2.1.1. Giới thiệu về ngân hàng Indovina.
Tên đầy đủ: Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina Tên giao dịch quốc tế: Indovina Bank Ltd.
Tên viết tắt: IVB
Địa chỉ hội sở chính: Số 97A Nguyễn Văn Trỗi, Phƣờng 12, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 84-8-39421042 Fax: 84-8-39421043
Website : www.indovinabank.com.vn
Biểu trƣng (logo):
Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina (Indovina Bank Ltd. - IVB) là Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam đƣợc thành lập ngày 21 tháng 11 năm 1990 theo giấy phép ban đầu của Ủy ban Nhà nƣớc về Hợp tác và Đầu tƣ số 135/GP và sau đó đƣợc thay bằng giấy phép số 08/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 29 tháng 10 năm 1992.
Ngân hàng IVB với Hội Sở Chính tại TP.HCM cùng 9 chi nhánh, 23 phòng giao dịch và điểm giao dịch đặt tại Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dƣơng và Đồng Nai, đã và đang trở thành một trong những đầu mối tài chính đứng đầu của các công ty nƣớc ngoài đầu tƣ và kinh doanh tại Việt Nam. Ngân hàng IVB cũng tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam bằng việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng đa dạng với chất lƣợng tốt cho mọi đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc
2.1.2. Các cổ đông chính.
Các bên liên doanh của IVB hiện nay là Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Cathay United (Cathay United Bank – CUB) của Đài Loan. Đến cuối năm 2012, vốn điều lệ của IVB là 165 triệu USD, trong đó Vietinbank và Cathay United Bank mỗi bên góp 82,5 triệu USD.
Ngân hàng Cathay United (CUB), có trụ sở chính tại Đài Bắc, Đài Loan, là thành viên hoàn toàn trực thuộc tập đoàn Tài Chính Cathay, tập đoàn tài chính lớn nhất Đài Loan với tổng tài sản và tổng số vốn lần lƣợt là 187,10 tỷ USD và 8,60 tỷ USD (tính đến ngày 31/12/2012). CUB là một trong những ngân hàng tƣ nhân lớn nhất ở Đài Loan. Tính đến ngày 31/12/2012 tổng giá trị tài sản có của Ngân hàng Cathay United đạt 61,18 tỷ USD và tổng số vốn là 3,53 tỷ USD. CUB hiện có 163 chi nhánh nội địa, 11 văn phòng hải ngoại và 160 phòng giao dịch nằm trong các trung tâm chứng khoán chiếm thị phần lớn nhất tại Đài Loan. CUB có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thanh toán cho các công ty chứng khoán. Vào tháng 12/2012 CUB đƣợc các tổ chức đánh giá tín nhiệm trong nƣớc và quốc tế xếp hạng tín dụng ở mức khá cao nhƣ hạng “twAA+” bởi Taiwan Rating Corp., hạng “A-“ bởi Standard & Poor’s và hạng “A2” bởi Moody’s.
Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) đƣợc thành lập năm 1988, là một trong năm ngân hàng thƣơng mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam. Đến cuối năm 2012, Vietinbank có tổng vốn chủ sở hữu là 33.800 tỷ đồng, tổng tài sản 503.500 tỷ đồng, tổng dƣ nợ cho vay 333.400 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2012, Vietinbank có 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 sở giao dịch tại Hà Nội và một mạng lƣới rộng lớn với 147 chi nhánh, 900 phòng giao dịch, 46 quỹ tiết kiệm, 7 công ty trực thuộc, 3 chi nhánh nƣớc ngoài, 1 công ty liên doanh, 1 công ty liên kết, 3 đơn vị sự nghiệp và 2 văn phòng đại diện.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Indovina.
