UBND tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 109)

UBND tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành tổ chức thực hiện tốt, nghiêm túc, đúng các quy định của Quy chế quản lý CCN và quy định của pháp luật liên quan; tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước liên quan đến quy hoạch đầu tư xây dựng và hoạt động của các CCN trên địa bàn.

Đẩy mạnh cơ chế phân cấp và ủy quyền trong quản lý theo hướng giao cho các cơ quan quản lý hạ tầng các chức năng và nhiệm vụ giống như BQL các KCN hiện đã và đang thực hiện trên tất cả các lĩnh vực trong mối quan hệ với DN đầu tư sản xuất kinh doanh vào CCN.

Xây dựng, ban hành các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư kinh doanh

hạ tầng CCN trên địa bàn và tích cực thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư; chỉ đạo sắp xếp, bố trí các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp vào CCN; không khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà máy bên ngoài CCN; đồng thời kiên quyết không thu hồi thêm diện tích đất cho các dự án đầu tư ngoài KCN, CCN. Để thu hút được các nhà đầu tư trong ngắn hạn, tỉnh có kế hoạch bố trí nguồn ngân sách trung và dài hạn để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào CCN.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, minh bạch các thông tin liên quan

đến đầu tư và hướng dẫn trình tự thủ tục lập dự án. Nghiên cứu chính sách giãn dài thời gian thu hồi chi phí cơ sở hạ tầng đối với các doanh nghiệp. Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có thị trường ổn định, đặc biệt là hàng xuất khẩu; các ngành công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, sử dụng nhiều nguyên liệu tại chỗ, thu hút nhiều lao động; các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại hoặc công nghệ tiên tiến.

Xây dựng mối liên hệ giữa các CCN với KCN và KKT trên địa bàn tỉnh; với

các CCN, KCN và KKT tạo thành “chuỗi giá trị” theo hình thức các CCN là vệ tinh cung cấp nguyên liệu đầu vào đã qua sơ chế biến, thực hiện gia công phục vụ sản xuất và hoàn thiện sản phẩm chính tại các KCN và KKT trong tỉnh và trong vùng.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định năng lực các nhà đầu tư kinh doanh

hạ tầng và các doanh nghiệp xin thuê đất trong CCN. Thẩm định năng lực các nhà đầu tư sẽ giúp cho các dự án triển khai đồng bộ, đúng kế hoạch và không tác động tiêu cực đến an ninh xã hội của địa phương.

Hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến công nghệ trong CCN: Các cơ sở sản xuất trong các khu, CCN có nhu cầu phát triển, ứng dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, du nhập ngành nghề mới từ các địa phương khác, đề nghị UBND tỉnh xem xét từng DA cụ thể để hỗ trợ một phần kinh phí và hình thức hỗ trợ (có hoặc không có thu hồi). Nguồn kinh phí này được lấy từ nguồn quỹ khuyến công, Quỹ phát triển khoa học công nghệ, phát triển làng nghề…

Hỗ trợ đào tạo nghề: UBND tỉnh cần chỉ đạo các Sở, ngành xây dựng danh

mục nghề đào tạo, kế hoạch dạy nghề trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động trên địa bàn tỉnh; Thông qua các Trung tâm đào tạo nghề, bố trí kinh phí thích hợp hỗ trợ đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, công nhân có tay nghề cao theo đúng ngành nghề có nhu cầu, bổ sung cho các CCN.

Qui hoạch và xây dựng các CCN cần phải dành qũy đất hợp lý để trồng cây

xanh và các công trình dịch vụ của CCN: nhà ở cho công nhân, căng tin, nhà trẻ,…. Các hạng mục công trình phải xây dựng chất lượng và đồng bộ trước khi khi kết nối với hạ tầng chung của địa phương để không ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài CCN khi đi vào hoạt động.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá thực trạng phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua (từ năm 2010 đến năm 2015), dựa vào quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển các CCN trên địa bàn Tỉnh. Tác giả nghiên cứu đề xuất bốn nhóm giải pháp và mộ số kiến nghị đối với trung ương và UBND tỉnh Khánh Hòa nhằm quản lý hiệu quả hơn các dự án đầu tư và sự hoạt động của các CCN, có những phương hướng nhằm phát triển các CCN trên địa bàn Tỉnh theo hướng bền vững về tất cả các mặt trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là bước cụ thể hóa Quy hoạch phát triển công nghiệp Khánh Hòa đến năm 2020. Thông qua việc định hướng phát triển các CCN làm cơ sở cho triển khai công tác lập quy hoạch chi tiết; tạo điều kiện phân bố hợp lý các nguồn lực kinh tế, tập trung đầu tư có trọng điểm hạ tầng kỹ thuật cho phát triển ngành công nghiệp theo hướng CNH-HĐH. Bên cạnh việc tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo, phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế- xã hội.

