Cốt truyện giàu tính kịch

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Quang Lập nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 40 - 50)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2.1 Cốt truyện giàu tính kịch

Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện, biến cố được kết nối với nhau theo những kiểu rất đa dạng, linh hoạt. Với đặc điểm là “ngắn”, truyện ngắn không có chỗ cho những chi tiết rườm rà, không có giá trị trong việc phát triển cốt

truyện, xây dựng tính cách nhân vật, bộc lộ tư tưởng chủ đề. Mọi chi tiết, sự kiện tham gia vào cốt truyện phải được chọn lọc kĩ càng và có tác dụng nhất định trong việc chuyển tải ý đồ nghệ thuật. Không thể phủ định vai trò của chi tiết trong truyện ngắn đồng thời cần nhận thức rằng: tính chất và chức năng của chi tiết không hoàn toàn giống nhau, mà tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của thể loại. Để truyện ngắn không chỉ nói được cái “chốc lát”, “khoảnh khắc” mà diễn tả một phạm vi và sức dung chứa lớn các vấn đề nhân sinh; tất yếu các kiểu chi tiết tình huống phải mang những giá trị mới.

Một bộ phận truyện ngắn của Nguyễn Quang Lập được xây dựng theo một cốt truyện tiêu biểu, thường sử dụng những chi tiết, sự kiện, biến cố để tạo ra tình huống mang tính kịch và tình huống cũng là một yếu tố góp phần quan trọng trong việc phát triển cốt truyện.

Tình huống “là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành được quy định. Ở trong thuộc tính này của nó, tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên ngoài bằng sự biểu hiện nghệ thuật”[6]. Trong truyện ngắn, tình huống có khi còn được hiểu là “Tình thế”. Tình huống

luôn là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.

Bởi nó “Là cái cớ chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương tựa vào để thực hiện đắc lực tất cả những ý định của tác giả. Ví như một cây cọc vững chắc để cho một cây bí leo lên mà ra hoa trái”[6].

Cuộc sống vốn đa dạng, phong phú diễn ra trong những tình thế rất khác nhau và truyện ngắn khi khái quát đời sống, muốn miêu tả được bản chất của nó phải hướng tới xây dựng những tình huống tiêu biểu, nổi bật giữa các tình huống phụ

trợ khác, bởi “mỗi truyện ngắn chỉ tập trung vào một tình thế nảy sinh trong cuộc sống”[65]. Cho nên, khi viết truyện ngắn và sáng tạo tình huống nhà văn

cũng cố gắng tạo ra những tình huống tiêu biểu. Nguyễn Minh Châu đã từng nói:

“Người cầm bút có biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống … bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm cam nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí khi đó là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại” [6, tr.252].

Như vậy, việc lựa chọn được một tình huống tiêu biểu là cần thiết và quan trọng, là mỗi nhà văn phải làm sao để trong rất nhiều cách trình bày lựa chọn được một cách tối ưu nhất, có khả năng thể hiện sinh động nhất nội dung, tư tưởng tác phẩm.

Nguyễn Minh Châu có lần nói: “Cuộc đời thì đa sự, con người thì đa đoan”[Dẫn theo 65]- một nhận xét có tính chất thâu tóm cái bản chất phong phú,

phức tạp và đầy bí ẩn của cuộc đời và con người. Một đối tượng như thế văn học không thể giản đơn trong phản ánh. Đọc truyện ngắn Nguyễn Quang Lập, ở đó ta có thể bắt gặp nhiều kiểu tình huống khác nhau nhưng có thể thấy một trong những kiểu tình huống góp phần tạo nên phong cách nhà văn chính là kiểu tình huống mang tính kịch.

Vọng trắng có thể coi là truyện ngắn tiêu biểu. Đây là câu chuyện xúc

động về sự nhẫn nại, đức hi sinh của người phụ nữ, nó lôi cuốn người đọc không chỉ vì tác giả đã biết xoáy sâu vào tâm lý con người mà còn vì trong đó nhà văn đã khéo léo tạo tình huống có độ căng thẳng dần dần, xiết chặt từ từ. Câu chuyện mở đầu rất tự nhiên qua lời kể của nhân vật “tôi” về gia đình mình. Tình huống

chính trong truyện là khi Na và gia đình nghe tin chồng cô đã “vượt tuyến” chạy

tình huống phụ trợ bám vào mà ra hoa trái, nhà văn đã phản ánh được phần nào sự hy sinh mất mát của những người ở hậu phương. Đó là tình huống Na làm việc quần quật suốt ngày như con thiêu thân lao vào đống lửa thời gian, bởi đây