Trong khối ngân hàng liên doanh, ngân hàng Indovina có thể xếp vào hàng đầu trong quy mô và hiệu quả hoạt động. Để trở thành một trong những ngân hàng
có thƣơng hiệu uy tín trong lĩnh vực kinh doanh tài chính – tiền tệ, là ngân hàng liên doanh đầu tiên của Việt Nam, IVB đã tận dụng đƣợc lợi thế của mình về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của các ngân hàng trong nƣớc với các công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý của ngân hàng nƣớc ngoài. Đồng thời, việc thành lập ngân hàng cũng nhằm để thu hút và phục vụ cho nhóm khách hàng nƣớc ngoài sang đầu tƣ tại Việt Nam. Đây là thời điểm mà các ngân hàng 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa đƣợc phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam nên việc thành lập ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng trong nƣớc với ngân hàng nƣớc ngoài là một hƣớng đi mang tầm chiến lƣợc. Những lợi thế này đƣợc thể hiện rõ trong giai đoạn 2008 – 2012 IVB đã vƣợt qua những thách thức khó khăn và những bất ổn của nền kinh tế để khẳng định vai trò của ngân hàng thƣơng mại liên doanh hàng đầu góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế đất nƣớc và đảm bảo an sinh xã hội thông qua kết quả hoạt động kinh doanh sau:
Bảng 2.1: Tình hình kết quả kinh doanh của IVB giai đoạn 2008 – 2012. Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 1.Vốn điều lệ Tỷ đồng 1,188.39 2,242.63 3,122.30 3,436.62 3,436.62 2.Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 1,521.36 2,594.77 3,575.64 4,356.04 4,020.44 3.Tổng tài sản Tỷ đồng 9,387.73 11,378.85 20,887.75 24,142.58 23,125.99 4.Dƣ nợ cho vay Tỷ đồng 6,434.72 9,476.48 13,463.01 12,457.27 11,554.84 5.Huy động vốn Tỷ đồng 6,692.76 8,310.77 10,341.51 10,057.43 12,361.74 4. Lợi nhuận trƣớc thuế Tỷ đồng 264.87 233.53 325.25 562.62 336.70 5. Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 211.67 183.57 255.99 424.96 252.31 6. ROA % 2.25% 1.85% 1.23% 1.76% 1.09% 7. ROE % 13.91% 11.42% 7.16% 9.76% 6.28%
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trƣởng ROE và ROA qua 5 năm 2008-2012.
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên năm 2008 - 2012 của IVB
Vốn điều lệ của IVB luôn tăng trong giai đoạn 5 năm qua nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lƣới và tăng cƣờng khả năng an toàn vốn cho hoạt động của ngân hàng. Việc tăng vốn điều lệ đã kéo theo vốn chủ sở hữu của IVB cũng tăng. Trong năm 2012 vốn chủ sở hữu có giảm đi đôi chút, nguyên nhân do một phần lợi nhuận để lại đã đƣợc phân phối. Tổng tài sản của IVB tăng mạnh từ năm 2008 đến năm 2011, tuy nhiên tổng tài sản giảm 4,2% trong năm 2012. Nguyên nhân chính là trong năm 2012 nền kinh tế vẫn chƣa đƣợc phục hồi, ảnh hƣởng kéo dài của khủng hoảng kinh tế từ các năm trƣớc dẫn đến dƣ nợ cho vay của IVB đã giảm đi 7,5%. Do dƣ nợ cho vay giảm, nguồn thu từ các dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ đều giảm nên lợi nhuận trƣớc thuế của IVB giảm mạnh (40%) từ 562,62 tỷ VND trong năm 2011 xuống chỉ còn 336,7 tỷ VND trong năm 2012. Đây cũng là tình hình chung của các ngân hàng thƣơng mại khác trong năm 2012, có thể nói đây là một trong những năm khó khăn đối với các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Chính vì lợi nhuận giảm nghiêm trọng nên hệ số ROE và ROA trong năm 2012 đều giảm,
0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 20.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 7. ROE 6. ROA
trong đó ROE giảm từ 9,76% xuống còn 6,28%. Nhìn vào xu thế của đƣờng ROE trên biểu đồ ta thấy ROE có xu hƣớng đi xuống. Nếu so sánh 2 chỉ số ROE và ROA của 2 năm 2008 và 2012 ta thấy 2 chỉ số này đã giảm đi hơn một nửa.
2.3. Thực trạng hoạt động NHBL tại ngân hàng Indovina. 2.3.1. Phân tích hoạt động huy động vốn cá nhân. 2.3.1. Phân tích hoạt động huy động vốn cá nhân.
Về quy mô và tốc độ tăng trưởng
Huy động vốn từ khách hàng bán lẻ trong giai đoạn 2008 – 2012 đạt đƣợc những kết quả tăng tƣơng đối ổn định cả về quy mô, tốc độ tăng trƣởng và tỷ trọng. Nguồn vốn huy động năm 2010 tăng gấp đôi năm 2009 một phần do IVB đã phát hành thành công trái phiếu vay nợ vào ngày 5/7/2010 với tổng huy động lên tới 2.000 tỷ VND. Nguồn vốn huy động này lại tiếp tục tăng lên trong năm 2011 với tỷ lệ tăng trƣởng là 13,4%. Tuy nhiên, sang năm 2012 thì nguồn vốn huy động của IVB có giảm đi đôi chút so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do khoản huy động từ phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 năm đến hạn phải trả vào thời điểm 5/7/2012 nên khoản huy động này của IVB đã giảm đi 2.000 tỷ VND. Tuy nhiên, điều này cho thấy nguồn vốn huy động của IVB rất ổn định và luôn tăng trƣởng. Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động giai đoạn 2008-2012 liên tục tăng trƣởng do các kênh đầu tƣ khác nhƣ bất động sản, vàng, chứng khoán đều không thuận lợi, trong khi trần lãi suất huy động đƣợc đẩy lên.
