Kinh nghiệm phát triển CCN tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 49 - 50)

Theo báo cáo của Sở Công thương Bình Định, tính đến tháng 12/2015, Bình Định có 40/63 CCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích là 1.319,1 ha. Trong đó, có 10/40 CCN, với tổng diện tích 180,1 ha, đã đầu tư cơ bản hạ tầng (đường nội bộ, hệ thống điện, cấp nước) và bố trí doanh nghiệp (DN) lấp đầy diện tích quy hoạch. Nhìn chung các cơ sở sản xuất trong CCN đều có quy mô nhỏ, gặp rất nhiều khó khăn, nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm và vốn hoạt động.

Có thể nhận thấy tình hình phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Bình Định được đầu tư nhiều nhưng hiệu quả chẳng bao nhiêu: CCN Tà Súc (huyện Vĩnh Thạnh) có diện tích gần 40 ha; được chia làm 2 giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng (bắt đầu thi công từ 2006). Đến nay, tuy giai đoạn 1 của CCN Tà Súc đã hoàn thành nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, nước sinh hoạt, đường giao thông nội bộ)… còn sơ sài, chưa đáp ứng tốt các điều kiện để thu hút đầu tư; hoạt động sản xuất của các DN có quy mô nhỏ, sản phẩm tạo ra chưa có tính cạnh tranh cao. Hiện CCN Tà Súc chỉ mới thu hút được 7 doanh nghiệp vào hoạt động với tổng vốn đăng ký 57 tỉ đồng.

Tương tự, CCN Canh Vinh (huyện Vân Canh); Gò Bùi, Cây Duối (huyện An Lão), hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ nên sức thu hút đầu tư vẫn

còn thấp. Các CCN Gò Đá Trắng (thị xã An Nhơn); Nhơn Bình, Quang Trung (TP Quy Nhơn) nằm trong khu dân cư hoặc tiếp giáp các khu dân cư đô thị, đã gây nhiều tác động xấu về môi trường, giao thông. Còn CCN Cát Nhơn (huyện Phù Cát) thì hệ thống đường giao thông không đảm bảo, nên cũng rơi vào cảnh đìu hiu…

Tình hình phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Bình Định phát triển chưa hiệu quả là do những bất cập trong quy hoạch và xây dựng các CCN gây ảnh hưởng đến hoạt động thu hút đầu tư; Chất lượng quy hoạch chưa tốt, phát triển quá nhanh về số lượng, việc đầu tư phát triển còn dàn trải, cơ cấu đầu tư còn bất hợp lý; giá cho thuê đất gắn với kết cấu hạ tầng, phí duy tu bảo dưỡng hạ tầng còn cao, gây bất lợi cho nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, nên họ đã chọn phương án đầu tư bên ngoài CCN (theo báo điện tử tỉnh Bình Định).

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 49 - 50)