuyết đúng, bác bỏ giả thuyết không phù hợp và tìm ra lời giải thích hợp lý. Giáo viên cần lưu ý, khi để học sinh tự tiến hành thí nghiệm, cần lựa chọn thí nghiệm đảm bảo đạt mục tiêu của bài học, thành công và an toàn. Với học sinh, cần nắm mục đích thí nghiệm; nắm được cách tiến hành trước khi làm thí nghiệm. Biết sử dụng các dụng cụ hoá chất đảm bảo an toàn, tuân thủ những hướng dẫn của giáo viên, hoạt động tư duy mang tính tìm tòi khi xây dựng giả thuyết, dự đoán khoa học.

Ví dụ: Khi dạy bài “Phenol”, GV có thể tiến hành thí nghiệm sau: + Phenol tác dụng với natri.

+ Phenol tác dụng với natri hidroxit. + Phenol tác dụng với dung dịch brom.

2.3.5.4. Sử dụng phương tiện trực quan khác

Sử dụng sơ đồ, biểu bảng: là một hình thức mã hóa kiến thức trong dạy học. Kiến thức sẽ được trình bày dưới một dạng khác, cô đọng, hấp dẫn, dễ hình dung, dễ

khái quát hóa hơn cách trình bày bằng lời nói hay chữ viết thông thường. Vì vây gây sự chú ý, HS dễ hiểu, dễ nhớ bài hơn.

Sơ đồ, biểu bảng giúp GV tiết kiệm thời gian, công sức lao động và nâng cao hiệu quả bài lên lớp một cách rõ rệt.

Các sơ đồ sử dụng trong dạy học hóa học:

+ Sơ đồ biến hóa và điều chế các chất. + Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức. + Sơ đồ sản xuất hóa học.

Sử dụng bảng trong dạy học hóa học:

+ Sử dụng bảng trong ôn tập, hệ thống hóa kiến thức. + Sử dụng bảng trong bài tập nhận biết.

+ Sử dụng bảng trong bài toán biện luận. + Kết hợp với sơ đồ.

Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác dụng

− Kênh hình là có khả năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ hơn khi sách giáo khoa (SGK) chưa trình bày đến nó.

− Giúp giáo viên tăng năng suất làm việc, giảm thiểu tính chất giảng dạy mang tính thông báo một chiều.

− Học sinh dễ tiếp thu trong quá trình nhận thức, hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của kiến thức.

− Cải tiến phương pháp dạy học của giáo viên và thay đổi hình thức học của học sinh theo hướng tích cực.

− Kênh hình có tác dụng minh hoạ cho các khái niệm, quá trình. Nó hỗ trợ và phát huy mọi giác quan của người học. Tăng độ tin cậy và khắc sâu kiến thức.

Sử dụng

− Minh họa một số nội dung bài học: ứng dụng, điều chế, quy trình sản xuất… − Giải một số bài tập hóa học.

2.3.5.5. Phương pháp hoạt động nhóm kết hợp sử dụng phiếu học tập

Với phương pháp hoạt động nhóm, GV có thể tạo điều kiện cho HS học tập năng động hơn, tạo cơ hội để các em học hỏi lẫn nhau, các em khá giỏi giúp đỡ các em trung bình, yếu; tăng tinh thần đoàn kết; tạo cơ hội cho HS TBY có được mối quan hệ thân thiết với các bạn, giúp các em dễ dàng hỏi bài bạn những lúc không hiểu. Hoạt động nhóm cũng giúp các em bỏ đi những mặc cảm về bản thân, vượt qua sự rụt rè, nhút nhát để mạnh dạn học hỏi bạn mình.

Và muốn hoạt động nhóm được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, không mất nhiều thời gian đồng thời các nhóm cũng hiểu rõ ràng, chính xác về nhiệm vụ được giao thì việc sử dụng phiếu học tập là cần thiết và hợp lý.

Một số yêu cầu khi hoạt động nhóm:

− Cung cấp cho HS các thông tin cần thiết khi thảo luận. − Không tung ra quá nhiều vấn đề.

− Những chỗ cần giải thích không nên tiết kiệm lời gây lỗ hổng cho học sinh. − GV nên đi đến các nhóm để theo dõi, phòng trường hợp các em nói chuyện hay kịp thời nhắc nhở những học sinh có thái độ dửng dưng, ỷ lại, không có tinh thần tham gia hoạt động nhóm và cũng để quan tâm hơn đến các nhóm có khó khăn, có học sinh trung bình yếu. Phát hiện những bế tắc, lỗ hổng hay nội dung mà học sinh còn băn khoăn để kịp thời làm rõ.

− Số lượng thành viên mỗi nhóm không nên quá nhiều (lý tưởng nhất là từ 5-6 người). Tùy theo yêu cầu cụ thể mà ẩn định số lượng cho thích hợp.

− Mọi thành viên trong nhóm cần có ý thức xây dựng và tích cực thảo luận. − Khi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình, GV nên quan tâm, ưu tiên quyền trả lời cho HS TBY. Và để khuyến khích, động viên các em, GV nên dùng câu hỏi đơn giản. Cần kịp thời biểu dương những tiến bộ của các em dù là rất nhỏ. Có thể chấm điểm hoặc cho điểm cộng đối với những nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Với những phương pháp đã nêu ở trên, GV cần linh hoạt, khéo léo trong việc chọn lựa phương pháp dạy với từng bài, từng đối tượng HS. Không có PPDH nào là chìa khóa vạn năng, là tối ưu cho mọi trường hợp. Vì vậy, vấn đề không phải là cách dạy nào tốt hơn, mà là cách dạy nào phù hợp hơn. Chính vì thế, việc nghiên cứu kỹ nội dung bài giảng, đặc điểm riêng của từng môn học và đối tượng người học để có sự kết hợp đa dạng, phù hợp các PPDH là một yêu cầu có tính bắt buộc đối với việc đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 – chương trình cơ bản” (Trang 82 - 88)