Với đề tài nghiên cứu "Phát triển bền vững các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa" đã đi sâu nghiên cứu giải quyết được những vấn đề sau:

- Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về CCN, phát triển bền vững các CCN; những nhân tố tác động đến tính bền vững của các CCN.

- Luận văn đã phân tích thực trạng phát triển các CCN ở Khánh Hòa dựa trên cơ sở kết hợp các số liệu giữa kinh tế - xã hội - môi trường và thể chế của Tỉnh trong những năm gần đây (giai đoạn 2010 - 2015) bằng phương pháp tổng hợp báo cáo của ngành Công Thương Khánh Hòa và các ban ngành liên quan cũng như khảo sát ý kiến của các cấp quản lý và các doanh nghiệp trong 02 CCN Diên Phú và Đắc Lộc.

- Từ đó phân tích ra những mặt đạt được và những bất cập, nguyên nhân của những tồn tại của việc phát triển các CCN của Tỉnh là chưa đồng bộ. Trên cơ sở đó, tác giả nhận thấy các CCN của Tỉnh đang hướng đến phát triển một cách bền vững.

- Luận văn đã phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các CCN trong tỉnh Khánh Hòa trong quá trình phát triển. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 04 nhóm giải pháp và một số kiến nghị nhằm phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo hướng bền vững trong thời gian tới; theo quan điểm của tác giả các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi. Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu thống kê và khả năng có hạn, nên các giải pháp đưa ra trong luận văn chỉ mang tính gợi mở, cần được đầu tư nghiên cứu sâu hơn để phát triển thành các công trình nghiên cứu độc lập sau này.

Mặc dù tác giả đã cố gắng tập trung nghiên cứu, song do năng lực và thời gian có hạn nên không thể tránh được những sai sót. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện và phát triển hơn nữa nghiên cứu của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hải Bắc, (2010), “Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Phan Mạnh Cường (2015), “Phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

3. Võ Mai Hưng (2011), “Phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh Bình Định”. Luận văn thạc sỹ, Đại hoc Đà Nẵng.

4. Lê Thế Giới (2009), Lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam . số (30.2009) tạp chí khoa học và công nghệ, Đaị học Đà Nẵng.

5. Nguyễn Trọng Hoài, (2013), Sách chuyên khảo các chủ đề phát triển chọn lọc khung phân tích và bằng chứng thực nghiệm cho Việt Nam. NXB Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

6. Trần Ngọc Quyên (2011), Phát triển CCN nhằm thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô tại một số quốc gia trong khu vực và bài học cho Việt Nam. Nghiên cứu kinh tế số (393.2011).

7. Võ Thy Trang, (2003), “Nghiên cứu đánh giá sự phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Tạp chí khoa học & công nghệ số (65.03).

8. Nguyễn Ngọc Tuấn (2010), “Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng”. Luận văn thạc sỹ, Đại hoc Đà Nẵng.

9. Thông tư số 39/2009/TT-BCT (2009) của Bộ Công Thương quy định một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp. Hà Nội.

10. Tài liệu phục vụ hội thảo đánh giá 5 năm thực hiện Quyết định 105/2009/QĐ- TTg ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp của Bộ Công Thương năm 2015.

11. Luật Đầu tư (sửa đổi) năm 2014, trong đó quy định Nhà nước hỗ trợ đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH (trong đó có kết cấu hạ tầng CCN).

12. Nghị quyết số 34/NQ-HĐND (2015) của HĐND tỉnh Khánh Hòa về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2020.

13. Báo cáo số 106/BC-UBND ngày 19/7/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa về tình hình thực hiện chỉ thị 07/CT-TTg ngày 2/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

14. Báo cáo đánh giá trình độ công nghệ một số ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa năm 2016.

15. Báo cáo “Điều chỉnh qui hoạch phát triển công nghiệp Khánh Hòa đến năm 2015, có tính đến năm 2020” của Sở Công Nghiệp Khánh Hòa năm 2006.

16. Báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa (2011 đến 2015).

17. Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg (2009) về Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Thủ tướng chính phủ.

18. Quyết định số 2343/QĐ-UBND (2015) của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Khánh Hòa. Khánh Hòa.

19. Cục thống kê Khánh Hòa (2011,2016).Niên giám thống kê Khánh Hòa. Nhà xuất bản Thanh Niên.

20. Website của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, Bộ Công Thương, cổng thông tin UBND tỉnh Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa, cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Vĩnh Phúc, báo điện tử tỉnh Bình Định....

PHỤ LỤC 1

PHIẾU PHỎNG VẤN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Kính thưa quí vị, hiện chúng tôi đang làm đề tài “Phát triển bền vững các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”. Vì vậy, chúng tôi xây dựng bản câu hỏi dưới đây để tham vấn ý kiến của các doanh nghiệp đang sản xuất trong các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Ý kiến của Quí doanh nghiệp là công cụ tham chiếu quan trọng để góp phần nghiên cứu, đánh giá sự phát triển các Cụm công nghiệp trong luận văn. Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin của Quí vị chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu. Xin chân thành cám ơn.