không chỉ là nỗi đau mà cả nỗi ô nhục khiến Na sau đêm cuối cùng khóc “Sáng hôm sau, mặt chị đanh lại, pha một chút bất cần. Chị khéo léo tránh xa mọi cuộc tiếp xúc, không sinh hoạt thanh niên, không tham gia văn nghệ, ngay cả việc đi họp đội sản xuất chị cũng đùn cho tôi. Chỉ hai nơi chị luôn có mặt ấy là trong nhà và ngoài đồng, rất ít khi tha thẩn trong làng”. Đó là đứa em trai mới mười

hai tuổi không tội tình gì cũng chịu chung nỗi ô nhục như Na. Nỗi sợ hãi và nhục nhã chưa từng có trong kinh nghiệm của một đứa trẻ đã làm nó bất tỉnh, rơi từ

lưng trâu xuống vũng bùn và nó ý thức được rằng “có thể từ nay tôi không có bạn nữa, không bao giờ nữa…”. Đó là tình huống người mẹ khi nghe tin con rể của bà đã trở về với “chánh nghĩa quốc gia” bà lao ra ngoài làng để chửi cha đứa

nào nó đặt điều. Sau một hồi chửi rủa điên dại bà đã ngất đi. Sau đó như hóa dại

bà bảo với con gái “Ngày mai…có bao nhiêu lúa…bán hết…mua cho tao cái đài”. Và khi đã nghe rõ tiếng con rể trên đài địch bà lên cơn sốt đột xuất, toàn lên run lên bần bật. Cuối cùng thì bà “lẩy bẩy ôm cái đài lết ra sau hồi nhà. Bà nhúng cả anh tôi lẫn đại sứ Bân-cơ đang nói oang oang vào chậu nước tiểu”.

Việc tạo ra sự kịch tính để thấy được sự hệ lụy của một người với mọi người, để từ đó thể hiện tư tưởng nhân văn sâu sắc. Truyện không đi theo lối mòn ca ngợi sự hi sinh quên mình vì tổ quốc của những người trực tiếp ra trận mà là câu chuyện về những con người bình dị, đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam, dù vấp phải muôn vàn đắng cay tủi nhục vẫn không chịu ngã quỵ, nhẫn nại vươn lên để sống với một niềm tin mong manh nhưng bất diệt, với một niềm kiêu hãnh như

bản năng cứ trường tồn “Trên gương mặt của tất cả, ánh lên niềm kiêu hãnh vô bờ bến”.

Trong Hạnh phúc mong manh tác giả lại tạo ra một tình huống khá phức

tạp: Sau sáu năm đi tìm cha, sáu năm gõ cửa nhầm hàng trăm nhà khác mẹ con Liên đã tìm được Thạc. Nhưng sau giây phút hạnh phúc đoàn tụ, chị chua xót nhận ra rằng anh mãi mãi không thuộc về mẹ con chị nữa, hạnh phúc đã tuột khỏi vòng tay của chị, Thạc đã có vợ. Xoay quanh tình huống bất ngờ đó là hàng loạt các tình tiết khác được xây dựng và phát triển theo dòng tâm trạng đầy trăn trở, giằng xé của mỗi nhân vật. Đó là tình thế Mai “trừng phạt”mẹ con Liên bởi chị không thể vượt qua nổi sự ghen tuông, biến Mai từ một người vợ “rất tốt” trở

thành người phụ nữ với “Những tia nhìn hằn học…Những câu nói mỉa mai…Và chửi bới…”. Còn Thạc thì bị đặt vào một tình thế “Tiến thoái lưỡng nan” bởi “Anh không thể vì Liên mà nói xấu Mai lại không thể vì Mai mà bỏ rơi Liên. Và thằng cu Nhơn, nó cần phải có bố”. Trong cuộc dàn xếp tay ba, những mâu

thuẫn tưởng chừng như được tháo gỡ khi Liên nói rõ ràng hạnh phúc của chị là

“Tìm được bố cho thằng Nhơn, ngoài ra chị chẳng có ý muốn gì khác”. Nhưng

qua bao trăn trở, dằn vặt hai người đàn bà đã quyết định nhường hạnh phúc cho nhau.Và cuối cùng là sự ra đi của mẹ con Liên. Nguyễn Quang Lập đã khéo léo đặt nhân vật của mình vào tình thế khó xử, để nhân vật tự vấn qua đó tính cách

nhân vật được bộc lộ. Nói như nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh: “Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra một tình huống nào đó. Từ tình huống, bật nổi một bản chất tính cách nhân vật, bộc lộ một tâm trạng”[Dẫn theo 65]. Trong Hạnh phúc mong manh hai người đàn bà cao thượng sẵn sàng hi sinh hạnh phúc

ra, muốn tìm được hạnh phúc người ta không chỉ cần biết giữ gìn mà còn đòi hỏi rất nhiều ở sự hi sinh.

