Giọng mỉa mai chua xót

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Quang Lập nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 94 - 96)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2.2 Giọng mỉa mai chua xót

Không giống như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, mang đến cho văn học Việt Nam thời đổi mới tiếng cười giễu nhại, mỉa mai cay độc, tạo một giọng điệu hả hê trước những thói hư tật xấu của con người, Nguyễn Quang Lập mang đến cho người đọc cái gì đó vừa như chua chát vừa hài hước hay nói đúng hơn là tiếng cười mỉa mai nhưng chua xót để biểu thị một thái độ phê phán, đôi khi để che giấu nỗi buồn, một tấn bi kịch bên trong. Trong những sáng tác của Nguyễn Quang Lập mang nhiều sác thái, đa dạng và sâu sắc, chủ yếu tập trung vào đời sống nội tâm của con người. Cuộc sống được nhìn với muôn màu, muôn vẻ: môi trường, hoàn cảnh sống, nó đủ sức mạnh làm cho nhân phẩm của con người bị thui chột, sắc đẹp bị trà đạp, khát vọng của con người bị giày xéo. Với cách nhìn đời sống ấy, Nguyễn Quang Lập đã có một giọng văn mỉa mai chua xót. Ông không chế giễu cuộc sống đầy bất trắc khó lường trong chiến tranh nhưng ông lại mỉa mai sự trốn tránh của những con người muốn

đứng ngoài cuộc chiến. Đó là thái độ của nhà văn đối với Thành trong Tiếng kèn Trom pet, bố anh là một người lính xông pha nơi chiến địa, người anh yêu cũng

xung phong tham gia phục vụ nơi chiến trường, còn anh thì đã hai lần từ chối ra chiến trường để trở thành cái anh chàng “muôn vàn may mắn”, và thầy Hoài

trong Chuyện sót lại ở thung lũng Chớp Ri, thái độ mỉa mai đó được nhìn qua nhân vật Chơn: “Chuyện thầy chốn nghĩa vụ quân sự cả trường đều biết. Đứa nào cũng ghét thầy, mặc dù thầy luôn luôn ngọt ngào với học trò, không bao giờ thầy của mắng ai. Thằng Chơn ghét thầy ra mặt. Chưa bao giờ gặp thầy mà nó chào. Hoặc nó cắm đầu ù qua, hoặc nó vòng sang lối khác, coi như không thấy. Đôi khi bất ngờ gặp thầy sát mặt, không kịp tránh, nó ngoảnh măỵ rống to: - Em... dạ thưa... th... ầy! Mặt nó vênh lên như mặt thằng ăn cướp. Thầy Hoài

không nói gì, cười cười, đủng đỉnh đi. Người ta bảo số thầy là số sướng vì bao giờ cũng đủng đỉnh”.

Giọng điệu mỉa mai chua xót trong truyện ngắn Nguyễn Quang Lập Còn thể hiện ở thái độ giễu cợt những con người sống cơ hội, hời hợt không có thực tài. Thái độ đó ông dành cho Phương với việc vận dụng hàng loạt những thành

ngữ: “Anh đang nổi tiếng trong cái nghề mới thịnh hành từ chục năm trở lại đây: nghề dẫn chương trình thi hoa hậu và người mẫu thời trang. Anh không trẻ, cũng chẳng đẹp trai nhưng cái khoản nói năng, ứng đối lưu loát thì không ai bì kịp...người ta tranh nhau đăng kí mhờ anh làm chủ hôn... Làm lính như anh thật khỏe re. Sáng vác mõm đi, tối vác bị về. Cơm rượu lo say lại được tiếng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dân vận của đơn vị”. Và “Có lẽ chỉ có tài bẻm mép của Phương xem ra là vớ bẫm. Ở hậu phương thì ba ngày một tiệc nhỏ năm ngày một tiệc lớn, anh đều có chỗ chiếu trên. Ra trận cũng khỏi xa vào cái tầm lửa đạn. Một mình một cái loa, anh ngồi rung đùi “bắn” vào tai địch, bắn liên thanh cả giờ không nghỉ, chẳng những địch vuốt mặt không kịp mà đến cố tổ cao tằng địch cũng muố đội mồ nhảy dựng. Vì thế chiến dịch nào anh cũng có tên trong sổ báo công... Rõ ràng cái mồm ngàn vàng khôn chuộc, tam vinh tứ khoái cũng từ đó mà ra”. Cái “tài bẻm mép” của Phương cũng đã để cho bao cô gái hạnh phúc

dở dang trong đó có Trâm.

Phạm Thị Hoài viết văn như để đùa cợt, giễu nhại tất cả những gì người đời cho là quan trọng, nghiêm túc, chị không hề quan tâm đến những nguyên tắc truyền thống về “tính điển hình” nghệ thuật hay lôgic tính cách, tất cả được mô hình hóa theo sân khấu của hài kịch. Chị muốn bứt phá tất cả, muốn phê phán và có thái độ phẫn nộ, thất vọng trước một xã hội mà tất cả như một cỗ máy rò rỉ tuột xích, một cuộc sống nhạt nhẽo, sống hộ người khác không dám là mình. Bảo

Ninh lại đưa người đọc trở về với sự mỉa mai chua xót của những day dứt, dằn vặt, ân hận tự xỉ vả mình, với những kí ức triền miên với những cơn mộng du, những ác mộng, những niềm tin và hy vọng ở quá khứ xa xưa. Còn Nguyễn Quang Lập, giọng mỉa mai được toát lên từ một con người ngay thẳng căm ghét sự giả dối, sự thờ ơ, vô cảm của con người.

Có thể nói, giọng mỉa mai chua xót tạo nên giọng điệu khá đặc trưng trong truyện ngắn Nguyễn Quang Lập, đặc biệt là truyện ngắn viết về chiến tranh bởi chiến tranh là mất mát, là môi trường để con người ta trưởng thành nhưng cũng là nơi con người ta đánh mất tình người và nhân tính.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Quang Lập nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)