Giọng triết lý

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Quang Lập nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 96 - 106)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2.3 Giọng triết lý

Với xu hướng vươn tới sự khái quát, triết luận về đời sống, nhiều nhà văn trong thời kỳ đổi mới, mà tiên phong là Nguyễn Khải, nguyễn Minh Châu... tạo tạo nên một mạch văn mang chất giọng triết lí. Trong các nhà văn thời kỳ đổi mới, Nguyễn Huy Thiệp là người khá ưa triết lí, đặc biệt ông thường triết lí về văn chương và người nghệ sĩ. Bên cạnh đó là những suy tư về đời sống, về lẽ sống chết, về vinh nhục, ngay thẳng và đểu giả.Cái triết lí trong nguyễn Huy

thiệp “thường bộc lộ qua giọng điệu tưng tửng, cứ như không”[15], kiểu như: “ lẽ đời là thế” (Trương Chi), hay “chỉ có nỗi buồn là vĩnh cửu” (Con gái thủy thần). Là một nhà văn nữ, Trần Thùy Mai lại thường triết lí về những vấn đề của

đời sống, về tình yêu, về người phụ nữ.

Giọng triết lí không phải chỉ biểu hiện ở chỗ có nhiều triết lí, triết luận trong truyện mà còn xuyên thấm vào tất cả các yếu tố hình thức và nội dung tác phẩm. Giọng triết lí được cảm nhận qua giọng văn bình tĩnh, nhẹ nhàng, khiêm nhường và đầy ngụ ý của nhà văn. Mỗi lời nói, mỗi việc làm của nhân vật đều

chứa đựng hàm nghĩa sâu xa, đó là cách chúng ta nhận dạng giọng triết lí trong truyện ngắn Nguyễn Quang Lập.

Truyện ngắn với dung lượng nhỏ nhưng phản ánh khái quát và sâu sắc hiện thực cuộc sống với những mảnh đời những số phận vì thế tính triết lí luôn tồn tại trong tác phẩm. Tuy nhiên, không phải nhà văn nào cũng có thể triết lí được. Để có được những triết lí mang tính phổ quát cao về cuộc sống và con người, đòi hỏi nhà văn phải có sự từng trải và có vốn kiến thức sâu rộng.

Là người từng trải, đi nhiều nơi, học hỏi nhiều kinh nghiệm nên giọng triết lí trong những sáng tác của Nguyễn Quang Lập nói chung và trong truyện ngắn nói riêng là triết lí của một người có sự nghiêm túc trong văn chương.

Những triết lí của Nguyễn Quang Lập không mang những vấn đề to lớn có tính chất thời đại và xã hội mà chủ yếu triết lí về cuộc sống. Trong truyện ngắn

Đợi đến mùa hoa phượng với những câu triết lí đơn giản cho thấy một cuộc sống tù túng, tẻ nhạt: “Cuộc sống có gì bổ béo đâu, thế mà ai cũng ham sống”. Nhiều khi giọng triết lí ẩn chứa ngay trong những câu hát “tự biên tự diễn” của nhân vật: “Cuộc sống ơi, người quý giá biết bao nhiêu. Nhưng tôi chẳng biết sử dụng người vào việc gì”... hay “Ai bảo rượu nguy hiểm, kẻ đó không thương ta. Kẻ đó coi cuộc sống là ô tô, là tàu hỏa. Một mai tất cả chết đi, ô tô không chết, tàu hỏa cũng không. Hỏi để làm gì, biết bán cho ai?...”. Trong Ngày xửa ngày xưa, sau

hai năm sống một mình ở rừng, trải qua bao khó khăn ông Thiệt đã nhận ra rằng:

“Ông là người thì phải sống với người, họa là thằng ngu mới cam chịu sống với súc vật”. Đó là những câu triết lí đơn giản nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa lớn.

Đặc biệt, trong truyện ngắn Sa mạc trắng ít có những câu triết lí nhưng

người thấu hiểu lẽ đời. Có khi cả câu chuyện là một triết luận về cái Được và cái Mất ở đời.

