Thực trạng PTBV về môi trường của CCN

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 78 - 81)

Về công tác báo cáo kiểm soát ô nhiễm định kỳ hàng quý theo quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay đối với các CCN trên địa bàn tỉnh chỉ có 02 CCN Diên Phú và Đắc Lộc thực hiện. Mặc dù Khánh Hòa có 03 CCN đi vào hoạt động nhưng chỉ có CCN Diên Phú có trạm sử lý nước thải tập trung; CCN chăn nuôi Khatoco mới đi vào hoạt động năm 2015 nên chưa thực hiện giám sát môi trường và xây dựng trạm sử lý nước thải. Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (đơn vị quản lý 02 CCN Diên Phú và Đắc Lộc) và thực tế tác giả khảo sát để thực hiện luận văn, thực trạng về môi trường của các CCN như sau:

2.3.3.1. CCN Diên Phú

Đến thời điểm khảo sát đã có 24/29 doanh nghiệp hoàn tất việc đấu nối nước thải vào Trạm xử lý nước thải tập trung CCN.

Trong năm 2015, tổng lượng nước xử lý là 63.760m3, trung bình mỗi tháng trạm xử lý khoảng 5.796,4 m3 nước thải, tương đương 193 m3 nước thải/ngày.đêm ; đạt gần 64% công suất so với dự kiến ban đầu là 300m3/ngày.đêm.

Hình 2.5: Sơ đồ vị trí CCN Diên Phú

Nước thải sau xử lý được kiểm nghiệm tại Trung tâm Quan trắc môi trường Khánh Hòa với các thông số pH, COD, BOD5, TSS, Tổng P, Tổng N, … đều đạt quy chuẩn theo QCVN 40:2011/BTNMT.

Bên cạnh đó, nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và tuân thủ theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Xây dựng hệ thống quan trắc nước thải tự động CCN Diên Phú gồm các thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sau xử lý như pH, COD, TSS, Amoni, độ màu, lưu lượng (theo Quyết định số 2975/QĐ-UBND ngày 21/10/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa); giao cho Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến Thương mại là chủ đầu tư với tổng mức đầu tư là 1.441 triệu đồng.

Ngoài ra, Trung tâm mở lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trạm XLNT CCN Diên Phú để củng cố kiến thức và kỹ năng quản lý, vận hành phục vụ tốt công tác xử lý nước thải tại Trạm.

Về xử lý chất thải rắn: hầu hết các doanh nghiệp đã ký hợp đồng dịch vụ thu gom rác thải với Ban quản lý Công trình công cộng & Môi trường Đô thị Diên Khánh.

2.3.3.2. Cụm công nghiệp Đắc Lộc

Trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp đầu tư trong CCN Đắc Lộc khi lập dự án đầu tư và triển khai sản xuất bắt buộc phải tự đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A (tiêu chuẩn nước thải TCVN 5945 - 2005) theo quy định trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

Về xử lý bụi: Các doanh nghiệp sản xuất bê tông tại CCN Đắc Lộc đã trao đổi và đưa ra giải pháp xử lý bụi phát sinh

Hình 2.6: Sơ đồ vị trí CCN Đắc Lộc

Nguồn: BQL-CCN

trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở sản xuất nói riêng và của CCN nói chung.

2.3.3.3. Thực trạng về vấn đề ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là hình thức ô nhiễm khó kiểm soát nhất. Để quan trắc được mức độ ô nhiễm không khí đòi hỏi phải có trang thiết bị hiện đại với chi phí đầu tư cao. Tại các CCN của Khánh Hòa hiện nay đang tồn tại tình trạng ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh và các doanh nghiệp khác. Hệ thống lọc khí, bụi và hạn chế tiếng ồn từ các nhà máy trong các CCN còn khá hạn chế và ở mức sơ sài, hình thức và mang tính đối phó như Công ty Thuốc lá Nguyên liệu Khatoco - CN Tổng Công ty Khánh Việt có đầu tư hệ thống khử mùi nhưng đến nay không thể sử lý được mùi từ việc tách cọng thuốc lá đã ảnh hưởng rất lớn đến người dân xung quanh và Công ty CP TM DV XD Minh, Công ty CP Bê tông ly tâm Điện lực Khánh Hòa…. đã không thể sử lý được bụi trong quá trình sản xuất bê tông (báo cáo GSMT 2015 của Ban quản lý các CCN).

Qua việc phân tích về thực trạng môi trường nói trên, có thể thấy chất lượng môi trường tại các CCN hiện nay đang làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường xung quanh từ việc chưa có đủ trạm sử lý nước thải tập trung nên đã gây nên ô nhiễm môi trường nước thải, ô nhiễm môi trường không khí, ... ở mức cao. Với tình trạng môi trường như vậy, không chỉ ảnh hưởng đến các DN đang hoạt động trong CCN mà còn ảnh hưởng ñến cuộc sống của hàng ngàn người bên ngoài CCN, tác động tiêu cực đến sự phát triển theo hướng bền vững của các CCN.

Đánh giá về chung về tình hình ô nhiễm môi trường của 02 CCN, ông Nguyễn Đức Anh – phụ trách quản lý 02 CCN Diên Phú và Đắc Lộc cho biết: trong thời gian vừa qua công tác quản lý môi trường của 02 CCN được tuân thủ đúng qui định của Pháp luật;trạm sử lý nước thải của CCN Diên Phú đã đi vào hoạt động từ năm 2012, đến nay 100% doanh nghiệp trong Cụm đã đấu nối với hệ thống nước thải của CCN và các chỉ số được giám sát định kỳ đều trong giới hạn an toàn. CCN Đắc Lộc mặc dù trong quá trình xây dựng trạm sử lý nước thải (dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2017), nhưng trước đó từ khi các doanh nghiệp đi vào sản xuất trong Cụm đều được yêu cầu tự đầu tư hệ thống nước thải đạt qui chuẩn xả thải trước khi xả ra môi trường và các doanh nghiệp này đều thực hiện báo cáo giám sat môi trường định kỳ và các chỉ số được kiểm soát đều trong giưới hạn an toàn. Còn doanh nghiệp nào đó có hiện tượng gây ô nhiệm không khí ảnh hưởng đến người dân thì đã được các cơ quan chức năng làm việc và khắc phục xong thì mới tiếp tục đi vào sản xuất.

Cụm công nghiệp chăn nuôi Khatoco chỉ mới đi vào hoạt động từ quí II/2016

(đã trình bày phần trên) nên đến nay chưa phát sinh về vấn đề môi trường.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)