Kinh nghiệm phát triển CCN của Trung Quốc và Thái Lan

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 46)

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển CCN của Thái Lan

Chính phủ Thái Lan hỗ trợ khu vực tư nhân bằng cách tập trung phát triển cơ sở hạ tầng gắn với các cụm công nghiệp. Vào những năm 1980, chính quyền trong cụm công nghiệp của Thái Lan (IEAT) đã thành lập các khu công nghiệp tại khu vực miền Bắc và các tỉnh miền Đông gắn liền với mục tiêu phát triển nông thôn. Đường cao tốc và cơ sở hạ tầng sau đó cũng được phát triển, đặc biệt là tại các cơ sở công nghiệp. Vì vậy, những dự án công nghiệp và cơ sở hạ tầng mới đã được thiết lập tại khu vực này, kết quả là nhiều nhà máy sản xuất ô tô và linh kiện đã được thành lập. Từ những năm 1990, các hoạt động sản xuất ô tô của Thái Lan được tập trung tại Băng Cốc, bởi vì đây là khu vực cảng biển quan trọng và là Thủ đô của quốc gia này. Tuy nhiên, thực tế là đã xảy ra tắc nghẽn giao thông tại khu vực này, cụ thể là tại cảng chính của thành phố và thắt nút cổ chai trong sản xuất, nên chính phủ Thái Lan đã có kế hoạch phát triển các khu vực tiềm năng khác dành cho khu vực công nghiệp. Chính khu vực biển miền Đông (ESB) là lựa chọn phù hợp để phát triển cụm công nghiệp. Hai khu vực Băng Cốc và miền Đông của Thái Lan có số lượng lớn các cụm công nghiệp, cụ thể là 16 khu công nghiệp tại khu vực biển miền Đông và 12 cơ sở công nghiệp tại khu vực trung tâm (Kohpaiboon, Archanun, 2006). Ủy ban Ưu đãi đầu tư đã xem xét lại và dành những ưu tiên đặc biệt với các doanh nghiệp phân theo địa điểm của họ tại các khu vực công nghiệp tổng hợp. Nhằm tăng cường thu hút các dự án đầu tư vào ESB, Ủy ban Ưu đãi đầu tư đã đưa ra các ưu đãi thuế khác nhau nhằm xúc tiến các công ty hoạt động trong khu vực này . Cụ thể là các công ty lựa chọn đặt địa điểm sản xuất tại khu vực này sẽ nhận được ưu đãi lớn nhất trong số các khu vực tập trung hoạt động sản xuất. Ưu đãi đầu tư này đã trở thành động lực quan trọng và sự phân tán công nghiệp hướng tới các tỉnh miền Đông.

Mỗi cụm công nghiệp ô tô Thái Lan là một mạng lưới phân bố tập trung các doanh nghiệp lắp ráp, doanh nghiệp CNHT, các tổ chức liên quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, các hàng lắp ráp cung cấp 3 loại sản phẩm chủ yếu: ô tô tải, ô tô khách và xe máy. Các hãng này sẽ có quan hệ chặt chẽ với các nhà sản xuất cung ứng cấp 1, gồm có: máy, bánh lái, phanh, bánh lốp, thân xe, nội thất, hệ thống điện và điện tử. Các nhà cung ứng cấp 1 lại có quan hệ chặt chẽ với các nhà sản xuất cấp 2 và 3 như: nhựa, cao su, rèn, trang trí bên ngoài. Các nhà sản xuất, lắp ráp và cung ứng lại có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức phân phối, các cơ quan tài chính, các nhà tư vấn chuyên nghiệp, các nhà cung ưng dịch vụ. Các doanh nghiệp trong cụm còn nhận được hỗ trợ từ Chính phủ, các hiệp hội, cơ sở giáo dục và hỗ trợ kỹ thuật.

Các cụm công nghiệp ô tô tại Thái Lan đóng vai trò quan trọng đối với thu hút các doanh nghiệp , bởi vì, mô hình phát triển cụm công nghiệp này đã phản ánh một phần lợi ích của mạng lưới tổng hợp. Những điều này có thể lý giải những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của các doanh nghiệp Nhật Bản khi lựa chọn Thái Lan, đặc biệt là khu vực miền Đông như một phần của mạng lưới sản xuất toàn cầu của họ (Nguyễn Ngọc Quyên, 2011).

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển CCN của Trung Quốc

Trung Quốc phát triển cụm công nghiệp là một trong những nhân tố thu hút FDI, đặc biệt đối với nền kinh tế các nước đang phát triển. Cụm công nghiệp chính là một trong những yếu tố kinh tế trong môi trường đầu tư tại nước tiếp nhận, bao gồm: cơ sở vật chất, các chính sách liên quan, các nguồn lực đầu vào, dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư chính là các nhân tố thuận lợi, là động lực để nhà đầu tư quyết định đầu tư vào một địa điểm nhất định.

