Vai trò của thể chế trong PTBV các CCN

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 81 - 85)

2.3.4.1. Công tác quản lý của nhà nước các CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Nhằm thu hút đầu tư và hiệu quả trong công tác quản lý các CCN, hiện nay trên cả nước có rất nhiều mô hình quản lý như thành lập Trung tâm phát triển CCN cấp huyện; giao cho doanh nghiệp làm chủ đầu tư và kinh doanh hạ tầng; UBND huyện làm chủ đầu tư và kinh doanh hạ tầng…

Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, các CCN được UBND tỉnh giao Sở Công Thương là cơ quan đầu mối tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; đối với cấp huyện, Phòng kinh tế/ Kinh tế và Hạ tầng là đơn vị đầu mối giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về CCN trên địa bàn.

Thực tế hiện nay trên cả nước chỉ có tỉnh Khánh Hòa tồn tại mô hình UBND tỉnh giao Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (trực thuộc Sở Công thương) quản lý sau đầu tư 02 CCN Diên Phú và Đắc Lộc; chịu trách nhiện thu hồi, hoàn vốn đầu tư cho ngân sách. Mặt tích cự của mô hình quản lý này là thuận lợi cho công tác báo cáo số liệu, quản lý nhà nước của Sở Công thương; năng lực quản lý hơn cấp huyện và không phát sinh biên chế nhà nước. Tuy nhiên, nó cũng gây khó khăn trong công tác quản lý và điều hành các CCN trên địa bàn mặc dù có 03 CCN đã đi vào hoạt động và một số CCN khác đang tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng đến nay tỉnh vẫn chưa ban hành qui chế phối hợp quản lý CCN giữa các ban ngành trong tỉnh.

Cụm công nghiệp Diên Phú được UBND tỉnh Khánh Hòa giao cho Sở Công nghiệp (nay là Sở Công Thương) làm chủ đầu tư từ năm 2004, với quy mô 43,8 ha và tổng mức đầu tư hơn 58,8 tỷ đồng. Đây là cụm công nghiệp do Nhà nước và doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng, trong đó Nhà nước ứng vốn thi công các hạng mục cơ sở hạ tầng kỹ thuật chung, còn doanh nghiệp tự san lấp mặt bằng lô đất xin thuê và hoàn trả chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho Ngân sách trong thời hạn tối đa 8 năm.

Cụm công nghiệp Đắc Lộc được UBND tỉnh Khánh Hòa giao cho Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong làm chủ đầu tư theo Quyết định số 2626/QĐ-UB ngày 07/10/2004 của UBND tỉnh với quy mô 32,9 ha và tổng mức đầu tư hơn 64 tỷ đồng.

Cũng giống như phương thức xây dựng CCN Diên Phú, các hạng mục cơ sở hạ tầng CCN Đắc Lộc do Nhà nước ứng vốn thi công, còn doanh nghiệp tự thực hiện san lấp mặt bằng và hoàn trả chi phí đầu tư cho Ngân sách trong vòng 4 năm.

Cụm Công nghiệp chăn nuôi Khatoco tại xã Ninh Ích do Tổng Công ty Khánh Việt làm chủ đầu tư và đang triển khai xây dựng các nhà máy sản xuất. Các doanh nghiệp muốn vào hoạt động trong CCN phải thông qua Tổng công ty Khánh Việt và được sự chấp thuận ccủa Sở Công Thương Khánh Hòa.

2.3.4.2. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hiệu quả cải cánh thủ tục hành chính Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các tỉnh, thành phố do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy từ năm 2010 đến năm 2015, điểm số PCI của tỉnh Khánh Hòa thay đổi không đáng kể theo thời gian. Chỉ số PCI năm 2015 đạt 58,69 (giảm so với năm 2014 là 59,78), đạt mức khá, đứng thứ 27/63 tỉnh, thành phố (năm 2014 đứng thứ 16), giảm 11 bậc trên bảng xếp hạng cả nước. So với khu vực duyên hải Miền Trung, tỉnh Khánh Hòa xếp 6/12, giảm 01 bậc.

Bảng 2.13: Tổng hợp Chỉ số PCI tỉnh Khánh Hòa từ năm 2010 - 2015

Stt Chỉ số Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Gia nhập thị trường 6,71 8,35 8,72 6,86 7,49 7,99 2 Tiếp cận đất đai 5,03 5,32 6,56 7,31 5,67 5,33 3 Tính minh bạch 5,12 5,31 5,96 5,73 6,12 6,28 4 Chi phí thời gian 7,08 7,08 6,09 6,47 6,27 6,06 5 Chi phí không chính thức 6,49 6,33 6,73 6,52 5,64 4,52 6 Tính năng động 3,37 4,57 5,43 5,36 4,89 4,13 7 Hỗ trợ doanh nghiệp 6,09 4,19 4,18 5,24 5,73 5,93 8 Đào tạo lao động 5,46 5,32 4,97 5,25 6,55 6,52 9 Thiết chế pháp lý 5,65 6,26 3,11 3,95 5,67 5,51 10 Cạnh tranh bình đẳng N/A N/A N/A 7,1 4,7 4,41

