Một số đánh giá và kiến nghị của các doanh nghiệp và các nhà quản lý về mức

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 85 - 89)

mức độ phát triển các CCN trên địa bàn Tỉnh.

2.4.1.1. Phân tích một số đánh giá của các doanh nghiệp trong 02 CCN Diên Phú và Đắc Lộc.

Có thể khẳng định, việc phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh là chủ trương đúng đắn của tỉnh nhằm tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các cơ sở công nghiệp nông thôn và di dời các cơ sở sản xuất riêng lẻ trong nội thành vào các cụm công nghiệp để quản lý nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư… Mặc dù, hiện tại việc phát triển CCN trên địa bàn tỉnh đang còn nhiều vướng mắc, nhưng qua khảo sát nhận thấy phần lớn các doanh nghiệp trong 02 CCN Diên Phú và Đắc Lộc đang hoạt động ổn định và có su hướng mở rộng sản xuất nếu có những cơ chế phù hợp; Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.14: Ý định mở rộng sản xuất của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu

Stt Ý định mở rộng sản xuất Số doanh nghiệp khảo sát Tỷ lệ (%) 1 Không 06 16,2 2 Có 31 83,8 Cộng 37 100%

(Nguồn: kết quả điều tra của tác giả tháng 10/2016)

Theo kết quả số liệu phân tích bảng 2.14: có 37 doanh nghiệp tham gia đánh giá ý định mở rộng sản xuất kinh doanh, trong đó 31 doanh nghiệp chiếm 83,8% có kế hoạch mở rộng sản xuất, 06 doanh nghiệp chiếm 16,2% không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh trong tương lai. Kết quả trên phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, theo kết quả khảo sát trong thời gian tới các doanh nghiệp trong 02 CCN có nhu cầu tuyển 420 lao động phổ thông, 97 lao động có tay nghề, 10 kỹ sư và 29 nhân viên kinh doanh.

Bảng 2.15: Đánh giá mức độ hài lòng với chính sách thuế cho thuê đất của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu

Stt Sự hài lòng với chính sách thuế cho thuê đất

Số doanh nghiệp khảo sát

Tỷ lệ (%)

1 Hoàn toàn hài lòng 2 5.3

2 Không hài lòng 4 10.5

3 Không ý kiến 12 31.6

4 Hài lòng 12 31.6

5 Rất hài lòng 8 21.1

Tổng 38 100

(Nguồn: kết quả điều tra của tác giả tháng 10/2016)

Theo kết quả số liệu bảng 2.15 cho ta thấy có 38 doanh nghiệp đánh giá sự hài lòng về chính sách ưu đãi thuế thuê đất trong 02 CCN; trong đó có 4 doanh nghiệp không hài lòng, 12 doanh nghiệp chiếm 31,6% không có ý kiến và 20 doanh nghiệp đánh giá hài lòng đến rất hài lòng. Nguyên nhân là do lúc bắt đầu xây dựng các CCN, để thu hút doanh nghiệp vào CCN đầu tư sản xuất là rất khó nên tỉnh Khánh Hòa phải sử dụng những chính sách đặc thù miễn thuế đất tối đa đến 11 năm, thấp nhất là 5 năm cho từng dự án khác nhau; đến năm 2015 Tỉnh đã không miễn thuế thuê đất cho Bia Sài Gòn vào đầu tư tại CCN Diên Phú.

Với sự không nhất quán, những qui định không minh bạch và cảm tính của các cơ quan quản lý nhà nước trong tỉnh đã làm cho các doanh nghiệp không thật sự hài lòng với chính sách ưu đãi để thuê đất trong các CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Tình hình mua nguyên liệu đầu vào trong sản xuất của các doanh nghiệp trong CCN.

Bảng 2.16: Hoạt động mua nguyên liệu đầu vào của các DN trong CCN

Stt Hoạt động mua nguyên liệu đầu vào của các DN trong CCN

Số doanh nghiệp khảo sát Tỷ lệ (%) 1 Có 19 50.0 2 Không 11 28.9 3 Không có DN cung cấp 8 21.1 Tổng 38 100

Theo kết quả số liệu bảng 2.16 cho ta thấy có 38 doanh nghiệp đánh giá việc mua nguyên liệu là sản phẩm đầu vào của các doanh nghiệp trong cùng CCN; có 19 doanh nghiệp chiếm 50% là có mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp trong CCN để sản xuất, 11 doanh nghiệp không mua và 8 doanh nghiệp chiếm 21,1% cho biết là không có nhà cung cấp. Thực tế thì ngành nghề các doanh nghiệp trong cùng một cụm CCN là gần giống nhau nên việc mua nguyên vật liệu của nhau là không nhiều (chủ yếu là bao bì đóng gói). Đây chính là sự hạn chế trong công tác thẩm định doanh nghiệp của các cơ quan quản lý các CCN; phần lớn các CCN vì sức ép phải nhanh chóng lấp đầy để thu hồi vốn xây dựng cơ sở hạ tầng nên đã dễ dãi trong việc lựa chọn các dự án xin vào đầu tư trong các CCN.