Cụm công nghiệp là môi trường tiếp nhận chuyển giao và sử dụng hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ. Qua trình tham gia hoạt động trong cụm công nghiệp sẽ tạo động lực thúc đẩy đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Ngoài việc thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trong cụm, tính liên kết trong cụm công nghiệp cũng đòi hỏi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nội địa phải liên tục cải tiến và sáng tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Phát triển cụm công nghiệp tập trung trong ngành công nghiệp ô tô. Trung Quốc đã tăng cường hiệu quả của các tập đoàn công nghiệp ô tô nước ngoài khi tiến

hành đầu tư tại quốc gia này chính là nhờ vào chính sách cụm công nghiệp. Thành phố Quảng Châu – khu vực miền biển phía Đông đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của chính sách cụm công nghiệp, trong khi đó chính quyền trung ương đóng vai trò then chốt trong chính sách của mỗi ngành công nghiệp. Những điều đó đã góp phần tạo ra một mạng lưới sản xuất ô tô rất phát triển tại khu vực này của Trung Quốc. Tại đây, tập trung nhiều tập đoàn ô tô lớn trên thế giới từ Nhật Bản, Mỹ, EU (Nguyễn Ngọc Quyên, 2011).

1.5. Kinh nghiệm phát triển CCN của các tỉnh bạn và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Khánh Hòa

1.5.1. Kinh nghiệm phát triển KCN và CCN tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh có tốc độ tăng trưởng công nghiệp khá cao tronng những năm qua với số lượng KCN và CCN nhiệu nhất so với các tỉnh thành phía Bắc. Những năm qua Vĩnh phúc luôn chú trọng đến công tác quy hoạch hạ tầng giao thông, KCN, cụm công nghiệp (CCN), khu đô thị, thông tin - viễn thông, điện, nước, quỹ đất sạch sẵn có… khá đồng bộ và từng bước hiện đại; chú trọng phối hợp với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng thủ đô, để phát huy hiệu quả đầu tư xây dựng của toàn vùng, đáp ứng nhu cầu phát triển, tạo điều kiện rất thuận lợi trong vận chuyển, đi lại;... đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cho nhà đầu tư khi đến Vĩnh Phúc.

Không chỉ tập trung vào đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, thời gian qua, tỉnh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ban hành nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, trong đó có chính sách hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ; xây dựng và triển khai Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tập trung vào giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư trên địa bàn;… Đặc biệt, UBND tỉnh đã hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt xong các dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH đến năm 2020; quy hoạch vùng tỉnh; quy hoạch chung đô thị thành phố Vĩnh Phúc đến năm 2030; quy hoạch chi tiết các phân khu..., đảm bảo cơ sở vững chắc trong triển khai dự án hạ tầng kỹ thuật, thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và thực hiện đầu tư theo quy hoạch. Vĩnh Phúc luôn coi trọng công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến đầu tư tại chỗ. Trong xúc tiến đầu tư đã có nhiều đổi mới, đi vào chiều sâu và hướng vào các thị trường lớn, tiềm năng như: Nhật Bản, Ý, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan nhằm kêu gọi đầu tư vào các dự án có hàm lượng công nghệ cao.

Với môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành trong cả nước, đến nay, sau gần 2 thập kỷ duy trì các chính sách thu hút đầu tư, Vĩnh Phúc đã phát triển, trở thành một trong những trung tâm công nghiệp ô tô, xe máy của cả nước, thu hút rất nhiều nhà đầu tư, Tập đoàn hàng đầu thế giới đến đầu tư và rất thành công; điển hình như các công ty: Toyta Việt Nam, Honda Việt Nam; Công ty Piaggio Việt Nam… Trong những năm gần đây, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động, sản xuất kinh doanh do những chính sách hỗ trợ tích cực của tỉnh và “Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp”. Do vậy, số nhà đầu tư ở khắp mọi miền đã chọn Vĩnh Phúc làm bến đỗ, với số lượng dự án, vốn đăng ký đầu tư ngày càng gia tăng. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 6 năm 2015, Vĩnh Phúc đã thu hút được 785 dự án, gồm 193 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là trên 3 tỷ USD và 592 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 43 nghìn tỷ đồng (cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc).

1.5.2. Kinh nghiệm phát triển CCN tỉnh Bình Định

Theo báo cáo của Sở Công thương Bình Định, tính đến tháng 12/2015, Bình Định có 40/63 CCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích là 1.319,1 ha. Trong đó, có 10/40 CCN, với tổng diện tích 180,1 ha, đã đầu tư cơ bản hạ tầng (đường nội bộ, hệ thống điện, cấp nước) và bố trí doanh nghiệp (DN) lấp đầy diện tích quy hoạch. Nhìn chung các cơ sở sản xuất trong CCN đều có quy mô nhỏ, gặp rất nhiều khó khăn, nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm và vốn hoạt động.