PCI 56.75 59.11 58.82 57.49 59.78 58.69

Trong 10 tiêu chí thành phần PCI 2015, tỉnh Khánh Hòa tăng điểm 3 tiêu chí, tăng thứ hạng 4 tiêu chí nhưng mức tăng không đáng kể (cao nhất là dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tăng 11 bậc, còn lại từ 1 – 2 bậc). Trong khi đó, 7 tiêu chí tụt giảm về điểm số và 6 tiêu chí giảm mạnh về thứ hạng: Tiếp cận đất đai (giảm 12 bậc), Chi phí thời gian (giảm 12 bậc), Chi phí không chính thức (giảm 35 bậc), Tình năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh (giảm 31 bậc), Thiết chế pháp lý (giảm 9 bậc). Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng cũng đạt thứ hạng khá thấp.

Biểu đồ 2.2: Chỉ số PCI của Khánh Hòa từ năm 2007 – 2015

(Nguồn: Website Sở Nội Vụ tỉnh Khánh Hòa)

Hiệu quả cải cách thủ tục hành chính

Hiệu quả của cải cách thủ tục hành của tỉnh Khánh Hòa được thể hiện thông qua bảng tổng hợp Chỉ số PCI tỉnh Khánh Hòa từ năm 2010 đến năm 2015 đã chỉ ra mức độ cải cách thủ tục hành chính của tỉnh là rất thấp. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng năm 2015 của hầu hết các cơ quan hành chính của tỉnh vẫn chưa chú trọng đến việc tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía người dân, tổ chức, doanh nghiệp để cải thiện chất lượng phục vụ, chưa quan tâm đến cảm nhận của khách hàng đối với sự phục vụ của cơ quan mình như thế nào. Như vậy, nhận thức về trách nhiệm cơ quan mình đối với môi trường kinh doanh của tỉnh, về yêu cầu phải phục vụ tốt hơn cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội còn chưa đúng mức.

Mặc dù từ cuối năm 2014, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai tiếp nhận, giải quyết trực tuyến qua mạng Internet ở mức độ 3 tại 16 Sở, ngành và 08 huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh và 137 đơn vị cấp xã. Phương thức này cho phép người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm thủ tục bất cứ nơi đâu có máy tính nối mạng Internet, thậm chí chỉ cần điện thoại thông minh là thực hiện được và có thể đăng ký thủ tục bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Khi có kết quả, khách hàng tự in Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, đem theo bộ hồ sơ chính thức đến Bộ phận một cửa để nhận kết quả và thanh toán phí, lệ phí (nếu có) và chỉ đến cơ quan hành chính 01 lần duy nhất. Riêng đối với thủ tục thông báo khuyến mãi, khách hàng thậm chí không cần phải đến cơ quan hành chính nữa.

Nhằm đẩy mạnh mức độ minh bạch thủ tục hành chính, theo kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục bổ sung thêm thủ tục mức độ 3 và nâng nhiều thủ tục lên mức độ 4 để giúp người dân, tổ chức, doanh nghiệp giảm giấy tờ, chi phí và số lần đi lại thực hiện thủ tục, hiện đại hóa mạnh mẽ sự phục vụ của hệ thống hành chính.

Vì thủ tục hành chính của tỉnh chưa thực sự minh bạch và thông thoáng, nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến các trình tự hành chính trong hoàn thiện các giấy tờ pháp lý để xin đầu tư vào các CCN. Theo ông Nguyễn Sanh Đương – Trưởng phòng quản lý công nghiệp (Sở công Thương Khánh Hòa) cho biết do cả nước chỉ có tỉnh Khánh Hòa tồn tại mô hình UBND tỉnh giao Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (trực thuộc Sở Công thương) quản lý sau đầu tư 02 CCN Diên Phú và Đắc Lộc và chịu trách nhiệm thu hồi, hoàn vốn đầu tư cho ngân sách; nên các DN vào CCN phải sản xuất ngành nghề theo qui định của CCN và được đồng ý của Sở Công Thương, sau đó đến Sở Kế hoạch đầu tư xin chứng nhận đầu tư, rồi đến sở Tài Nguyên và môi trường xin cấp chứng nhận sử dụng đất, đến Sở Xây Dựng xin giấy phép xây dựng… không như các đơn vị đầu tư cơ sở hạ tầng chuyên nghiệp khi các doanh nghiệp đến xin thuê đất sản xuất (nếu đúng chức năng nghề là họ chấp thuận và được cấp hầu như đủ giấy phép để DN tổ chức đầu tư).

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)