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của IVB giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị tính: Tỷ VND
TT
Chỉ tiêu Kết quả các năm
2008 2009 2010 2011 2012 1. Nguồn vốn huy động 7.189,25 8.673,75 17.057,86 19.350,87 18.164,14 % tăng trƣởng 10% 20,6% 96,7% 13,4% -6,1% 2. Huy động vốn NHBL 2.232,9 2.499,7 2.620,5 3.163,3 3.840,6 % tăng trƣởng 12% 5% 21% 21%
2.1 Tiền gửi cá nhân 2.227,1 2.495,7 2.616,1 3.163,2 3.840,6
TT
Chỉ tiêu Kết quả các năm
2008 2009 2010 2011 2012
cá thể
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2008 – 2012 của IVB
Biểu đồ 2.2: Tăng trƣởng huy động vốn giai đoạn 2008 – 2012
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2008 – 2012 của IVB
Huy động vốn từ khách hàng bán lẻ trong giai đoạn 2008 – 2012 giữ mức ổn định, nhƣng quy mô, tốc độ tăng trƣởng và tỷ trọng không cao so với nguồn vốn huy động của ngân hàng. Kết quả này một phần do IVB thiếu các sản phẩm tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân, kinh tế cá thể. Các sản phẩm dịch vụ huy động vốn NHBL chƣa đƣợc nghiên cứu triển khai liên tục, không đa dạng, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng cá nhân. Quy mô huy động vốn dân cƣ liên tục tăng trƣởng: Năm 2008 đạt 2.232 tỷ, năm 2009 đạt 2,499 tỷ, năm 2010 đạt 2,620 tỷ, năm 2011 đạt 3,163 tỷ và năm 2012 đạt 3,840 tỷ đồng.
Về cơ cấu huy động vốn theo loại tiền và kỳ hạn
Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn
Đơn vị tính: Tỷ VND
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Cơ cấu theo loại tiền 7.189,25 8.673,75 17.057,86 19.350,87 18.164,14
VND 4,601.11 5,248.46 10,280.49 11,578.66 12,412.43 - 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 2008 2009 2010 2011 2012
Vàng, ngoại tệ 2,588.14 3,425.29 6,777.37 7,772.21 5,751.71
Cơ cấu theo kỳ hạn 7.189,25 8.673,75 17.057,86 19.350,87 18.164,14
Không kỳ hạn 2,228.99 3,026.01 4,294.48 4,325.81 4,162.13
Có kỳ hạn 4,960.26 5,647.74 12,763.38 15,025.06 14,002.01
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2008 – 2012 của IVB
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của IVB giai đoạn 2008 – 2012
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2008 – 2012 của IVB
Xét cơ cấu huy động theo loại tiền của ngân hàng IVB giai đoạn 2008 – 2012, huy động VND có ƣu thế hơn so với huy động bằng vàng và ngoại tệ, huy động vàng, ngoại tệ chiếm khoảng 38%.
Tuy nhiên, tỷ trọng huy động vàng, ngoại tệ trong nguồn vốn huy động tại ngân hàng ở mức cao so với các ngân hàng tại Việt Nam. Điều này là do IVB là ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam nên chiếm đƣợc ƣu thế trong huy động vốn bằng ngoại tệ đối với khách hàng.
Sự chuyển dịch huy động vốn từ ngoại tệ sang VND tại IVB nằm trong xu thế chung của các ngân hàng tại Việt Nam do lãi suất VND tƣơng đối hấp dẫn. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi ngoại tệ không có sự biến đổi nhiều.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của IVB giai đoạn 2008 – 2012
- 2,000.00 4,000.00 6,000.00 8,000.00 10,000.00 12,000.00 14,000.00 16,000.00 18,000.00 20,000.00 2008 2009 2010 2011 2012 4,601.11 5,248.46 10,280.49 11,578.66 12,412.43 2,588.14 3,425.29 6,777.37 7,772.21 5,751.71 VNĐ Vàng, ngoại tệ
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2008 – 2012 của IVB
Chiếm tỷ trọng chủ yếu là huy động vốn có kỳ hạn (chiếm khoảng 70% huy động vốn tại ngân hàng) và luôn tăng về giá trị tuyệt đối qua các năm. Trƣớc tình hình lạm phát tăng cao, lãi suất liên tục tăng, dẫn đến ngƣời gửi tiền luôn kỳ vọng lãi suất tăng, điều này có tác động làm tăng nhẹ số lƣợng tiền gửi ngắn hạn.
