Sự xuất hiện của truyện ngắn Nguyễn Quang Lập

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Quang Lập nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 26 - 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.2. Sự xuất hiện của truyện ngắn Nguyễn Quang Lập

Nguyễn Quang Lập xuất hiện vào đầu những 80 của thế kỷ XX. Đây là lúc văn học có những dấu hiệu chuyển mình đổi mới về ý thức nghệ thuật và những nỗ lực cách tân hiện đại. Đặc biệt từ sau Đại hội VI của Đảng thì ngọn gió đổi mới đã góp phần tạo nên những đột phá mạnh mẽ trong sáng tạo nghệ thuật. Giữa mênh mông sách vở của đủ những tác giả lớn bé, đông tây kim cổ, giữa vô vàn những thú tiêu khiển đầy quyến rũ của thời "mở cửa", viết văn làm sao để người ta đọc được của mình, mà phải là những người uyên thâm và khó tính nữa kia là một thách thức lớn nhất của những người cầm bút. Họ sẽ phải thử nghiệm ngòi bút của mình ở nhiều thể loại, nhiều đề tài, để tìm được phong cách của riêng mình. Dường như Nguyễn Quang Lập đã vượt qua được cái thách thức ấy và dần khẳng định sở trường của ông ở thể loại truyện ngắn với đề tài về nỗi đau tinh thần của con người thời hậu chiến.

Truyện ngắn là thể loại khó, truyện ngắn thành công lại càng khó. Rất nhiều nhà văn trẻ thử sức mình chủ yếu bằng truyện ngắn, và phải công nhận bước đầu họ đã thành công. Trong số đó, Nguyễn Quang Lập đã thu hút sự chú ý của đông đảo bạn đọc. Thực ra, trước khi trở thành một tác giả truyện ngắn, Nguyễn Quang Lập đã từng làm thơ, viết tiểu thuyết, sáng tác kịch. Người đọc

đã biết đến tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng với những ý kiến khen chê

khác nhau, đặc biệt ông đã từng được Hội nghệ sĩ sân khấu và Hội nhà văn Việt

nam trao giải thưởng cho kịch bản Mùa hạ cay đắng, điều này chứng tỏ Nguyễn

Quang Lập đã muốn thử sức ở nhiều thể loại. Tuy nhiên, cho đến nay, bạn đọc biết đến và ấn tượng về Nguyễn Quang Lập chủ yếu với tư cách một cây bút

mình" [47] thì với thể loại truyện ngắn, Nguyễn Quang Lập đã tạo được cho

mình một phong cách riêng.

Thật vậy, bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX truyện ngắn Nguyễn

Quang Lập đã xuất hiện trên tạp chí Sông Hương và báo Văn nghệ, sau đó chủ yếu được tập hợp trong hai cuốn Một giờ trước lúc rạng đông (Thuận hoá, 1986) và Tiếng gọi phía mặt trời lặn (Tác phẩm mới, 1987). Với hai cuốn sách này,

Nguyễn Quang Lập đã được thừa nhận là một trong những cây bút truyện ngắn có bản sắc và nhiều triển vọng. Xuất hiện trong thời kỳ văn học đổi mới, Nguyễn Quang Lập đã lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, không giống nhiều nhà văn cùng thời.

Với những chuyển biến xã hội sâu sắc từ sau Đại hội Đảng VI (1986), báo cáo của Ban chấp hành hội nhà văn tại các Đại hội IV và V đều đã khẳng định

“Đời sống văn học đang có những chuyển biến mới mang nhiều hứa hẹn và đồng thời cũng đang nẩy lên những vấn đề mới”, “Nhìn tổng quát đã có những bước phát triển đáng mừng” và xuất hiện hai chữ “đổi mới” trong văn học. Hoà chung

vào không khí ấy, nhiều cây bút đã hướng ngòi bút của mình vào những đề tài sinh hoạt xã hội hiện nay, với những tệ nạn, những thiếu thốn, những nhu cầu dường như không biết đến sự thoả mãn, từ đó luôn diễn ra cuộc vật lộn giữa con người và cuộc sống, đó là những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện đại.

Nhưng không giống các nhà văn khác, Nguyễn Quang Lập "có xu hướng muốn thể hiện những khía cạnh bi kịch trong số phận các nhân vật, muốn đi vào cảm nhận những nỗi đau tinh thần rất cụ thể và đáng được chia sẻ của con người”[50], nhất là con người thời hậu chiến. Chọn viết về nỗi đau tinh thần,

một nỗi đau âm thầm, dai dẳng, nhức nhối của con người, Nguyễn Quang Lập thực sự đã có tiếng nói riêng trên văn đàn.