Họ và tên người trả lời: ………

Chức vụ: ………...

I. Một số thông tin về doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp:………...… 2. Hiện đang sản xuất trong CCN: ……….…... 3. Ngành sản xuất kinh doanh chính: ………...………… 4. Tổng số lượng nhân viên……, bao nhiêu nhân viên là người địa phương :…. 5. Thu nhập bình quân người lao động năm 2015 của doanh nghiệp:………… 6. Doanh thu của doanh nghiệp trong năm qua:………

7. Lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm qua:……… 8. Doanh nghiệp có ý định mở rộng sản xuất kinh doanh không?

a. Có  b. Không 

9. Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động:

a. Lao động phổ thông  Số lượng: ………, trong đó nữ:…… b. Lao động có tay nghề  Số lượng: ……., trong đó nữ:……. c. Kỹ sư  Số lượng: ……, trong đó nữ:……… 10. Dự báo nhân lực cần tuyển trong tương lai

a. Lao động phổ thông  Số lượng: ………, trong đó nữ:…… b. Lao động có tay nghề  Số lượng: ……., trong đó nữ:……… c. Kỹ sư  Số lượng: ……, trong đó nữ:………

II. Một số tiêu chí đánh giá Cụm công nghiệp (CCN)

1. Doanh nghiệp đánh giá như thế nào về vị trí đặt CCN?

a. Hợp lý  b. Chưa hợp lý

2. Tình hình tuyển dụng và thực trạng lao động tại CCN? a. Khó tuyển dụng lao động phổ thông 

b. Khó tuyển dụng lao động có tay nghề 

c. Khó tuyển dụng quản lý cấp trung 

d. Năng suất lao động thấp 

đ. Thiếu kỹ năng làm việc cơ bản 

e. Chuyên môn không đáp ứng được công việc 

h. Thiếu khả năng làm việc nhóm 

3. Doanh nghiệp có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn theo qui định không? a. Có  b. Không  4. Doanh nghiệp hài lòng với hệ thống xử lý nước thải tại CCN? a. Hoàn toàn không đồng ý 

b. Không đồng ý 

c. Không có ý kiến 

d. Đồng ý 

e. Hoàn toàn đồng ý 

5. Doanh nghiệp có hài lòng với cơ sở hạ tầng của CCN? (bao gồm đường sá, bưu chính viễn thông, điện, nước, hệ thống nước thải, thông tin liên lạc ở địa phương có CCN…)

a. Hoàn toàn không đồng ý 

b. Không đồng ý 

c. Không có ý kiến 

d. Đồng ý 

e. Hoàn toàn đồng ý 

6. Doanh nghiệp vui lòng góp ý kiến để hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại CCN ………

………

………

7. Doanh nghiệp hài lòng với các chính sách ưu đãi và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thuê đất trong CCN?

a. Hoàn toàn không đồng ý 

b. Không đồng ý 

c. Không ý kiến 

d. Đồng ý 

e. Hoàn toàn đồng ý 

8. Doanh nghiệp hài lòng với các chính sách ưu đãi và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hoạt động sản xuất trong CCN? a. Hoàn toàn không đồng ý 

b. Không đồng ý 

c. Không ý kiến 

d. Đồng ý 

e. Hoàn toàn đồng ý 

9. Doanh nghiệp vui lòng góp ý kiến thêm về các chính sách ưu đãi và phương thức quản lý tại CCN để tạo điều thuận tiện trong việc sản xuất kinh doanh. ………...

………

………

………

Doanh nghiệp có mua nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp khác trong cùng CCN? a. Có 

b. Chưa 

c. Không có DN cung cấp 

10. Doanh nghiệp cần cung cấp các dịch vụ nào về sinh hoạt hàng ngày cho người lao động: a. Căn tin tổ chức ăn uống 

b. Căn hộ cho công nhân tạm trú 

c. Đào tạo nâng cao tay nghề 

d. Khác: ………

11. Doanh nghiệp nhận xét như thế nào về các chi phí mà doanh nghiệp phải nộp khi hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp? - Chi phí duy tu bảo dưỡng CCN? a. Hợp lý  b. Chi phí cao

- Chi phí cơ sở hạ tầng của CCN? a. Hợp lý  b. Chi phí cao

- Chi phí quản lý của CCN? a. Hợp lý  b. Chi phí cao

12. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện tại: a. Trong nước  b. Nước ngoài  13. Để cụm công nghiệp hiện nay phát triển bền vững, theo ông/bà nhà nước nên làm gì? ………. ……… ……… ……… ………

Lưu ý: một câu hỏi, doanh nghiệp có thể chọn nhiều câu trả lời bằng cách đánh dấu X vào ô --- Chân thành cám ơn sự hợp tác của Quí doanh nghiệp! ---

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)