7. Cấu trúc luận văn
3.2 Ngôn ngữ trần thuật
M. Gorki đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học”. Các tác giả
trong Từ điển thuật ngữ văn học cũng cho rằng: “Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn”[19]. Không có ngôn ngữ sẽ không
có văn học. Bởi lẽ, văn học là nghệ thuật của ngôn từ, lấy ngôn từ làm chất liệu. Tuy nhiên, mỗi thể loại văn học lại có cách tổ chức riêng với những đặc trưng riêng. Nếu như kịch chủ yếu sử dụng ngôn ngữ đối thoại , thơ tình khai thác ngôn ngữ bão hòa cảm xúc thì văn xuôi tự sự trong đó có truyện ngắn chủ yếu là
ngôn ngữ trần thuật. Ngôn ngữ trần thuật là ngôn ngữ nhà văn dùng để xây dựng câu chuyện. Nó bao gồm ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật.
Đặc biệt, từ sau 1986, sự đổi mới tư duy nghệ thuật, sự mở rộng pham trù thẩm mỹ trong văn học khiến truyện ngắn không những đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung mà còn có nhiều thể nghiệm, cách tân về thi pháp. Mỗi nhà văn đều lí giải cuộc sống từ một góc nhìn riêng, với những cách xử lí ngôn ngữ riêng. Hệ quả tất yếu là truyện ngắn Việt Nam đương đại đã gặt hái được nhiều thành công trên nhiều phương diện, trong đó không thể không nói đến ngôn ngữ trần thuật.
Như vậy, ngôn ngữ trần thuật giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống tự sự. Nó là sự thể hiện toàn bộ tư tưởng, tình cảm, giọng điệu của nhà văn, cấu trúc tác phẩm và cho thấy điểm nhìn trần thuật của tác giả. Và do đó, qua ngôn ngữ trần thuật người đọc nhận ra phong cách tác giả.
Việc đổi mới nghệ thuật trần thuật theo hướng đa thanh đã tạo nên trong truyện ngắn Nguyễn Quang Lập nhiều giọng điệu khác nhau, chính vì thế ngôn ngữ trần thuật cũng đòi hỏi được đổi mới phù hợp với mỗi nhân vật, mỗi giọng
điệu như quan điểm của nhà lí luận M.Bakhtin: “Trong tiểu thuyết, con người được giao cho tính chủ động về tư tưởng và ngôn ngữ”[39] và ở truyện ngắn
cũng vậy.
Chủ yếu hướng ngòi bút của mình vào miêu tả cuộc sống thường nhật với
những “nỗi đau tinh thần”, những khát khao hạnh phúc nên tất yếu thứ ngôn ngữ
mà Nguyễn Quang Lập lựa chọn cũng phải là thứ ngôn ngữ trong sáng, giản dị, gần gũi đời thường. Đây chính là phương tiện tốt nhất để chuyển tải tư tưởng và bộc lộ, giãi bày tình cảm của con người. Nhà văn đã thực sự có ý thức trong việc phát huy triệt để khả năng tự miêu tả và biểu hiện của ngôn ngữ.
Có thể thấy rằng, ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ trần thuật nói riêng trong truyện ngắn Nguyễn Quang Lập giản dị, mượt mà, trong sáng và giàu chất biểu cảm, có sức gợi, sức lay động lớn. Đặc biệt, ở những đoạn văn tả cảnh, Nguyễn Quang Lập đã thực sự lôi cuốn người đọc bằng những nét vẽ giàu chất
hội họa. Trong Chuyện sót lại ở thung lũng Chớp Ri người đọc đã không thể
không dừng lại ở những trang văn ông miêu tả cảnh cầu vồng xuất hiện. Dưới ngòi bút của ông, cảnh cầu vồng hiện lên như một bức tranh với đầy đủ màu sắc,
đường nét: “Một chiếc cầu vồng cực lớn, màu lá mạ viền màu tím sẫm mọc từ đầu nguồn suối Roóc, uốn một đường lượn tuyệt vời, vươn tới đỉnh Chớp Ri. Nền trời tím than, lơ thơ vài đám mây màu tro. Phía đỉnh cầu vồng, một đám mây hình con cá trắm rất lớn, xuất hiện chỉ cách cầu vồng một gang tay. Bao giờ có cầu vồng cũng có đám mây hình con cá trắm. Đầu tiên cầu vồng mới lờ mờ một đường viền tím, “con cá trắm” còn khuất sau đỉnh núi Chớp Ri, chỉ nhô cái đầu đen của nó lên một chút xíu. Rồi cầu vồng bỗng nhiên rực rỡ như một cái cổng chào hình cánh cung, sáng lấp lánh đủ thứ đèn màu thì “con cá trắm” nổi hẳn lên, nằm lặng lẽ giữa bầu trời màu tím than. Phía dưới bụng nó có một vệt sáng, như là một lân tinh của nước biển. Lấp lánh, lấp lánh...”.Bằng thứ ngôn ngữ
trong sáng, giản dị tinh tế và giàu sức biểu cảm nhà văn đã dẫn dụ người đọc dừng lại để chiêm ngưỡng một bức tranh đầy cảm xúc.