4.4.1.2. Một số đề xuất của các doanh nghiệp và nhà quản lý.

Để phát triển CCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 theo hướng bền vững, tác giả đã khảo sát và phỏng vấn một số doanh nghiệp và nhà quản lý liên quan đến CCN; cụ thể như sau:

Bảng 2.17: Đề xuất cung cấp thêm các dịch vụ trong CCN

Stt Những đề xuất các dịch vụ cần cung cấp thêm trong các CCN

Số doanh nghiệp khảo sát

Tỷ lệ (%)

1 Căn tin tổ chức ăn uống 14 36.8

2 Căn hộ cho công nhân tạm trú 17 44.7

3 Đào tạo nâng cao tay nghề 6 15.8

4 Khác 1 2.6

Tổng 38 100.0

(Nguồn: kết quả điều tra của tác giả tháng 10/2016)

Theo kết quả số liệu bảng 2.17 cho ta thấy có 38 doanh nghiệp đánh giá về việc cung cấp thêm các dịch vụ trong các CCN, trong đó 14 doanh nghiệp chiếm 36,8% đề nghị cung cấp tổ chức dịch vụ ăn uống, 17 doanh nghiệp đề nghị xây nhà trọ cho công nhân thuê, có 6 doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Nhứng đánh giá trên là hoàn toàn có cơ sở vì hiện tại trong các CCN hiện nay chưa có các dịch vụ này, hơn nữa thời gian tới một số doanh nghiệp có ý định mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên sẽ rất khó khăn trong việc hỗ trợ các dịch trên cho các doanh nghiệp vì quĩ đất của CCN đã hết và khó huy động được nguồn vốn vì đầu tư các hạng mục này cần nguồn vốn lớn và thu hồi vốn chậm.

Vì cơ sở hạ tầng các CCN không đồng bộ nên các doanh nghiệp đã đề xuất một số ý kiến như sau:

Bảng 2.18: Những đề xuất về cơ sở hạ tầng trong các CCN

Stt Những đề xuất các dịch vụ cần cung cấp thêm trong các CCN

Số doanh nghiệp khảo sát

Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh đường nội bộ trong CCN 7 18,4

2 Trồng thêm cây xanh, thêm ánh

sáng chung trong CCN 21 55,3

3 Nâng cấp hạ tầng mạng internet 7 18,4

4 Xây dựng cổng CCN 3 7,9

Tổng 38 100

(Nguồn: kết quả điều tra của tác giả tháng 10/2016)

Theo kết quả số liệu bảng 2.18 cho thấy có 38 doanh nghiệp đưa ra những đề xuất cho cụm công nghiệp, trong đó có 7 doanh nghiệp chiếm 55.3% đề xuất vệ sinh đường nội bộ cụm công nghiệp, có 21 doanh nghiệp chiếm 54,2% đề xuất trồng thêm cây xanh, ánh sáng chung trong Cụm công nghiệp, có 7 doanh nghiệp chiếm 18,4% đề xuất nâng cấp hạ tầng mạng internet, có 3 doanh nghiệp chiếm 7,9% đề xuất xây cổng cụm công nghiệp khang trang hơn.

Thực tế là các CCN Diên Phú và Đắc Lộc được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, nên các chi phí của từng hạn mục sử dụng trong 02 CCN đều do Sở Tài Chính Khánh Hòa cân đối dựa trên các mức thu và thực tế thu hàng năm của từng CCN; nên

BQL các CCN không chủ động được các công việc vệ sinh đường nội bộ, trồng thêm cây xanh, lắp đặt thêm ánh sáng… BQL các CCN chỉ thực hiện các công việc trên theo định kỳ được phê duyệt hàng năm.

Mặc dù các CCN đã được lấp đầy nhưng hầu hết các chuyên gia đều đánh giá là cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; BQL các CCN cần phải nâng cao chuyên môn và làm việc một cách chuyên nghiệp thì mới quản lý tốt các CCN, (đó là ý kiến của Ông Huỳnh Nguyễn Anh Kiệt, trưởng phòng quan lý tài nguyên và môi trường – Ban KT Vân Phong; ông Lê Ngọc - GĐ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Khánh Hòa; ông Kiều Lâm - GĐ Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp ….).

Theo ông Lê Mộng Điệp- nguyên GĐ sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa và ông Trần Văn Ngoạn, Phó GĐ sở Công Thương Khánh Hòa có ý kiến “để các CCN phát triển bền vững và thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đâu tư trong CCN, tỉnh cần phải kéo dài thời gian thu hồi vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, bởi vì các doanh nghiệp vào đầu tư trong CCN phần lớn là doanh nghiệp nhỏ”

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)