7. Cấu trúc luận văn
2.2.3.1 Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình, diện mạo và tên gọ
Miêu tả nhân vật là một quá trình tìm tòi và sáng tạo của nhà văn. Để có được những nhân vật ấn tượng, có được chỗ đứng trong trái tim, khối óc của bạn
đọc không phải dễ. M.Gorki có lần khuyên một nhà văn trẻ “Anh hãy bỏ nghề viết đi. Đấy không phải là việc của anh, có thể thấy rõ như thế. Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con người cho sinh động mà đấy lại là điều chủ yếu”[2].
Để xây dựng được thế giới nhân vật phong phú và sinh động, Nguyễn Quang Lập đã sử dụng nhiều phương tiện, nhiều thủ pháp nghệ thuật. Tuy nhiên ở đây luận văn chỉ tập trung vào một số thủ pháp tiêu biểu thể hiện trong việc miêu tả nhân vật.
2.2.3.1 Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình, diện mạo và tên gọi nhân vật nhân vật
- Miêu tả nhân vật qua ngoại hình, diện mạo
Chân dung ,ngoại hình nhân vật là diện mạo của con người được miêu tả qua trang phục và các yếu tố thể chất có tính đặc thù thể hiện ra ngoài, như dáng vẻ, màu da, khuôn mặt, ánh mắt...Chân dung, ngoại hình nhân vật giúp người đọc phân biệt nhận dạng bề ngoài con người nhân vật, đồng thời là yếu tố nghệ thuật cần thiết để bước đầu xây dựng hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Không những thế nghệ thuật miêu tả ngoại hình còn góp phần thể hiện tính cách nhân vật mà như người xưa vẫn nói “Trông mặt mà bắt hình dong” đồng thời thông qua dó cũng thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả. Ở một số nhà văn như Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu... việc miêu tả ngoại hình, diện mạo được coi là một trong những thủ pháp quan trọng để thể hiện tính cách và số phận nhân vật. Nhưng, với Nguyễn Quang Lập việc miêu tả ngoại hình không phải là
thủ pháp chính, đắc địa. Tuy nhiên trong một số trường hợp ngoại hình nhân vật lại thể hiện được cái hồn, tính cách cũng như về dự báo số phận của nhân vât.
Chính vì lẽ đó, nhân vật của Nguyễn Quang Lập dù chỉ bằng những nét phác họa nhưng đã để lại ấn tượng nơi bạn đọc. Nguyễn Quang Lập thường rất
ưu ái khi miêu tả về ngoại hình của người phụ nữ. “Chị” trong Đợi đến mùa hoa phượng bốn mươi tư tuổi vẫn mang một vẻ đẹp đầy đặn: “mập và trắng. Tóc hãy còn xanh, dù đã vơi đi khá nhiều. Và bộ ngực nữa, nó khẽ rung lên trong đêm, ngọt và ấm”, đó là cái đẹp của cô Tám trong Những giọt rượu cuối đời là cái đẹp “vô cùng tận, có nghĩa là đẹp từ ngón chân cái đẹp lên chỗ xoáy châu ở đỉnh đầu”. Nhưng vẻ đẹp ngoại hình đó cũng như là dự cảm về số phận của họ. Đó là
sự dở dang trong hạnh phúc của “chị”, và vẻ đẹp của cô Tám đã lọt vào mắt của quan tây Mônđavi, để rồi cô phải nhận lấy một cái chết đau đớn.
Trong Chuyện sót lại ở thung lũng Chớp Ri, chân dung thầy Hoài cũng hiện lên khá sinh động: “cao lớn vạm vỡ như một đô vật... Người ta bảo số thầy là số sướng vì bao giờ thầy cũng đủng đỉnh”, một con người tàn nhẫn, vô tình
được bao bọc trong một thân hình hào nhoáng, con người đó đã từ chối phục vụ
cho lợi ích cộng đồng. Hay đó còn là chân dung tên Hùng “bề ngoài trông anh ta rất giống một người du lịch hạng sang: luôn xách cái va-ly da và cái đàn măngđôlin bóng lộn, áo quần sang trọng, đi đứng khoan thai, nói năng lịch thiệp”. Nhưng ẩn chứa bên trong thân hình thư sinh đó là một tay họ “Sở” thời
hiện đại, cái vẻ bên ngoài hào nhoáng đó đã để lại đau khổ cho bao nhiêu cô gái như cô giáo Hường .