Quả thực, trong truyện của Nguyễn Quang Lập, ta gặp không ít những sự

đau lòng do chiến tranh đem lại. Đó là bé Chơn năm tuổi (Chuyện sót lại ở thung lũng Chớp Ri) được lôi ra từ dưới bụng người mẹ chết bom cùng bảy người ruột thịt khác trong gia đình, "nằm ngổn ngang trên mặt đất", đó là hai ông già Ba-

đoong và Cu-muôn bị chiến tranh đặt vào hai hàng ngũ đối lập một mất một còn để ông Cu-muôn phải mang mãi tâm trạng đau đớn của một người đã tự tay giết

chết người bạn chí cốt từ thủa lọt lòng (Cây sến lửa), đó là nỗi đau khổ bức bối nhất của vợ chồng đại tá Chi trong truyện Cái lục lạc: sau nhiều năm xa cách, vợ

chồng anh chị gặp lại nhau và mơ ước có một đứa con, cố gắng vượt qua tất cả

để chờ đợi ngày đứa trẻ ra đời, nào ngờ đứa bé đó là một con người dị dạng, hậu

quả của chất độc màu da cam mà mẹ cháu bé đã bị nhiễm toàn thân, đó còn là

nỗi đau của những con người trong truyện ngắn Người lính hay nói trạng, Tiếng kèn Trôm-pét... Những truyện ngắn như thế của ông cho chúng ta nhận ra tác giả

của nó không còn muốn dừng lại với chiến tranh dưới màu sắc rực rỡ và âm hưởng hào hùng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không còn muốn dừng lại ở những khúc tráng ca kì vĩ, những hình tượng sáng ngời vẻ đẹp lí tưởng và không chỉ dừng ở tiếng nói ngợi ca đất nước nhân dân, khẳng định chân lí, chính nghĩa trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc mà quên đi số phận, tâm trạng của những con người cụ thể đã đi qua cuộc chiến tranh ấy. Vẫn là một cách để ngợi ca nhân dân, ngợi ca chiến thắng nhưng Nguyễn Quang Lập không chọn cái vẻ hào hùng bên ngoài dễ nhìn thấy, ông viết về cái mất mát, khổ đau do chiến

tranh gây ra, nhằm chia sẻ cùng nhân dân chiến thắng. Đây là cảm hứng chính

trong truyện ngắn Nguyễn Quang Lập và cũng làm thành một nét hấp dẫn của ông đối với người đọc, bởi vì trong "thực đơn" thưởng thức ngày ấy, món này còn rất ít.

Sự chia sẻ và đồng cảm của Nguyễn Quang Lập không chỉ dừng lại ở những số phận không mấy vui vẻ trên đời một cách cụ thể, riêng lẻ và nhỏ hẹp, truyện của ông còn tiếp tục kể không dứt về những nỗi khổ đau của con người mà ý nghĩa nhân sinh của nó có khi còn mang tính phổ biến hơn. Người đọc sẽ nhìn thấy sự quan tâm chia sẻ của nhà văn được mở rộng sang những khía cạnh

khác trong những truyện như Bốn mươi chín cây cơm nguội, Hạnh phúc mong manh, Tiếng khèn bè... Ở đó hiện lên những nỗi khổ đau vì hạnh phúc khó khăn,

những thất vọng trong tình yêu, niềm khát khao cuộc sống đôi lứa... Những điều ấy, tưởng như là những truyện xưa cũ, “biết rồi khổ lắm nói mãi” thế mà được ngòi bút đầy cảm thông của nhà văn thể hiện ra theo những cảnh ngộ riêng đầy xúc động, đọc lên ai cũng thấy, những chuyện như thế này đâu hề xưa cũ? Nó là cuộc sống hôm nay, là cuộc sống hiện tại, ai cũng cần được có. Làm sao người đọc có thể quên cái thói hà khắc phi lý, mất nhân tính và giả dối ghê người của tay thủ trưởng binh trạm ở Trường Sơn năm nào, đã khiến một phụ nữ từng có một thời trẻ trung xinh đẹp, cơ hội để có được hạnh phúc gia đình trong tầm tay, thế mà ngoài bốn mươi tuổi mới biết thế nào là một nụ hôn mà chị nhận được từ một người đàn ông qua đường, không quen biết, để rồi cứ khát khao và tiếc nuối

cái thời trẻ trung đã qua (Bốn mươi chín cây cơm nguội). Vẫn là những khát khao hạnh phúc mà không được nhưng nhân vật Liên trong Hạnh phúc mong manh lại khổ đau theo cách khác. Chị đã có thể sống qua mười năm chờ đợi, với