Như vậy, giọng triết lí có khi toát lên từ chính những nội dung triết lí sâu sắc của tác phẩm, có khi toát lên từ lời trữ tình ngoại đề của nhà văn, từ lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

Trong truyện ngắn Nguyễn Quang Lập đã tạo nên một hệ thống giọng điệu phong phú, đa dạng, ngoài giọng trầm buồn, giọng mỉa mai chua xót, giọng triết lí thì giọng khẩu ngữ đã tạo ra cho văn chương của ông có một thế mạnh riêng, bởi ngôn ngữ trong văn xuôi hôm nay đang dần thoát ra khỏi tính chất mĩ lệ để trở về với ngôn ngữ hiện thực, đời thường. Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Quang lập sử dụng kiểu ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, thậm chí sống sượng, gai góc của đời sống. Chính kiểu ngôn ngữ này tạo giọng điệu tự nhiên suồng sã, nó được toát lên từ những tiếng chửi, tiếng nói thô nhám trong tác phẩm như: “Mẹ khỉ! Cái gì muốn đều đếch được!”, “ Mọi người là cái đ. gì”, “Tiên sư bố

nó”(Ngày xửa ngày xưa). Hay “Tiên sư bố nó...Tự do rồi”, “Đ. mẹ mày...có chạy

không thì bảo”...(Sa mạc trắng). Cái hay là nhà văn đã biết sử dụng nói tục ở mức độ nào để câu chuyện cuốn hút mà không gây phẩn cảm, đó là cái tài của Nguyễn Quang Lập.

Sự đan xen, chuyển đổi giọng, thay đổi giọng kể luôn đem đến cho người đọc những bất ngờ thú vị. Nguyễn Quang Lập đã thể hiện được lối kể chuyện rất hiện đại bằng giọng kể đa thanh với một ngôn ngữ trần thuật sắc bén, linh hoạt tạo ấn tượng, rất hiệu quả, nói ít nhưng bộc lộ nhiều.

KẾT LUẬN

Thế kỷ XX đã chứng kiến biết bao thành tựu của khoa học nghệ thuật, trong đó có thể loại văn học, đặc biệt là truyện ngắn. Có người đã cho rằng, truyện ngắn là một trong những thể loại thu hút được nhiều thành tựu nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Đặt vấn đề khảo sát truyện ngắn Nguyễn Quang Lập từ góc độ thi pháp thể loại, chúng tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm cũng như nguyên nhân tạo ra một phong cách nghệ thuật truyện ngắn. Đồng thời, qua đó thấy được sự vận động của truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Viết truyện ngắn, Nguyễn Quang Lập không hướng đến những vấn đề gay gắt, những xung đột nóng bỏng trong đời sống. Bên cạnh số ít tác phẩm viết theo cảm hứng sử thi, anh hùng, Nguyễn Quang Lập tập trung hướng về những nỗi đau tinh thần, nhưng đằng sau nỗi đau tinh thần ấy là những giá trị nhân bản. Đó chính là quan niệm nghệ thuật riêng của Nguyễn Quang Lập.

Trên phương diện cốt truyện, truyện ngắn của Nguyễn Quang Lập thể hiện một tư duy nghệ thuật hiện đại. Cốt truyện sử dụng nhiều kiểu tình huống, đặc biệt kiểu tình huống mang tính kịch, kiểu cốt truyện tâm lí đồng hiện quá khứ hiện tại...thể hiện chức năng mới trong phản ánh. Nhân vật là phương diện thể hiện rõ nét sự vận động của thể loại truyện ngắn. Với quan niệm mới mẻ về con người, Nguyễn Quang Lập chuyển từ miêu tả những biểu hiện và hành động bên ngoài có tính chất xã hội của nhân vật sang khám phá, lí giải những hành động tâm lí bên trong của con người cá nhân, cá thể. Từ một loại hình trung tâm là con người tập thể mang lí tưởng cách mạng; thế giới nhân vật trở nên phong phú, đa dạng hơn; nhân vật được khám phá, thể hiện từ nhiều góc độ. Đó là những con người mang trong mình cả nỗi đau thể xác lẫn tinh thần mà chiến tranh để lại,

hay những con người khó khăn trong hành trình đi kiếm tìm hạnh phúc để rồi bị rơi vào bi kịch, chìm đắm trong sự cô đơn. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Lập vì thế mang đặc điểm của nhân vật trong truyện ngắn hiện đại, đó là những nhân vật gần gũi với con người của đời sống thực tiễn hàng ngày, cấu trúc tính cách của nó là sự hòa trộn, kết hợp nhiều yếu tố.

