Biện pháp 8: Khen thưởng và trách phạt kịp thời

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 – chương trình cơ bản” (Trang 107 - 109)

2.3.8.1. Phương pháp khen thưởng

Đối với HS TBY, sự khen thưởng kịp thời và đúng lúc bằng những món quà nhỏ về vật chất hay món quà về tinh thần như lời khen ngợi, sự hài lòng hay lời động viên đúng lúc của giáo viên về kết quả học tập, sự nỗ lực cố gắng của các em là rất

quan trọng, giúp các em cảm thấy mình như vừa đạt được một thành công nhỏ trong học tập và được tôn trọng, quan tâm, từ đó có động lực để tiếp tục học tập tốt hơn.

GV có thể tiến hành khen thưởng dưới nhiều hình thức khác nhau:

− Tỏ thái độ hài lòng, ủng hộ thông qua ánh mắt, nụ cười hoặc lời nói động viên khích lệ hoặc có lời khen trực tiếp đối với sự tiến bộ, nỗ lực của học sinh.

− Biểu dương trước tập thể những HS có sự cố gắng, tiến bộ.

− Lúc kiểm tra bài, GV có thể chấm điểm cao, thoáng hơn hoặc tính vào phần điểm cộng cho những HS

− --- --- TBY có sự cố gắng, tiến bộ trong cách trả lời câu hỏi hay làm bài tập ở nhà cũng như trên lớp.

− Sau một số bài kiểm tra hoặc cuối mỗi tháng hay học kì, GV có thể tổng hợp lại kết quả học tập của từng HS và dành một món quả nhỏ như: cây bút, quyển vở… cho những HS có kết quả học tập tiến bộ dù rất nhỏ để các em có động lực cố gắng. GV có thể linh hoạt kết hợp với hội phụ huynh để tiến hành khen thưởng cho các em theo từng tháng, từng quý hay học kì.

2.3.8.2. Phương pháp trách phạt

Trách phạt học sinh là điều không mong muốn nhưng trong một chừng mực, hoàn cảnh nào đó, biện pháp trách phạt vẫn phải sử dụng để giáo dục các em. Đặc biệt biện pháp này thường áp dụng với đối tượng HS TBY có những biểu hiện lười biếng, thường xuyên không học bài, làm bài, thiếu sự cố gắng trong học tập.

Để sử dụng phương pháp trách phạt có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý:

− Chỉ sử dụng phương pháp trách phạt khi sử dụng phương pháp thuyết phục, khuyên răn không còn hiệu quả. Đây là phương pháp không thể áp dụng thường xuyên liên tục vì nếu thường xuyên trách phạt sẽ gây nên trạng thái căng thẳng, làm cho đối tượng trở nên trơ lì dẫn đến khó giáo dục.

− Khi trách phạt, giáo viên nên chú ý tới nguyên nhân, hoàn cảnh gây ra sai phạm đó. Việc trách phạt đó phải làm cho học sinh nhận ra khuyết điểm , sai trái của mình cũng như lí do trách phạt từ đó trách phạt mới có tác dụng.

− Trách phạt phải đảm bảo sự tôn trọng học sinh, phải tin tưởng, lạc quan vào sự cố gắng của học sinh.

− Đồng thời với trách phạt người giáo viên cần chỉ ra cách thức phấn đấu, sửa chữa cho học sinh, phải thường xuyên chú ý theo dõi, giúp đỡ các em. Giáo viên chú ý đến dư luận của tập thể, không nên để tập thể xa lánh, bỏ rơi những học sinh bị trách phạt mà ngược lại làm cho tập thể quan tâm đến những học sinh này hơn để các em thấy rằng thầy cô, các bạn trách phạt mình là vì muốn tốt cho mình.

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 – chương trình cơ bản” (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)