7. Cấu trúc luận văn
3.3.1 Vài nét về giọng điệu nghệ thuật
Giọng điệu trần thuật là phương diện quan trọng trong nghệ thuật trần thuật tạo nên sự liên kết giữa các yếu tố hiện thực khác nhau làm cho tác phẩm có cùng một âm hưởng. Trong cuộc sống, giọng điệu là một yếu tố lời nói của mỗi cá nhân, nó phản ánh thái độ , tình cảm, tâm trạng ,nhận thức của con người trong một thời điểm nào đó. Giọng điệu trong nghệ thuật được M.Bakhtin gọi là
một hiện tượng “Siêu ngôn ngữ”, ông cho rằng giọng điệu bao giờ cũng thể hiện
thái độ, lập trường tư tưởng của chủ thể với sự vật hiện tượng được miêu tả. Bởi tác phẩm tự sự cũng là sản phẩm của lời nói, một dạng lời nói đặc biệt nên tất yếu giọng điệu có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó là sản phẩm của việc liên kết các yếu tố nội dung và mang dấu ấn của người sáng tạo.
Hoàng Ngọc Hiến từng nhận xét: “cảm hứng nào giọng điệu ấy”. Giọng
điệu trước hết bao giờ cũng gắn với cảm hứng chủ đạo của tác giả. Giọng điệu “
được hiểu như là lập trường, thái độ, tình cảm, đạo đức nhà văn đối với các hiện tượng được mô tả trong lời văn và khả năng huy động các biện pháp nghệ thuật làm nổi bật giọng điệu”[14]. Truyện ngắn hôm nay đã vượt ra khỏi giọng điệu
ngợi ca của truyện ngắn trước 1975 để trở thành đa giọng điệu. Tính chất đa giọng điệu ấy có lẽ xuất phát từ đời sống muôn mặt thời đổi mới cùng những cung bậc tình cảm khác nhau của mỗi người. Điều quan trọng nhất là mỗi nhà văn phải tự tìm cho mình một chất giọng riêng, độc đáo. Bởi giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ, một yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nhà văn.
Tuốcghênhep cho rằng: “cái quan trọng trong tài năng văn học...là tiếng nói của mình, cái quan trọng là tiếng nói của mình, cái quan trọng là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ người nào khác...muốn nói được như vậy và muốn có được cái giọng ấy thì phải có cái cổ
họng được cấu tạo một cách đặc biệt, giống như của loài chim vậy. Đó chính là đặc điểm phân biệt chủ yếu của một tài năng độc đáo”[39].
Nhà văn tài năng phải là người tạo ra được một hệ thống giọng điệu, một
môi trường giọng điệu. Viện sĩ Khrapchenko khẳng định: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thực hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của một thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh”[37]. Như vậy, đặc trưng nổi bật của giọng điệu là màu sắc cảm xúc trong
mối quan hệ mật thiết với các yếu tố nội dung cũng như hình thức.
Giọng điệu ở một mức độ nào đó phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng được miêu tả. Song về cơ bản, giọng điệu bộc lộ tình cảm chủ quan của nhà văn, thái độ và cách đánh giá của tác giả đối với con người và những hiện tượng được miêu tả. Từ giọng nói có thể nhận ra người nói, từ giọng điệu có thể xác định được tác giả. Giọng điệu vừa là “chìa khóa” để mở tác phẩm vừa là yếu tố xác định phong cách tác giả. Bởi vậy, muốn viết được những trang văn ám ảnh, nhà văn không chỉ dựa vào ngẫu hứng mà còn phải biết tổ chức một cách công phu để cái thế giới nghệ thuật ấy thể hiện một cách chính xác và thuyết phục nhất tư tưởng của nhà văn về đời sống. Trong quá trình ấy, việc lựa chọn giọng điệu cho tác phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi giọng điệu mang chứa thái độ của nhà văn về đời sống, thể hiện cái nhìn độc đáo của nhà văn khi khám phá hiện thực. Hơn nữa, giọng điệu chính là phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học.
Trong truyện ngắn Nguyễn Quang Lập sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau khiến cho cách trần thuật thêm đa dạng, độc đáo, sác thái thẩm mĩ thêm phong phú và tác động một cách đa chiều đến tư duy của người đọc.