Từ những khám phá có chiều sâu về con người, Nguyễn Quang Lập đã có những tìm tòi, sáng tạo độc đáo, góp thêm một tiếng nói mới mẻ trong nghệ thuật trần thuật. Thay vì một điểm nhìn duy nhất trước đây, Nguyễn Quang Lập đã tạo ra nhiều điểm nhìn, sự dịch chuyển điểm nhìn liên tục đã dẫn đến sự đa dạng về giọng điệu. Việc sử dụng đan xen các giọng điệu khác nhau làm cho truyện ngắn Nguyễn Quang Lập sinh động, có sức hấp dẫn với người đọc. Bên cạnh đổi mới trần thuật theo hướng đa thanh, ngôn ngữ trần thuật cũng có sự vận động mới mẻ. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang lập đa dạng, sinh động, giàu giá trị biểu cảm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Tạ Duy Anh (chủ biên) (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, Nhà xuất

bản Thanh niên, Hà Nội.

[2]. A.Xâytlin (1968), Lao động nhà văn (tập 2), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. [3]. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975-1995 những đổi mới cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Minh Châu (1987), “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ

minh họa”, Báo Văn nghệ, (số 49, 50).

[6]. Nguyễn Minh Châu (1989), “Trang giấy trước đèn”, Tạp chí Văn học, (số 4). [7]. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nhà xuất bản

Khoa học xã hội, Hà Nội.

[8]. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nhà xuất

bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

[9]. Đinh Xuân Dũng (1990), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo nghệ thuật, Nhà

xuất bản Quân đội nhân dân.

[10]. Đinh Xuân Dũng (1995), “Văn học Việt Nam về chiến tranh, hai giai đoạn

của sự phát triển”, Văn nghệ Quân đội, (số 12).

[11]. Đặng Anh Đào (1991), “Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện

ngày nay”, Tạp chí Văn học, (số 5).

[12]. Phan Cự Đệ (1986), “Mấy vấn đề lý luận của văn xuôi hiện nay”, Tạp chí Văn học, (số 5).

[13]. Trần Thanh Địch (1998), Tìm hiểu truyện ngắn, Nhà xuất bản Tác phẩm

mới, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nhà xuất bản

Văn học, Hà Nội.

[15]. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội [16]. Hà Minh Đức (chủ biên) (1991), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

[17]. G.N.Pospelop (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học (Trần Đình Sử - Lại

Nguyên Ân – Nguyễn Nghĩa Trọng dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[18]. Nguyễn Thị Thu Hà (2004), Truyện ngắn Trần Thùy Mai nhìn từ góc độ thi pháp thể loại, LV Thạc sĩ chuyên ngành Lý thuyết và lịch sử văn học, ĐHSP Hà Nội. [19]. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[20]. Hoàng Ngọc Hiến (1990), “Thời kỳ văn học vừa qua và xu thế phát triển”,

Chuyên san Văn nghệ tháng 4.

[21]. Hoàng Ngọc Hiến (1991), “Những nghịch lý của chiến tranh”, Báo Văn nghệ, (số 15).

[22]. Hoàng Ngọc Hiến (1991), “Thi pháp của truyện ngắn”, Báo Văn nghệ, (số 31). [23]. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Nhập môn văn học và phân tích thể loại, Nhà

xuất bản Đà Nẵng.

[24]. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

[25]. Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá (2004),

Từ điển văn học, Nhà xuất bản Thế giới

[26]. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nhà xuất bản

[27]. Nguyễn Thị Huệ (2008), Văn xuôi khơi nguồn đổi mới, Nxb Công an nhân dân. [28]. Mai Hương, Văn học một cách nhìn, Nhà xuất bản Khoa học và xã hội, Hà Nội [29]. Lê Thị Hường (1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1995, Luận án PTS. khoa học ngữ văn, ĐH tổng hợp, Hà Nội. [30]. Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945- 1975, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

[31]. Tôn Phương Lan (2001), “Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi

thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Văn học, (số 9).

[32]. Nguyễn Văn Long (2001), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nhà xuất

bản Giáo dục, Hà Nội.