gánh nặng kỷ luật, gia đình hắt hủi, một đứa con thơ, qua sáu năm tìm kiếm người yêu. Nhưng trước người đàn bà thứ hai của người yêu thì thì chị hoàn toàn

bất lực. Ở truyện Tiếng khèn bè, người đọc vẫn bắt gặp những con người bất

hạnh trong tình yêu, họ khao khát hạnh phúc mà sao khó khăn đến vậy, đó là một ông Nông cô đơn với tiếng khèn u buồn, chứa chất nhiều tâm sự và mang nặng

tình yêu thương, một cô giáo Hường xinh đẹp hoá thành điên dại vì trót yêu nhầm một tay Sở Khanh... Những truyện ngắn của Nguyễn Quang Lập khiến người đọc ngỡ tưởng nhà văn hoài nghi cái khả năng được hưởng hạnh phúc của con người. Bởi vì, hầu hết các truyện của ông đều cho thấy các nhân vật trong truyện thật khó khăn biết nhường nào để đạt được tình yêu, hạnh phúc. Thực ra không phải nhà văn hoài nghi, mà nhà văn muốn nói một điều rằng: cuộc sống đầy khó khăn và phức tạp, con người phải vật lộn với nó để giành lấy hạnh phúc cho mình dù rằng điều đó có thể rất mong manh.

Có thể thấy, phần lớn truyện ngắn của Nguyễn Quang Lập đều hướng về con người, chính xác hơn là hướng về thế giới tinh thần của con người với một

sự đồng cảm và sẻ chia cao độ. Nhưng sâu sắc hơn nhà văn còn có "khả năng đi sâu khai thác những uẩn khúc, tạo nên tấm bi kịch ngầm diễn ra trong tâm hồn nhân vật” [50]. Thể hiện rõ nét nhất điều đó là truyện ngắn Đò ơi. Truyện kể về ông lái đò Bùi Việt Pháo đã có “năm mươi hai năm sống lương thiện và một giờ gây tội ác”. Có người cho rằng truyện đã đặt ra vấn đề con người phải luôn tự

đấu tranh để hoàn thiện phẩm chất đạo đức, đó có thể là một cách hiểu. Nhưng sâu sắc hơn, người đọc có thể nhận ra ẩn đằng sau “tảng băng trôi” là một ý nghĩa khác, đó là: con người có lúc lâm vào những tình cảnh éo le, cần được đồng loại thấu hiểu ngọn ngành để có một cách nhìn nhận xác đáng về phẩm chất đích thực của họ. Dòng sông ngữ nghĩa vẫn luôn trôi, những truyện có khả năng khơi gợi ở người đọc nhiều lớp ý nghĩa mới là những truyện có giá trị, đó là

những truyện có độ mở cao. Truyện của Nguyễn Quang Lập cũng thuộc vào

những loại truyện như thế.

Nếu dõi theo gia tài văn chương của Nguyễn Quang Lập, người đọc đều dễ dàng nhận thấy, phần lớn truyện của ông đều là những truyện buồn, truyện về

những nỗi khổ đau, mất mát. Nhưng không vì thế mà truyện của ông tăm tối, lạnh lẽo. Bởi vì ánh sáng của lương tri, hơi ấm của lòng nhân ái luôn chan chứa trong từng trang viết. Nhân vật trong truyện đều cố gắng vượt qua nỗi đau để hướng đến những điều tốt đẹp, người viết luôn hướng ngòi bút của mình đến những giá trị Chân – Thiện – Mỹ. Truyện của Nguyễn Quang Lập vì thế, vừa có khả năng khơi gợi những nỗi đau nhân tình ở người đọc, lại vừa giúp họ có thêm cơ hội cảm nhận cái đẹp, cái cao quý ở con người. Chính điều đó đã khiến truyện ngắn của ông có một sức hấp dẫn riêng, dù có thể truyện của ông ít nhiều có sự kén chọn độc giả.

Giữa bao nhiêu đề tài trong cuộc sống mới mà nhà văn có thể lựa chọn, Nguyễn Quang Lập đã chọn cho văn chương của mình một đề tài riêng, một lối thể hiện cũng rất riêng. Viết về con người với những nỗi đau tinh thần thời hậu chiến, những khó khăn, những mất mát trong hạnh phúc là sự mạnh dạn của Nguyễn Quang Lập, nhưng điều mà nhà văn trăn trở và quan tâm khi xây dựng các truyện ngắn là làm sao có thể tìm được một cách thức kể cho thích hợp, tạo được hiệu quả nghệ thuật, gây được những xúc cảm thẩm mỹ cho người đọc? Và Nguyễn Quang Lập đã, đang làm được điều đó.