Sở trường của Nguyễn Quang Lập là tạo ra những tình huống kịch tính để

đi vào khám phá chiều sâu tâm hồn con người. Cũng giống như Vọng trắng và Hạnh phúc mong manh, cốt truyện trong Đò ơi xoay quanh một tình huống kịch

tính. Đó là cái đêm mưa gió, trong giây phút là người đàn ông bình thường với nhu cầu dục vọng người lái đò đã gây ra “sự cố” để người phụ nữ tên Túc kia vô tình gánh chịu nỗi đau do ông tạo nên. Một người lính bỗng nhiên có con mà không phải là con của chồng, những năm tháng ấy thì cái tội lỗi của chị là to lớn

lắm, chị bị chồng đuổi ra khỏi nhà. Với người lái đò tội lỗi đó đã khiến “người anh hùng sông nước” trở thành một kẻ tội đồ. Một giờ gây tội ác đã gây cho ông một vết thương lòng, lương tâm bị ám ảnh cắn dứt đêm ngày. Hai tiếng “đồ chó”

rủa nguyền khiến ông sợ hãi nhưng cũng khiến ông bừng tỉnh nhận ra tội lỗi của

mình “ông cho đó là tội ác ghê tởm nhất mà tổng số những điều thiện ông có không sao bù đắp nổi”. Như vậy, có thể thấy tình huống chính trong câu chuyện

có khác gì một chiếc cọc chắc chắn để các tình tiết như những dây leo bám víu để vươn lên. Mỗi một truyện ngắn bao giờ cũng được xây dựng trên một tình huống và nhà văn khai thác vào tình huống ấy. Nhà văn Nguyên Ngọc nhấn

mạnh “Thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt… truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày”[1]. Nguyễn Quang Lập cũng đã nhằm trúng cái “huyệt” ấy, để từ đó nhà văn bộc lộ

những tư tưởng nghệ thuật sâu sắc: con người có những lúc lâm những cảnh éo le, cần được đồng loại thấu hiểu ngọn ngành để có một cách nhìn nhận xác đáng về phẩm chất đích thực của họ.

Chuyện sót lại ở thung lũng Chớp Ri lại là một khám phá mới về đời sống

nội tâm của nhân vật trẻ thơ. Thằng bé Chơn mới 9 tuổi đã phải trải qua một biến cố lớn: Một quả bom Mỹ giội trúng hầm, nhà em chín người chết tám chỉ còn

mình em sống sót “ nó ngơ ngác nhìn cha mẹ anh em…nằm ngổn ngang trên mặt đất. Không ai còn trọn vẹn, mặt ai cũng nhăn nhó, thâm tím hình như rất đau đớn…”. Nó được cô giáo thương chăm sóc nuôi dưỡng, cô chính là người mẹ thứ

hai của nó, người đã xoa dịu vết thương lòng trong tâm hồn trẻ thơ của nó. Và nếu cô là người cho thằng Chơn cuộc sống thì chú Dũng - người yêu cô đã cho nó niềm tin và hy vọng. Nhưng người đã đập tan niềm tin, ước mơ của nó chính là thầy Hoài – một người chốn nghĩa vụ quân sự, luôn tìm cách tán tỉnh mẹ Thương mà nó luôn khinh ghét, đỉnh điểm của mâu thuẫn chính là câu nói của

thầy Hoài “em không biết chú Dũng chết rồi à?” lời nói của thầy chẳng khác gì

một quả bom tàn nhẫn vô hình giội vào trái tim nó. Mất niềm tin, mất đi ước vọng đẹp đẽ nhất nó đã bỏ nhà ra đi. Sự ra đi của thằng Chơn là đỉnh điểm của sự tuyệt vọng, nó không chấp nhận sự đểu giả và bởi niềm tự hào của nó bị trắng trợn xúc phạm.