Nguyễn Quang Lập còn có những dòng đặc tả rất đẹp và thơ mộng trong
truyện Tiếng khèn bè mặc dù là kể chuyện về một người đàn ông cô độc và một
người đàn bà điên. Cảnh ông Nông tắm ở suối Binh Man, mỗi lần lặn xuống suối
chỗ “hòn đá rộng, phẳng, vô vàn những vân đá đủ màu, nằm chênh chếch dưới đáy suối. Đó là một hòn đá đẹp, sang trọng” ông lại nhớ vợ khiến nước suối như
những cảm giác diệu kỳ “Miên man những bàn tay dịu mát áp nhẹ lên má ông, lên ngực ông...Ông chìm trong cái cảm giác đê mê của một người chưa đến tuổi già nua, gần hai mươi năm vắng thiếu hạnh phúc đời thường nhưng không quên được, không cách gì quên được. Miên man những bàn tay dịu mát...những bàn tay dịu mát...những bàn tay...hình như cả tóc nữa, cả nước mát nữa, cả những hơi thở dịu nhẹ...chỉ có ông mới cảm nhận được. Ông thấy mình rạo rực bâng khuâng”. Rồi cảnh người đàn bà điên khi tỉnh được ông đưa cho bọc quần áo cũng xuống suối Binh Man tắm sau tám tháng không còn là người “Chị mỉm cười sung sướng nhận thấy nước suối đang trả lại những gì chị đã đánh mất. Này là cánh tay trắng nõn, này là đôi chân thon, này là khuôn ngực nở, này là tất cả...Chao ôi, thích quá, thích quá...”. Cái ấn tượng mà Nguyễn Quang Lập để
lại trong lòng bạn đọc chính là bởi hiệu quả ngôn ngữ mà ông sử dụng.
Khi ý thức về cá nhân đã trở thành một yêu cầu thường trực trong ngòi bút của mỗi nhà văn thì ngôn ngữ cũng là một phương tiện để nhà văn thể hiện mình. Mỗi một nghệ sĩ đều có một nỗ lực tìm tòi để tạo ra cho mình một hệ thống ngôn ngữ và một phong cách ngôn ngữ riêng. Nguyễn Quang Lập cũng tạo ra cho mình một phong cách ngôn ngữ riêng mang dấu ấn cá tính sáng tạo của mình,
đặc biệt ở sự độc đáo trong ngôn ngữ kể chuyện. Chẳng hạn, trong Vĩnh biệt mười chín con gà trống ngôn ngữ kể chuyện trong đoạn văn dưới đây miêu tả
sinh động tâm trạng bối rối của hai nhân vật bằng những câu văn ngắn và hệ thống các động từ chỉ hành động mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, đó là người đàn bà xa chồng 19 năm và người đàn ông chết vợ cũng đã mười chín năm khi
họ vượt qua rào cản của lễ giáo để đến với nhau: “Sao hôm nay trăng sáng thế nhỉ. Bà vào nhà, ông vào theo. Bà xuống bếp, ông xuống theo. Khiếp, sao cứ đi sát người ta thế. Bà vụt quay lại , và bỗng nhiên thấy mình lọt vào vòng tay của
ông. Họ thở hổn hển, lúng ta lúng túng như gà mắc tóc, luýnh quýnh rơi xuống nền nhà. Ông ghì chặt lấy bà. Mười chín năm là bao nhiêu ngày nhỉ? Bà mở mắt nhìn ông. Ngực bà đã che kín mặt ông. Bà thở mạnh. Chợt trước bà xuất hiện một bộ mặt đàn ông khác. Bà dụi mắt, mắt người đàn ông kia vẫn đang nhìn bà. Bà giật thót người, đẩy mạnh ông lăn xuống đất”.