2.3.2. Phân tích hoạt động tín dụng bán lẻ.
Tình hình tăng trưởng tín dụng bán lẻ:
Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng và mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thƣơng mại nên luôn đƣợc quan tâm, thu lãi ròng đóng vai trò quan trọng trong tổng doanh thu của ngân hàng. Giai đoạn 2008 -2010, hoạt động tín dụng của IVB đạt kết quả cao, dƣ nợ cho vay luôn tăng trƣởng mạnh do nền kinh tế Việt Nam duy trì mức tăng trƣởng ổn định. Tại IVB, tổng dƣ nợ cho vay có sự tăng lên đáng kể do ngân hàng tập trung cho vay đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tƣợng khách hàng là công ty TNHH tƣ nhân, công ty TNHH nhà nƣớc, công ty cổ phần nhà nƣớc, doanh nghiệp nhà nƣớc trung ƣơng và đặc biệt là các khách hàng cá nhân có cƣ trú. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng tín dụng bị chững lại vào năm 2011, 2012 do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát trong nƣớc tăng cao dẫn đến chi phí đầu vào hoạt động sản xuất kinh
- 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 2008 2009 2010 2011 2012 2,228.99 3,026.01 4,294.48 4,325.81 4,162.13 4,960.26 5,647.74 12,763.38 15,025.06 14,002.01 Không kỳ hạn Có kỳ hạn
doanh tăng, một số doanh nghiệp đã thu hẹp sản xuất, các khách hàng cá nhân có tâm lý cẩn trọng hơn trƣớc các nhu cầu đầu tƣ nhất là trƣớc tình hình lãi suất vẫn cao nên nhu cầu vay vốn giảm. Ngoài ra, nguyên nhân chính dẫn đến IVB có tăng trƣởng tín dụng âm trong 2 năm 2011 và 2012 còn là do IVB đã rất thận trọng trong việc xét duyệt các khoản vay mới, đồng thời giảm bớt dƣ nợ vay đối với những doanh nghiệp thế chấp, cầm cố hàng hóa, nguyên vật liệu vì cho vay những trƣờng hợp này rất dễ xảy ra rủi ro mất vốn. Một nguyên nhân khác nữa, đó là trong giai đoạn này một số ngân hàng thƣơng mại quốc doanh có đƣợc nguồn vốn rẻ hơn IVB nên đã đƣa ra những gói lãi suất cho vay ƣu đãi thu hút đƣợc khách hàng của một số ngân hàng thƣơng mại khác và cả khách hàng của IVB.
Bảng 2.4: Dƣ nợ tín dụng giai đoạn 2008-2012 Đơn vị tính: Tỷ VND Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dƣ nợ cho vay 6,434.72 9,476.48 13,469.42 12,457.27 11,554.84 % tăng trƣởng 47% 42% -8% -7% Dƣ nợ NHBL 485.78 537.32 966.05 488.31 580.39 % tăng trƣởng 11% 80% -49% 19%
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2008 – 2012 của IVB
Biểu đồ 2.5: Tình hình dƣ nợ của IVB giai đoạn 2008-2012
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2008 – 2012 của IVB
Đối với dƣ nợ NHBL tại IVB chiếm tỷ trọng quá thấp so với tổng dƣ nợ cho vay (khoảng 7%). Điều này, phản ảnh IVB chƣa trú trọng phát triển sản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân, vay tiêu dùng, trong khi tiềm năng thị trƣờng này rất lớn. Năm 2010, tín dụng bán lẻ của IVB tăng mạnh tập trung chủ yếu cho các
- 5,000.00 10,000.00 15,000.00
2008 2009 2010 2011 2012
khách hàng cá nhân có cƣ trú và cá nhân trong khu chế xuất. Mặc dù dƣ nợ NHBL năm 2010 tăng gần gấp đôi so với năm 2009, đạt 966 tỷ đồng, nhƣng tỷ lệ tăng trƣởng cũng nhƣ dƣ nợ NHBL tại IVB lại nhanh chóng giảm xuống qua các năm 2011 và 2012.
Cơ cấu dư nợ NHBL theo kỳ hạn
Cơ cấu dƣ nợ tại IVB theo kỳ hạn, chủ yếu tập trung vào dƣ nợ ngắn hạn (chiếm khoảng 50%). Xu thế dƣ nợ dài hạn tăng mạnh hàng năm, năm 2008 mức dƣ nợ cho vay dài hạn là 2.083 tỷ, đến năm 2012 đạt 5.482 tỷ, tăng gấp 2,5 lần và có sự