Nguyễn Quang Lập thường tạo ra những tình huống bao hàm những xung đột đời sống mang tính kịch cao, sự va chạm giữa các nhân vật trở nên gay gắt và bị dồn nén trong một không gian, thời gian đến nghẹt thở. Hiệu quả của kiểu cốt truyện này là ở khả năng tác động mạnh mẽ, để lại ấn tượng sâu đậm trong nhận thức và tình cảm của độc giả. Trong đó người đọc được sống với từng bước đường đời của nhân vật, những thăng trầm, những vui buồn, những hạnh phúc hay đau khổ, có cơ hội nghiền ngẫm về mọi biến thái, thử thách và lẽ sống ở đời. Đây là một xu hướng chủ đạo đáp ứng nhu cầu khám phá, nhận thức đời sống của thể loại truyện ngắn hiện nay.

2.1.2.2 Cốt truyện tâm lý đồng hiện quá khứ - hiện tại

Đây là kiểu cốt truyện mang dấu ấn sáng tạo rất riêng của Nguyễn Quang Lập. Có thể coi đó là một kĩ thuật dựng truyện của nhà văn. Với cách viết này,

Nguyễn Quang Lập bắt đầu tiếp cận được với tư duy tự sự hiện đại vì “nhìn ra thế giới, kĩ thuật đồng hiện như những dòng tâm trạng đứt nối, gập gãy, mơ hồ”[61, tr.401]. Đã được một số nhà văn sử dụng và đã có những tác phẩm đạt

tới đỉnh cao, tiêu biểu như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu, Trần Thùy Mai.... Đọc nhiều truyện ngắn của Nguyễn Quang Lập, có thể thấy trong ý thức nhân vật cùng một lúc xuất hiện nhiều tiếng nói, nhiều bức tranh thuộc về hai thế giới: quá khứ và hiện tại đồng hiện bên nhau. Với kiểu cốt

truyện này, tác giả thực sự tạo ra ấn tượng sâu sắc vì nhiều “vùng mở vô thức, tiềm thức được khai lộ trước mắt người đọc”[61, tr.401].

Một bộ phận truyện ngắn của Nguyễn Quang Lập triển khai cốt truyện theo nhiều mạch đan xen hiện thực và hồi ức, kết nối nhiều mảng đời thành một bức tranh liên hoàn. Nhân vật thường hướng về những ngày đã qua, về kỉ niệm của một thời xa xôi nào đó. Họ hướng về quá khứ không phải để tôn thờ quá khứ ấy không phải là quá khứ tuyệt đối chỉ có giá trị đối với thời đã qua. Quá khứ ấy qua hồi ức của nhân vật luôn có giá trị trực tiếp đối với thời hiện tại. Bởi thế luôn có một gạch nối giữa hai thế giới ấy để cùng đồng hiện trong dòng ý thức của con người.

Tiếp xúc với truyện ngắn Ngày xửa ngày xưa ấn tượng đầu tiên gây được

sự hứng thú cho người đọc có lẽ chính là sự xâm nhập lẫn nhau giữa quá khứ và hiện tại trong đời sống suy tưởng của ông Thiệt. Hiện tại của ông là một cuộc sống cô độc giữa rừng với đôi mắt mù lòa, ông phải chống chọi với cái chết.

Trong sự cô đơn ấy, quá khứ ùa về trong tâm trí ông, nó nguyên vẹn như mới

xảy ra hôm qua “Ông nhớ đời sống làng Mùi, nhớ phát điên lên được. Nhớ ông Sạc sứt môi hay ca vọng cổ, chị Tím tâm thần hay đứng nói một mình, thằng Hi hay ăn trộm gà hàng xóm, mụ Xanh chúa chửa hoang...và Lẹ, người đàn bà táo tợn, ngoa ngoắt có một không hai ở làng Mùi, khi nổi xung, Lẹ sẵn sàng “dí vật hi sinh” của mình vào mặt bất cứ ai. Thế mà ông đã yêu chị, yêu đến phát cuồng...”. Chính những hình ảnh trong quá khứ đó đã tạo cho ông sức mạnh trong hiện tại, nó thôi thúc ông “phải về đồng bằng...về với mọi người”, vào cái thời điểm tưởng như bế tắc đó ông đã nhận ra “ông là người thì phải sống với người, họa là thằng ngu mới cam chịu sống với súc vật” ông đã tìm lại cho mình

ý nghĩa của cuộc sống. Trong hành trình trở về cuộc sống, ông lại ngỡ ngàng

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Quang Lập nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)