Indovina.
Phát triển hoạt động NHBL là một quá trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau xuất phát từ phía ngân hàng và từ phía môi trƣờng bên ngoài. Với mỗi ngân hàng nó phụ thuộc vào khả năng và trình độ của các nguồn lực: Vốn, nhân lực, công nghệ, mạng lƣới hoạt động, kênh phân phối, chiến lƣợc kinh doanh, chính sách khách hàng... Những yếu tố đó phải sẵn sàng tham gia vào quá trình phát triển hoạt động NHBL ở điều kiện tốt nhất để đảm bảo quá trình phát triển thành công.
Trên cơ sở phân tích thực trạng và định hƣớng phát triển hoạt động NHBL tại IVB đến năm 2020, tác giả đƣa ra hệ thống giải pháp bao gồm:
3.4.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính.
Năng lực tài chính của ngân hàng thể hiện qua: Quy mô vốn tự có, hệ số an toàn vốn, khả năng sinh lời, khả năng kiểm soát rủi ro, khả năng kiểm soát và xử lý nợ xấu… Khi có năng lực tài chính tốt, ngân hàng sẽ có đủ khả năng đối phó với các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình đồng thời vẫn đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng, do đó tạo đƣợc niềm tin cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nói chung và hoạt động dịch vụ NHBL nói riêng.
Năng lực tài chính của IVB nhìn chung còn yếu so với các ngân hàng thƣơng mại khác tại Việt Nam. Theo lộ trình hiện đại hóa công nghệ đòi hỏi IVB phải đầu tƣ rất nhiều vào việc mua sắm thiết bị máy móc, phần cứng máy chủ, bản quyền phần mềm. Do vậy nếu ít vốn thì sẽ khó khăn cho việc đầu tƣ công nghệ hiện đại, mở rộng mạng lƣới kênh phân phối tạo lợi thế cạnh tranh trong phát triển hoạt động NHBL. IVB cần phải có lộ trình cụ thể trong việc tăng vốn tự có để cải thiện năng lực tài chính. Đồng thời, IVB cũng tăng cƣờng và quyết liệt trong công tác xử lý các khoản nợ xấu nhằm cải thiện các chỉ số hiệu quả theo thông lệ quốc tế, tăng cƣờng chất lƣợng tín dụng và cải thiện thu nhập từ hoạt động tín dụng của IVB. Năm 2012,
IVB đã đƣợc NHNN xếp vào nhóm ngân hàng có độ an toàn cao và đây chính là thế mạnh về nội lực để IVB phát huy trong thời gian tới. Để nâng cao năng lực tài chính, IVB nên tập trung vào một số giải pháp nhƣ:
Tăng vốn tự có của ngân hàng bằng lợi nhuận để lại và tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TNHH Indovina từ nguồn vốn góp của các đối tác trong liên doanh. Vốn điều lệ hiện tại của IVB là 165 triệu USD, dự kiến đến cuối năm vốn điều lệ sẽ tăng lên 200 triệu USD. Nếu so trong 4 ngân hàng liên doanh hiện nay thì vốn điều lệ của IVB cao hơn hẳn ngân hàng Vid Public và Việt –Thái, thấp hơn vốn của ngân hàng Việt Nga (168,5 triệu USD). Sau khi đƣợc duyệt kế hoạch tăng vốn thì vốn điều lệ của IVB sẽ cao nhất trong khối ngân hàng liên doanh. Trong 5 ngân hàng nƣớc ngoài hiện nay tại Việt Nam thì chỉ có ngân hàng Shinhan VietNam có mức vốn 7.547 tỷ VND là mức vốn cao nhất hiện nay trong số các ngân hàng nƣớc ngoài, còn lại cả 4 ngân hàng: HSBC, Standard Chartered, ANZ, Hong Leong đều chỉ có mức vốn điều lệ 3.000 tỷ VND. Nhƣ vậy trong 9 ngân hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hiện nay tại Việt nam thì IVB có mức vốn điều lệ xếp ở vị trí thứ 3. Theo kế hoạch thì đến cuối năm 2015 vốn điều lệ của IVB sẽ tăng lên 250 triệu USD (trên 5.000 tỷ đồng) và sẽ tiếp tục đƣợc bổ sung hàng năm. Tính đến 31/12/2012 tổng tài sản có của IVB đã lên tới 1.110 triệu USD.
Nâng cao khả năng sinh lời: Năng lực tài chính không chỉ thể hiện ở quy mô vốn tự có, tỷ lệ an toàn vốn mà còn phần nào thể hiện khả năng sinh lời thông qua việc IVB cần tập trung tăng doanh thu, giảm chi phí.
Tăng doanh thu: Tăng trƣởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lƣợng tín dụng là biện pháp hữu hiệu để tăng doanh thu trong điều kiện thu từ hoạt động tín dụng còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của các ngân hàng thƣơng mại nói chung và IVB nói riêng. Trong cơ cấu tăng trƣởng tín dụng, cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa tăng trƣởng tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình vì nhƣ vậy sẽ giúp IVB phân tán đƣợc rủi ro trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp cụ thể và đồng bộ để tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định, kiểm tra sau cho vay nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu.
Chủ động, tích cực trong công tác xử lý nợ tồn đọng nhằm cải thiện chất lƣợng tài sản có, tích cực quan tâm hơn nữa đến công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro để tăng thu nhập. Có thể xử lý nợ tồn đọng bằng các biện pháp: Thanh lý tài sản đối với những món nợ có tài sản đảm bảo; bán nợ cho công ty mua bán nợ, xóa nợ bằng nguồn từ quỹ dự phòng rủi ro; chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp để kinh doanh; giãn nợ… Ngoài ra để tăng doanh thu, IVB cần phải thực hiện các biện pháp tích cực nhằm mở rộng thị trƣờng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng vì chính khách hàng là ngƣời mang lại doanh thu cho ngân hàng.
Giảm chi phí: Để gia tăng lợi nhuận, bên cạnh nỗ lực tăng doanh thu thì nỗ
lực giảm chi phí là một khâu quan trọng. Do đó cần phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ chi phí bằng cách xây dựng tiêu chí cụ thể cho việc ghi nhận những chi phí hợp lý phát sinh. Cần có phƣơng án phân bổ chi phí cụ thể cho từng nghiệp vụ, từng bộ phận để theo dõi đánh giá kết quả hoạt động, qua đó tìm biện pháp giảm thiểu chi phí hoặc loại bỏ những chi phí không mang lại giá trị gia tăng. IVB cần quan tâm đến việc tìm kiếm và gia tăng những nguồn vốn rẻ bằng cách phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, kết nối thanh toán với khách hàng, phát triển dịch vụ thu chi hộ, đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ, dịch vụ MobileBanking, dịch vụ trả lƣơng qua tài khoản... qua đó tăng số dƣ trên tài khoản thanh toán của khách hàng nhằm tận dụng nguồn vốn giá rẻ đó cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.