Có thể nói, qua miêu tả ngoại hình, nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Lập hiện lên khá sinh động cả về diện mạo lẫn bản chất.
- Xây dựng nhân vật qua cách gọi tên
Bên cạnh yếu tố ngoại hình diện mạo, sự độc đáo của Nguyễn Quang Lập trong xây dựng nhân vật còn ở cách gọi tên. Đối với nhà văn, nhiều khi sự phân biệt giữa người này và với người kia không chỉ ở hình dáng, nét mặt, mà ở chính đặc điểm được gọi thành tên. Hơn nữa, việc đặt tên nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Lập cũng góp phần làm nổi rõ hơn số phận của nhân vật. Như vậy, cái tên sẽ góp phần chỉ rõ những đặc điểm tính cách cũng như bản chất nhân vật.
Ở truyện Ngày xửa ngày xưa, có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn
Quang Lập để cho nhân vật chính của mình mang cái tên Thiệt, bởi cái tên đó như chính cuộc đời của ông Thiệt vậy. Mười hai tuổi ông đã phải tha phương cầu thực, ba lần lấy vợ nhưng rồi ông vẫn là người cô đơn, bởi ba người đàn bà đều
lần lượt “bỏ” ông ra đi. Đến năm ông bốn mươi tuổi một quả rôc-két “không lực Hoa Kỳ” đã lấy đi của ông đôi mắt. Tưởng như cuộc đời ông không còn ý nghĩa
gì nữa thì bỗng nhiên người đàn bà thứ tư của ông xuất hiện, đem lại ý nghĩa cuộc sống cho ông. Nhưng chiến tranh lại một lần nữa đã tước đoạt niềm hạnh
phúc còn lại của ông “Lẹ-người đàn bà thứ tư cuối cùng cũng bỏ ông mà đi. Bỏ đi chứ không phải chết như ba người đàn bà trước”. Hạnh phúc cứ dền dứ trước
mặt ông, nó đến lại đi để lại ông một mình trong sự cô đơn đến ghê rợn. Cái tên Thiệt như đã gắn chặt với số phận của ông vậy.
Cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Lập phần nào chỉ
ra đặc điểm tính cách cũng như bản chất của nhân vật. Ở truyện Chuyện sót lại ở thung lũng Chớp Ri tên của nhân vật dường như cũng được tác giả chọn lựa khá
kĩ càng. Anh bộ đội tên Dũng, cô giáo tên Thương, hay nhất là thằng Chơn, nghe cái tên vừa hoang sơ vừa thấy cái gì cứng cỏi, quyết liệt. Đặc biệt là thầy Hoài,
một cái tên gợi rất nhiều đến bản chất con người, một con người đáng bị bỏ đi. Bởi, nếu như chú Dũng là hình tượng của một con người anh hùng sẵn sàng xả thân cho dân tộc thì thầy Hoài lại là một kẻ chốn nghĩa vụ quân sự.
Ngoài cách đặt tên như trên, Nguyễn Quang Lập còn gọi tên nhân vật
bằng những đại từ: hắn, thị như trong Sa mạc trắng, để bày tỏ thái độ khinh miệt
đối với những kẻ sẵn sàng bán rẻ lương tâm của mình chỉ vì những dục vọng cá nhân tầm thường.
Có thể thấy, qua cách gọi tên như vậy, người đọc dễ dàng nhận ra dụng ý của nhà văn. Hình như Nguyễn Quang Lập muốn dùng những cái tên đó để khái quát lên tính cách của một loại người nào đó trong xã hội. Với việc tạo ra “nét nhòe” này trên thực tế càng làm sắc hơn, rõ nét hơn chân dung, tính cách nhân vật.