Cùng với ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Lập đã có những thể hiện khá mới mẻ mà chúng ta không thể bỏ qua, không nên bỏ qua. Bởi lẽ, nếu ngôn ngữ trần rhuật thể hiện một cách trực tiếp thì ngôn ngữ nhân vật cũng tham gia bộc lộ gián tiếp phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Với mục đích tiếp cận tối đa hiện thực và miêu tả cuộc sống một cách chân thực nhất, bên cạnh thứ ngôn ngữ trong sáng giản di, Nguyễn Quang Lập đã đưa vào tác phẩm của mình thứ ngôn ngữ thô nhám chủ yếu thể hiện ở ngôn ngữ nhân vật với lối trình bày thẳng tuột, gọi đích danh sự vật. Đây là một đoạn
trong Những giấc mơ phải gió: “Tôi cười lớn và bừng dậy. Không phải, tôi đã ngồi dậy từ lúc nào, đang nhìn chằm chằm vào giọt chinh tiết của cô gái mười sáu tuổi, món hàng đêm qua thằng Bốn mua tặng tôi”. Nhà văn còn đi vào khai
thác khá hiệu quả kho tàng thành ngữ, tục ngữ, đặc biệt là khẩu ngữ. Đây là thứ ngôn ngữ suồng sã, xù xì nhưng thân mật chủ yếu được thể hiện ở ngôn ngữ nhân vật, như M.Gorki đã quan niệm: “Khẩu ngữ là máu của văn xuôi nghệ thuật, nghĩa là nó không chỉ đóng vai trò “dung môi” mà còn là thần thái, khí sắc, là đặc tính mĩ học của ngôn ngữ nghệ thuật”
Bên cạnh đó còn là thứ ngôn ngữ mang đậm thuật ngữ chuyên môn của
cũng có một thời tâm hồn tôi chưa hề bị cảm cúm vì phải gió trong những giấc mơ gặp nàng. Theo cách nói hiện đại đang rộn ràng khắp thế giới, một thời tâm hồn tôi chưa bị ô nhiễm môi trường. Thời đó tôi yêu nàng”.
Trong truyện ngắn Sa mạc trắng Nguyễn Quang Lập đã đưa vào thứ ngôn
ngữ pha trộn giữa nhà Phật và của kẻ liều mạng giamg hồ, tạo nên cái sắc sắc
không không của câu chuyện. Khởi thủy của hành động đi từ chân lí: “Hày gõ rồi cửa sẽ mở. Hãy tìm rồi người sẽ gặp”. Một ngày nào đó hắn sẽ bò về núi Ngọ nói với cha hắn rằng: “Thưa cha, cuối hành trình cả cha và con đều thu về cái được. Cha đập vỡ bức tường vô minh và sẽ được, còn con thì cố xây cất nó ngày càng thêm vững chắc và cũng sẽ được. Cái được của bậc chân nhân thật tội nghiệp, nó không đem về cho cha cái gì cả. Còn con, phàm cái gì không thuộc về con đều phi lí”. Nhưng khi hắn lạc vào cái sa mạc chết kia, sự được mất chỉ còn
là ảo ảnh, nó mong manh đến vô nghĩa.
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn ngữ văn học giúp nhà văn xây dựng hình tượng, miêu tả đời sống và con người. Là công cụ của tư duy nghệ thuật, là phương tiện truyền đạt tư tưởng, tình cảm nên khi tư duy nghệ thuật của nhà văn thay đổi thì ngôn ngữ nghệ thuật cũng thay đổi nhất định.
Ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Lập nói riêng đã có những bước chuyển mình phù hợp với tư duy nghệ thuật mới, đó là thứ ngôn ngữ giản dị gần gũi với cuộc đời.