Có thể nhận thấy tình hình phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Bình Định được đầu tư nhiều nhưng hiệu quả chẳng bao nhiêu: CCN Tà Súc (huyện Vĩnh Thạnh) có diện tích gần 40 ha; được chia làm 2 giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng (bắt đầu thi công từ 2006). Đến nay, tuy giai đoạn 1 của CCN Tà Súc đã hoàn thành nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, nước sinh hoạt, đường giao thông nội bộ)… còn sơ sài, chưa đáp ứng tốt các điều kiện để thu hút đầu tư; hoạt động sản xuất của các DN có quy mô nhỏ, sản phẩm tạo ra chưa có tính cạnh tranh cao. Hiện CCN Tà Súc chỉ mới thu hút được 7 doanh nghiệp vào hoạt động với tổng vốn đăng ký 57 tỉ đồng.

Tương tự, CCN Canh Vinh (huyện Vân Canh); Gò Bùi, Cây Duối (huyện An Lão), hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ nên sức thu hút đầu tư vẫn

còn thấp. Các CCN Gò Đá Trắng (thị xã An Nhơn); Nhơn Bình, Quang Trung (TP Quy Nhơn) nằm trong khu dân cư hoặc tiếp giáp các khu dân cư đô thị, đã gây nhiều tác động xấu về môi trường, giao thông. Còn CCN Cát Nhơn (huyện Phù Cát) thì hệ thống đường giao thông không đảm bảo, nên cũng rơi vào cảnh đìu hiu…

Tình hình phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Bình Định phát triển chưa hiệu quả là do những bất cập trong quy hoạch và xây dựng các CCN gây ảnh hưởng đến hoạt động thu hút đầu tư; Chất lượng quy hoạch chưa tốt, phát triển quá nhanh về số lượng, việc đầu tư phát triển còn dàn trải, cơ cấu đầu tư còn bất hợp lý; giá cho thuê đất gắn với kết cấu hạ tầng, phí duy tu bảo dưỡng hạ tầng còn cao, gây bất lợi cho nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, nên họ đã chọn phương án đầu tư bên ngoài CCN (theo báo điện tử tỉnh Bình Định).

1.5.3. Bài học cho phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Qua phân tích các kinh nghiệm phát triển các CCN trong và ngoài nước, có thể rút ra bàn học vận dụng để phát triển bền vững các CCN trên địa bàn tỉnh Khánh như sau:

- Lựa chọn các đơn vị tư vấn có năng lực và kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch chi tiết các CCN phải đáp ứng tiềm năng phát triển sản xuất công nghiệp của địa phương;

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tư; thực hiện tốt cơ chế “một cửa liên thông”, đảm bảo giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, thiết thực làm hài lòng nhà đầu tư…

- Rà soát qui hoạch và đầu tư không dàn trải, chọn những ngành, lĩnh vực mà địa phương có lợi thế về nguồn nguyên liệu, giải quyết được nhiều việc làm để kêu gọi đầu tư; bố trí kịp thời nguồn vốn để các địa phương, đơn vị cần tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các CCN, nhất là về giao thông. Ban quản lý các CCN cần bám sát tiến độ triển khai để có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN; kiến nghị thu hồi đất đối với các dự án chậm triển khai mà không có lý do chính đáng; đồng thời, xem xét lại giá đất, phí hạ tầng cho hợp lý, vừa đảm bảo kinh doanh có lãi nhưng cũng phải tính đến lợi ích của nhà đầu tư.

- Để đảm bảo nguồn lao động ổn định, cần quy hoạch và xây dựng nhà ở cho công nhân lao động trong các CCN, xây dựng các công trình công cộng phục vụ lợi ích cho người lao động vui chơi giải trí… dần cải thiện điều kiện ăn ở và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển Cụm công nghiệp, cơ sở pháp lý để hình thành và phát triển cụm công nghiệp, những đặc trưng cơ bản của CCN ở Việt Nam nói chung và ở Khánh Hòa nói riêng, vai trò và tầm quan trọng của CCN đối với sự phát triển kinh tế của địa phương. Trên cơ sở đó, phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các CCN; xác định các nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển bền vững của các CCN.

Ngoài ra, trong chương này cũng đề cập đến một số kinh nghiệp phát triển CCN của Trung Quốc và Thái Lan, đặc biệt là kinh nghiêm phát triển CCN của các tỉnh bạn trong nước như Vĩnh Phúc, Bình Định; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển CCN cho tỉnh Khánh Hòa.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

2.1. Giới thiệu chung về Khánh Hòa 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình tỉnh Khánh Hòa

- Vị trí địa lý: Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, kéo dài từ tọa độ địa lý 12052'15'' đến 11042' 50'' vĩ độ Bắc, cực Đông từ 108040’33'' đến 109027’55'' kinh độ Đông; đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh; phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng. Nếu tính theo đường chim bay, chiều dài của tỉnh theo hướng Bắc Nam khoảng 160km, còn theo hướng Đông Tây, nơi rộng nhất khoảng 60km, nơi hẹp nhất từ 1 đến 2km ở phía Bắc, còn ở phía Nam từ 10 đến 15km.

- Địa hình: Khánh Hòa là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích là núi non, thấp dần từ Tây sang Đông, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dãy Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Hòn Giao (2.062m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh. Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng bằng Nha Trang, Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích khoảng 135 km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km². Ngoài ra,

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)