Khái lược về nhân vật văn học

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Quang Lập nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 50 - 53)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1 Khái lược về nhân vật văn học

Nói đến nhân vật văn học là nói đến “con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học” [57]. Đó có thể là những nhân vật có

tên hoặc không có tên. Đó có thể là những con vật, những đồ vật mang nội dung, ý nghĩa con người.

Nhân vật văn học có thể là những con người được miêu tả “đầy đặn” cả về ngoại hình lẫn nội tâm, có tiểu sử…(như trong tác phẩm tự sự). Song nhân vật cũng có thể chỉ hiện ra qua những tiếng nói, giọng điệu, cảm xúc, nỗi niềm (như

trong tác phẩm trữ tình). Nhà văn xây dựng nhân vật để khái quát những quy luật của đời sống con người và thể hiện quan niệm của mình về con người. Nói cách

khác “nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [57]. Vì nó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái

quát hiện thực một cách hình tượng nên văn học không thể thiếu nhân vật. Bản chất văn học là một quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời. Do vậy, nhân vật còn là hình thức thể hiện những quan niệm của nhà văn về con

người và cuộc đời. Giáo sư Hà Minh Đức lưu ý: “Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực” [16].

Trong quá trình sáng tạo có khi ý tưởng, cốt truyện đến trước, cũng có khi nhân vật đến trước. Song, dù đến trước hay đến sau, ý tưởng và cốt truyện cũng

phải nhập vào nhân vật. Nhà văn Tô Hoài đã khẳng định: “Chỉ có nhân vật mới kiểm tra được cốt truyện, nhân vật mới có quyền phân phối ý chính, ý phụ” [66, tr.254]. Với vai trò là nơi tập trung mọi giá trị tư tưởng nghệ thuật, nhân vật trở

thành phương tiện dẫn dắt ta vào thế giới đời sống được thể hiện trong tác phẩm. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện tư tưởng về cuộc đời. Vì thế, nhân vật

được xem như “một quan niệm đặc thù về thế giới và về bản thân mình, như một lập trường của con người nhận thức và đánh giá bản thân mình và hiện thực xung quanh mình” [39, tr.283].

Như vậy, nhân vật không chỉ là hình thức đơn thuần mà còn bao hàm cả

nội dung, tư tưởng và quan niệm của nhà văn về con người, về thế giới: “Nhân vật văn học nào cũng biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một

quan điểm nhất định và qua các đặc điểm mà anh ta lựa chọn. Nhân vật văn học chính là mô hình về con người của tác giả” [Dẫn theo 71].

Đối với truyện ngắn, vai trò của nhân vật càng nổi rõ bởi “nhân vật là đơn vị cơ bản khi tìm hiểu truyện ngắn, truyện ngắn sống bằng nhân vật” [45]. Về

vấn đề này, Nguyễn Tuân cho rằng qua nhân vật nhà văn thể hiện suy nghĩ của

mình về cuộc sống “và cũng dựa vào nhân vật để biểu hiện tư tưởng của mình. Nhân vật là sứ giả truyền đi cái thế giới quan, nhân sinh quan của mình” [Dẫn

theo 71, tr43].

Nguyễn Minh Châu cũng khẳng định rằng, ở truyện ngắn điều cốt yếu là:

“Qua nhân vật mà người viết đàm luận với người đọc về vai trò và số phận con người”[6]. Qua nhân vật truyện ngắn có thể miêu tả, khắc họa sắc nét, đầy ấn

tượng chiều sâu tính cách, tâm hồn và số phận con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát những tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng.

Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hoặc một đoạn đời, một sự kiện hay một “khoảnh khắc” trong cuộc sống nhân vật nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Truyện ngắn nói chung không phải vì dung lượng “ngắn” mà vì cách nắm bắt cuộc sống của thể loại. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Chính vì vậy, truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Chỗ khác biệt quan trọng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn là: nếu nhân vật chính của tiểu thuyết thường là một thế giới thì nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của

thế giới. Truyện ngắn thường không nhằm tới việc khắc họa những tính cách điển hình có cá tính đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Mặt khác, truyện ngắn lại có thể mở rộng diện nắm bắt các kiểu loại nhân vật đa dạng của đời sống.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Quang Lập nhìn từ thi pháp thể loại (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)