Khảo sát các truyện ngắn của ông, chúng tôi bắt gặp những hình thức có tính chất kỹ xảo như cách sắp xếp lớp lang sao cho tạo được sự bất ngờ – từ đó gây ấn tượng mạnh - đến phút cuối cùng của truyện, vận dụng thủ pháp đồng hiện mờ chồng như trong điện ảnh, hoặc mượn đến hình thức huyền thoại v.v ... Nhưng có thể nhận thấy, phương diện chính tạo nên ấn tượng cho người đọc lại không nằm ở những kỹ xảo bề ngoài đó. Điều hấp dẫn người đọc ở truyện ngắn

Nguyễn Quang Lập chính ở việc nhà văn "khai thác mọi biện pháp trực tiếp nhất để khắc hoạ đậm nét chiều sâu tâm lý và diễn biến tâm trạng của các nhân vật,

qua đó mà bật lên tính cách” [50]. Truyện ngắn của ông chủ yếu đi vào những

vấn đề của đời sống tinh thần, tình cảm của con người. Những hình thức có tính chất kỹ xảo như trên cũng nhằm mục đích thể hiện điều này. Bởi vì, cái thế giới bên trong phức tạp, đầy những uẩn khúc, những dày vò đau đớn của những số phận khác nhau đã tìm được dịp thể hiện khá thích hợp, khá nổi bật dưới ngòi

bút của nhà văn. Trong truyện Đò ơi, nhân vật ông lái đò Bùi Việt Pháo như bị

bủa vây bởi lớp lớp ký ức, hồi tưởng dày đặc, về mối tình xưa xa lắc, về người đàn bà ngẫu nhiên có mặt trong túp lều của ông giữa đêm mưa gió bão giông... Giữa lớp lớp ký ức đó, ông quằn quại với nỗi cô đơn và ân hận, với nhớ tiếc và xót thương... Con người tưởng chỉ ngang tàng trên sông nước ấy bỗng trở nên thật sâu lắng, rồi dữ dội. Đó chính là kết quả từ cái chủ định nghệ thuật đã nêu

của người viết truyện. Còn ở truyện Hạnh phúc mong manh, tác giả lại tạo nên

một sự kết hợp phong phú giữa các biện pháp hồi tưởng, độc thoại nội tâm. Những lời tự vấn, lời phân tích của người kể chuyện và ngôn ngữ người kể chuyện hoá thành ngôn ngữ nhân vật... mong diễn tả được hết tâm trạng giằng xé của bộ ba nhân vật Liên – Thạc – Mai, những cuộc tranh chấp thật sự giữa nhu cầu được hưởng hạnh phúc với đức hi sinh, giữa thói xấu và sự hối hận, giữa

lòng vị tha và thói vị kỷ. Các truyện Bốn mươi chín cây cơm nguội, Tiếng khèn bè, Giọt rượu cuối đời v.v... đều có thể là những minh chứng cho những điều trên.

Có thể thấy rằng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Lập chủ yếu được nhà văn khám phá mọi khía cạnh của tâm lý nhân vật, vì thế các chi tiết, kết cấu, nhiều khi, ít nhiều thiếu đi sự chặt chẽ, kín kẽ. Tuy nhiên hạn chế đó không đủ

làm giảm đi sức hấp dẫn của nó đối với người đọc. Đặc biệt là truyện Chuyện sót lại ở thung lũng Chớp Ri, một truyện mà ở đó chúng ta không thể “tóm” được

khác. Vậy sức hấp dẫn của truyện là ở đâu? "Phải chăng, khi mọi điều đã chín trong tác giả, thì ấn tượng mạnh nhất, cái gây hiệu quả lớn nhất chính là sự tự nhiên” [50, tr.39].

Như vậy, trong không khí của thời kỳ văn học đổi mới, khi mà các nhà văn cố gắng thể hiện sự năng sản của chủ thể sáng tạo, Nguyễn Quang Lập cũng bước đầu tạo được cho mình một chỗ đứng trên văn đàn. Sau khi thử sức ở nhiều thể loại, Nguyễn Quang Lập đã tạo nên cho mình một phong cách ổn định ở thể loại truyện ngắn. Qua những trang viết của ông, người đọc thấy sự phấn đấu không mệt mỏi của người viết để có được những sắc thái riêng trong nội dung cũng như trong hình thức thể hiện. Đó cũng là hướng phấn đấu của nhiều cây bút. Vì viết, xét đến cùng phải là một hình thức tự làm mới mình, hơn nữa, sức sống của văn chương chính ở những cá tính không lặp lại của mỗi nhà văn.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Quang Lập nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)