[33]. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [34]. Phương Lựu - Trần Đình Sử - Lê Ngọc Trà (1986), Lí luận văn học (tập 1),

Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[35]. Phương Lựu - Nguyễn Xuân Nam - Thành Thế Thái Bình (1988), Lí luận văn học (tập 3), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[36]. Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lí luận văn học (tập 1), Nhà xuất bản Đại

học sư phạm, Hà Nội.

[37].M.B.Khrapchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học (Lê Sơn - Nguyễn Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới (Hội nhà văn).

[38]. M.Bakhtin (1979), Những vấn đề thi pháp Đotxtoiepxki (Trần Đình Sử -

Lại Nguyên Ân – Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[39]. M.Bkhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch),

[40]. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Dẫn luận nghiên cứu tác giả văn học, Nhà

xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[41]. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[42]. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

[43]. Ngô Minh (2009), “Ua chầu chầu Nguyễn Quang Lập, Báo Văn nghệ, (số 42).

[44]. Nguyên Ngọc (1991), “Văn xuôi sau 1975, thử thăm dò đôi nét về quy luật

phát triển”, Tạp chí Văn học, (số 4).

[45]. Lã Nguyên (1998), “Văn học trong bước chuyển mình”, Báo Văn nghệ. [46]. Phạm Xuân Nguyên (1994), “Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay”, Tạp chí Văn học, (số 2).

[47]. Vương Trí Nhàn (1998), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. [48]. N.A.Gulaiep (1982), Lí luận văn học (Lê Ngọc Tân dịch), Nhà xuất bản

ĐH và THCN, Hà Nội.

[49]. Hồ Phương (1994), “Những nhà văn mặc áo lính”, Tạp chí Văn học, (số 12).

[50]. Phan Thị Diễm Phương (1990), “Cảm nghĩ về truyện ngắn của Nguyễn

Quang Lập”, Tạp chí Văn học, (số 4).

[51]. Phan Thị Diễm Phương (2000), Lời giãi bày của văn chương, Nhà xuất

bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[52]. Nguyễn Thanh Sơn (2001), Phê bình văn học của tôi, Nxb trẻ, TP HCM. [53]. Trần Đăng Suyền (2003), Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo,

Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

[54]. Trần Đình Sử (2004), Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội.

[55]. Trần Đình Sử (2002), Văn học và thời gian, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. [56]. Trần Đình Sử (1986), “Mấy ghi nhận về sự đổi mới của tư duy nghệ thuật và

hình tượng con người trong văn học nước ta thập kỷ qua”, Tạp chí Văn học, (số 6). [57]. Trần Đình Sử - Phương Lựu - Nguyễn Xuân Nam (1987), Lí luận văn học

(tập 2), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[58]. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Bộ Giáo dục và

đào tạo – Vụ giáo viên Hà Nội.

[59]. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [60]. Trần Đình Sử (2000), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [61]. Trần Đình Sử - Trần Đăng Suyền - Lê Lưu Oanh (2004), Tự sự học, Nhà

xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

[62]. Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập Trần Đình Sử (2 tập) (Nguyễn Đăng Điệp

tuyển chọn), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[63]. Nguyễn Phương Tân - Nguyễn Thị Hạnh (tuyển chọn) (2002), Truyện ngắn xuất sắc về chiến tranh (2 tập), Nhà xuất bản Hội nhà văn.

[64]. Bùi Việt Thắng (1989), “Nơi tác phẩm kết thúc là nơi cuộc sống bắt đầu”,

Văn nghệ trẻ, (số 20).

[65]. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội. [66]. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[67]. Lý Hoài Thu (2002), “Sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học

thời kì đổi mới”, Tạp chí VH nghệ thuật, (Số 1).

[68]. Đỗ Lai Thúy (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp – Lý thuyết chủ nghĩa hình thức Nga, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[69]. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1988), “Nguyễn Quang Lập, người thuốc thang

cho vết thương chiến tranh”, http: express.com.vn.

[70]. Nhà xuất bản Văn học (2002), Tuyển tập truyện ngắn hay và đoạt giải tạp chí văn nghệ Quân đội 1957 – 2002.

[71]. Nguyễn Thị Vân (2005), Nghệ thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái, Luận văn

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Quang Lập nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 96 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)